10+ Kỹ Năng Thương Thuyết Thành Công Chưa Ai Từng Mách Bạn

admin

Home » Phát Triển Bản Thân » 10+ Kỹ Năng Thương Thuyết Thành Công Chưa Ai Từng Mách Bạn

Ngày đăng: 03/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 03/01/2023

Một trong những kỹ năng cần có trong công việc là thương thuyết. Kỹ năng thương thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đến gần hay thậm chí là đạt được những mục tiêu đề ra. 

Vậy thương thuyết là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng thương thuyết trong quá trình thương lượng và đàm phán thông qua bài viết này nhé.

Mục Lục

Thương thuyết là gì?

Trong thương trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mỗi kỹ năng đều có thể là chìa khóa đưa bạn đến thành công trong công việc kinh doanh. 

Trong số đó, không thể không kể đến nghệ thuật thương thuyết, một kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong việc viết nên kết quả của câu chuyện đàm phán giữa các đối tác kinh doanh. 

Cụ thể hơn, đối với người làm thương mại, kinh doanh và lãnh đạo, kỹ năng thương thuyết được xem như một nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao đặc biệt cần có. Tuy quan trọng nhưng đây là kỹ năng không phải ai cũng có thể thành thạo. Nhưng hãy yên tâm vì đây là kỹ năng có thể rèn luyện trau dồi hằng ngày được.

Thương thuyết bao gồm những kỹ năng như thương lượng, thuyết phục, đọc vị, đàm phán, phân tích hành vi đối phương cũng như từ đó có những lời nói và hành động phù hợp. Thương thuyết cũng được cho là nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. 

Đọc thêm: Kỹ Năng Đàm Phán Là Gì? 7 Nghệ Thuật Đàm Phán Hiệu Quả

Một người thương thuyết giỏi là người như thế nào?

Sự sáng tạo là điều không thể thiếu trong nghệ thuật thương thuyết. Thấu hiểu bản chất của nghệ thuật thương thuyết sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong việc đưa ra những phương án giải quyết tối ưu và đạt được hiệu quả cao đối với cả hai bên trong cuộc đàm phán.

Trong thương trường cạnh tranh khốc liệt, kinh nghiệm thực chiến đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý vấn đề. Để đưa ra được những phương pháp hiệu quả, bạn cần vận dụng kết hợp hiệu quả giữa tư duy logic và sự sáng tạo.

Để đạt được hiệu quả, bạn cần sẵn sàng xông pha, dám dấn thân vào thương trường để có thể có được kinh nghiệm trang bị cho những chiến trường khốc liệt hơn.

Tin tưởng bản thân mình là điều vô cùng cần thiết trước khi muốn chiếm được sự tin tưởng của người khác. Tuy nhiên cần biết được vị trí hiện tại của bản thân, không được quá ngạo mạn, hiếu thắng. 

Biết cách điều khiển cảm xúc cũng như làm chủ buổi đàm phán để có thể đạt được kết quả tốt. Tự tin khi đàm phán, vận dụng kinh nghiệm thất bại cũng như thành công để có thể đem lại lợi ích cho đôi bên.

Những nhà thương thuyết thành công luôn nói về sự kiên nhẫn và những thứ mà kiên nhẫn có thể đem lại trong quá trình đàm phán. Một vấn đề nếu như giải quyết trong sự nóng vội sẽ khó có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Kiên nhẫn tìm hiểu, xác định vấn đề cũng như thấu hiểu tâm lý người đối diện sẽ giúp nhà đàm phán dễ dàng đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề thuận cả đôi đường.

10 kỹ năng thương thuyết thành công 

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thương thuyết là điều vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin trước khi đàm phán của bạn. Chẳng hạn như nhu cầu, áp lực cũng như những lựa chọn của họ.

Bạn không thể đưa ra quyết định chính xác nếu không hiểu rõ hoàn cảnh của đối phương. Càng có nhiều thông tin về những người mà bạn đang đàm phán, bạn càng có lợi thế. 

Kiên nhẫn không hề khó nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Để có thể kiên nhẫn và không phải hấp tấp là điều không hề dễ. 

Cần lưu ý rằng, trong quá trình đàm phán kinh doanh, người vội vàng hơn, sẽ là người có nhiều khả năng đưa ra những quyết định sai lầm hơn và phải trả giá bằng những đồng tiền mồ hôi xương máu.

Chính vì thế người linh hoạt hơn, kiên nhẫn hơn sẽ là người có lợi thế hơn. Nếu có thể cho thấy sự kiên nhẫn trong đàm phán, đây sẽ là một đòn tâm lý có ảnh hưởng lớn với đối phương vì sẽ làm cho họ tưởng rằng bạn chẳng hề áp lực phải ký kết thỏa thuận. 

Cuối cùng họ sẽ trở nên bối rối và sẽ nhượng bộ trước để có thể có được sự đồng ý từ phía bạn.

Người thương thuyết giỏi là người biết cách đặt câu hỏi thăm dò và sau đó im lặng. Tất cả những gì cần làm lúc này là lắng nghe. Biết lắng nghe sẽ hỗ trợ giải quyết nhiều xung đột một cách dễ dàng

Tuy quan trọng nhưng khả năng lắng nghe rất dễ bị lãng quên. Rất nhiều người hiện nay thường cố gắng nói và mong muốn rằng mọi người nghe thấy những gì mình nói mà dần quên mất việc người khác cũng cần được lắng nghe.

Phương pháp 70/30  – lắng nghe 70 phần trăm thời gian và chỉ nói 30 phần trăm thời gian sẽ hỗ trợ con người trở thành những người biết lắng nghe nhiều hơn cũng như biết cách khơi gợi cuộc nói chuyện bằng các câu hỏi mở.

Người dám quyết đoán và thách thức mọi thứ thường là những người thương thuyết thành công vì họ hiểu rõ mọi thứ đều có thể đàm phán hay nói cách khác là học có ý thức đàm phán. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt đối với các nhà thương thuyết.

Tuy nhiên việc quyết đoán không đồng nghĩa với việc khăng khăng yêu cầu những gì bạn muốn và không chấp nhận sự từ chối. Hãy cố gắng bày tỏ cảm xúc của bạn mà không tức giận hay lo lắng và thể hiện mong muốn trong trạng thái ôn hòa. 

Đừng nhầm lẫn giữa quyết đoán và hung hăng. Quan tâm đến lợi ích của bản thân đồng thời tôn trọng lợi ích của người khác là sự quyết đoán. Ngược lại, không màn đến lợi ích của người khác mà chỉ  để ý đến lợi ích của mình là hung hăng. 

Những người lạc quan là người dễ đạt được thành công trong đàm phán. Mong đợi nhiều hơn, bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Những người có mục tiêu và niềm tin sẽ có thể dễ dàng đạt được kết quả tốt

Sự lạc quan sẽ đóng vai trò như một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ngược lại, nếu bạn có kỳ vọng thấp, hiển nhiên kết quả bạn nhận được sẽ không cao.

Mọi người thường có xu hướng tập trung vào vấn đề cần giải quyết của chính mình, cụ thể là vào những lý do vì sao chúng ta cần thực hiện một thỏa thuận. Thay vào đó hãy hạn chế tập trung vào vấn đề của bản thân và chuyển sang tìm kiếm những hạn chế đó ở đối phương

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra được lý do vì sao họ cần đàm phán với bạn vì sẽ có những lý do làm cho đối phương nhượng bộ. Đối phương sẽ không tránh khỏi những băn khoăn và lo lắng dù họ cho cố tình tỏ ra thờ ơ.

Hãy nắm bắt điều đó và làm tốt vai trò thám tử tìm kiếm. Sẽ có những phát hiện hữu ích cho bạn trong quá trình thương thuyết, đồng tìm cách khai thác vấn đề đó để đạt được kết quả chính mình muốn.

Đừng hãy cho đi không, bất cứ khi nào bạn cho đi một thứ gì đó, hãy nhận lại một thứ khác. Hãy đưa ra đề xuất: Tôi sẽ làm điều này nếu bạn làm điều kia. Nếu không làm gì, bạn đang cho người khác cơ hội khiến mình phải nhượng bộ thêm.

Khi cho đi một thứ gì đó mà không đòi hỏi họ phải đáp lại, người khác sẽ cảm thấy việc bạn nhượng bộ là hiển nhiên và sẽ không hài lòng cho đến khi buộc bạn cho đi nhiều hơn nữa. 

Đọc thêm: BATNA Là Gì? Phương Pháp Thay Thế Tốt Nhất Cho Một Cuộc Đàm Phán

Rất nhiều sự thất bại đã diễn ra vì sự xao nhãng bởi các vấn đề cá nhân không liên quan đến thỏa thuận đang diễn ra. Các nhà thương thuyết thành công tập trung vào giải quyết vấn đề chung tay vì những vấn đề cá nhân.

Làm thế nào để thành công ký kết một thỏa thuận tôn trọng nhu cầu của cả hai bên? là câu hỏi cần đặt lên hàng đầu. Đừng để bị ảnh hưởng bởi tính cách hoặc về các vấn đề không liên quan mà làm ảnh hưởng đến một thỏa thuận.

Mọi người đều có quan điểm khác nhau, vì vậy nhà thương thuyết sẽ dẫn đầu cuộc chơi nếu có thể hiểu được nhận thức của họ về thỏa thuận.  Trong cuộc đàm phán, thay vì cố gắng tranh giành chiến thắng, hãy tìm cách tạo sự tin tưởng đối với nhà đàm phán khác và chỉ cho họ cách để họ cảm thấy hài lòng. 

Triết lý đàm phán nên bao gồm niềm tin vững chắc. Nếu bạn giúp đối phương cảm thấy tin tưởng và hài lòng, họ sẽ có xu hướng giúp làm hài lòng nhu cầu của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn nên nhượng bộ tất cả các vị trí của họ. 

Đừng bao giờ đàm phán khi không có các lựa chọn khác. Nhà thương thuyết sẽ không có khả năng từ chối nếu để rơi vào thế bị động, phụ thuộc quá nhiều vào kết quả tích cực của một cuộc đàm phán.

Lưu ý rằng, đây không phải là lời khuyên bạn dễ dàng từ bỏ, nhưng nếu không cân nhắc kỹ càng giữa được và mất, người đàm phán dễ có xu hướng nhượng bộ theo yêu cầu của đối phương chỉ để đạt được thỏa thuận.

Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về kỹ năng thương thuyết là gì và những bí quyết để thành công trong khả năng thương thuyết.

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng thương thuyết đàm phán và các cách để rèn luyện, trau dồi kỹ năng thương thuyết để đạt được những cuộc đàm phán hiệu quả.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Glints Writers

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *