11 mẹo thiết kế đơn giản để tăng cường hình ảnh trên mạng xã hội

admin

Lẽ tự nhiên, con người rất thích hình ảnh.

Trong não bộ của chúng ta, có tới hàng trăm triệu nơron chuyên xử lý hình ảnh, chiếm gần 30% toàn bộ vỏ não, trong khi nơron cảm xúc chỉ chiếm 8% và nơron thính giác chiếm 3%.

Lẽ tự nhiên, con người rất thích hình ảnh.

Trong não bộ của chúng ta, có tới hàng trăm triệu nơron chuyên xử lý hình ảnh, chiếm gần 30% toàn bộ vỏ não, trong khi nơron cảm xúc chỉ chiếm 8% và nơron thính giác chiếm 3%.

Mỗi một trong hai loại nơron thị giác truyền tín hiệu từ võng mạc đến não bộ chứa một triệu dây thần kinh, trong khi thần kinh thính giác chỉ có 30.000 dây.

Tất cả những điều trên cho thấy rằng hình ảnh trên social media là phần quan trọng trong nội dung để đạt được tối đa số lượng người dùng, còn chúng ta thì lại cực kỳ yêu thích hình ảnh.

Các marketer đã áp dụng việc tạo ra gắn kết trên social media bằng hình ảnh và họ biết rằng việc đó khó và tốn thời gian đến mức nào. Tôi không phải là một chuyên gia nhưng tôi đã học được một vài kinh nghiệm về việc tạo hình ảnh cho social media sau một vài thử nghiệm (và cả với những lồi lầm). Tôi sẵn lòng chia sẻ cho các bạn những mẹo thiết kế và các nguyên tắc yêu thích của tôi cho social media để bạn có thể tăng cường hình ảnh trên các trang mạng xã hội của mình.

Hãy cùng bước vào thế giới hình ảnh nhé!

Những mẹo thiết kế cho Social media: 11 nguyên tắc và chiến thuật để tăng cường hình ảnh

Với Buffer, chúng ta có thể tạo tất cả hình ảnh cho bài viết trên blog và social media của mình mà không cần sự trợ giúp nào khác, platform này có hàng tấn hình ảnh cho bạn. Trung bình mỗi bài đăng của Buffer có 5 hình ảnh bất kỳ và một bài blog khác thì có nhiều hơn 5 hình ảnh.

Để thực hiện, chúng tôi đưa ra 11 nguyên tắc thiết kế cơ bản để giúp bạn tạo nên một quy trình thiết kế hình ảnh dễ dàng. Chúng tôi sẵn lòng chia sẻ các nguyên tắc đó với các bạn trong bài viết này cũng như cách thức bạn có thể áp dụng vào công việc của mình.

Nếu như bạn có mẹo hoặc nguyên tắc thiết kế nào khác mà chúng tôi không đề cập thì nhớ cho chúng tôi biết với thảo luận bên dưới nhé, chúng tôi rất thích nghe ý kiến của bạn.

Sắc màu là một trong những khía cạnh quan trọng và phức tạp nhất của bất kỳ thiết kế nào trên social media. Nó tạo tâm trạng, tạo bầu không khí, truyền cảm xúc và thậm chí là gợi lại những trải nghiệm cá nhân một cách mạnh mẽ từ quá khứ của một ai đó.

Theo một nghiên cứu về tác động của màu sắc trong marketing, các nhà nghiên cứu thấy rằng đến 90% bình luận về sản phẩm là dựa trên mỗi màu sắc, và cũng tùy theo từng sản phẩm. Một nghiên cứu khác về màu sắc trong marketing cũng chỉ ra sự thật là màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tính cách mà bạn muốn mô tả thay vì phải cố gắng liên kết với một màu sắc nào đó.

Ví dụ: Đồ họa này của Help Scout làm nổi bật sức mạnh của màu sắc trong việc truyền tải tính cách của một phần nội dung phản ánh sự tích cực cho thương hiệu. Trên Blog của Help Scout, bạn sẽ thấy nó rất thống nhất, những màu sắc bắt mắt thể hiện sự vui vẻ nhưng cũng rất sâu sắc.

Ví dụ thứ hai: Thương hiệu Loulou & Tummie đã làm nổi bật việc sử dụng màu sắc để hướng tới đối tượng người dung cụ thể. Loulou & Tummie nổi tiếng với những chiến dịch hình ảnh vector bắt mắt và việc kể chuyện bằng màu sắc nhằm khơi dậy cảm xúc.

Việc sử dụng màu sắc cho hình ảnh của social media sẽ hướng dẫn người dùng của bạn thông qua một câu chuyện. Nếu bạn thực hiện theo cách này, hãy xem xét màu nào sẽ giúp bạn kể được một phần cụ thể của câu chuyện. Các nguyên tắc của học thuyết về màu sắc là một khởi điểm tuyệt vời và có thể được áp dụng nó để tạo ra sự hài hòa trong hình ảnh của bạn.

Dưới đây là một vài hiệu ứng của màu sắc tác động lên não bộ và cách những màu sắc này được dùng trong marketing và trong kể chuyện:

Đỏ: Năng lượng và sự cấp bách

Cam: Công kích

Vàng: Lạc quan và trẻ trung

Xanh lá: Thịnh vượng và thư thái

Xanh dương: Tin tưởng và an toàn

Hồng: Lãng mạng và nữ tính

Đen: Quyền lực và bóng loáng

Tím: Dịu dàng và trầm tĩnh

Nghệ thuật cân bằng trong thế giới thiết kế hình ảnh social media rất khó nắm bắt, nhưng rất đáng để thử. Một cách hay để nghĩ về sự cân bằng là tưởng tượng rằng mỗi yếu tố trong thiết kế của bạn đều có “một trọng lượng nhất định đằng sau”.

Nói cách khác: Nếu đặt hình ảnh của bạn lên một chiếc cân, liệu nó có nghiêng về bên nào không?

Một điều quan trọng cũng cần được nhớ là những yếu tố khác nhau có trọng lượng khác nhau, vì thế cân bằng không phải là tách điểm trung tâm. 4 loại cân bằng đó là:

Tất cả 4 loại cân bằng này đều có tác dụng cho các thiết kế dành của social media.

Hình ảnh tuyệt đẹp của George Bokhua, một nghệ sỹ và họa sỹ đồ hoạ, dưới đây là một ví dụ.

Hình ảnh này chính là sự mô tả cho việc vận dụng khéo léo của hình thức cân bằng đối xứng và cảm giác hài hòa. Cân bằng theo cách đối xứng là một phương pháp tuyệt vời cho các hình ảnh đồ họa, ảnh vẽ tay, ảnh trên blog, ảnh chụp…

Còn với sự cân bằng theo kiểu không đối xứng thì hình ảnh bên dưới là một ví dụ:

Sự cân bằng không đối xứng tạo ra sự chú ý bởi tính tương phản và có thể gây sự thích thú trực quan một khi thực hiện đúng bởi vì nó mang tính trừu tượng, không có tính đối xứng và không có hình ảnh phản chiếu một cách hoàn hảo.

Một địa chỉ chúng ta thấy được sự cân bằng quan trọng thế nào là ở Stock Images. Bộ sưu tập của Unsplash là một ví dụ hay về sự cân bằng này với hàng loạt hình ảnh theo phong cách không đối xứng, như hình ảnh dưới đây chẳng hạn:

Nếu bạn đang tạo một tấm hình của chính mình, để tạo sự cân bằng hiện diện trong bức ảnh, hãy thử với nhiều đồ vật khác nhau về kích thước, độ sáng tối, màu sắc nóng lạnh, kết cấu, số lượng, khoảng cách và hướng (dọc / ngang / xéo) của các vật thể.

Các đường thẳng là những yếu tố có thể thấy được trong hình ảnh giúp điều hướng theo dõi của mắt đến mục tiêu bạn nhắm. Tác dụng của đường thẳng là tạo cho hình ảnh một cảm giác trật tự và ngăn nắp trong khi đường cong hoặc xoắn tạo cảm giác khẩn trương và chuyển động.

Bằng sự chú ý khép của việc sử dụng đường thẳng, hình ảnh sẽ giúp người xem gia nhập một hành trình về thị giác và chỉ dừng lại tại những điểm quan trọng nhất và đáng chú ý nhất khi xem.

Hãy xem sức mạnh của đường thẳng với hình ảnh đáng kinh ngạc của Muti:

Cách sử dụng những đường thẳng xéo trong bức ảnh dẫn hướng nhìn của chúng ta đến những điểm khác nhau trong chớp mắt một cách hiệu quả. Hầu hết những “phần” được tạo trong ảnh là những thành phố khác nhau như những điểm bắt ánh nhìn.

Chúng ta hãy so sánh với đường cong trong tấm ảnh cũng của nghệ sỹ Muti để xem cảm giác chuyển động được tạo ra như thế nào. Chuyển động đó dẫn bạn đi vòng quanh tấm ảnh cho đến khi bạn dừng lại tại điểm tập trung giữa tấm hình:

Khi tạo nét cho ảnh, bạn nhớ chú ý đến nơi mắt người xem hướng đến. Mục đích khi tạo ra một đường dẫn hợp lý là để người xem có thể theo dõi đến khi tới được điểm tập trung mà bạn mong muốn.

Typography là một nghệ thuật. Chọn lựa một hay một bộ font chữ hoàn hảo liền mạch với nhau sẽ làm cho hình ảnh của bạn có sức sống hơn. Nó cũng có sự tương tác lớn về cách người dùng nhìn vào thiết kế của bạn, cũng như về cách thương hiệu cố ý (hoặc vô ý) truyền tải thông điệp của mình qua hình ảnh đó.

Khi lựa chọn font chữ, một trong những điều quan trọng nhất là cần lưu ý là khả năng đọc chữ của font.

Chuyên viên thiết kế đồ họa Paul Rand có lẽ là người hiểu rõ nhất vấn đề này, Paul nói: “Đừng cố gắng giữ tính nguyên bản, hãy cố để làm nó đẹp.”

Bất kể khi nào bạn chọn font sans-serif, serif hoặc bất kỳ biến thể nào khác, hãy chắc người dùng có thể đọc được thông điệp của bạn. Đây là một vài mẹo chuyên dùng cho font chữ:

Nếu bạn còn thắc mắc về những kỹ thuật typography khác, infographic dưới đây sẽ giúp bạn.

Bạn đã nghe ai đó nói là “tấm hình này có vẻ nổi lên” bao giờ chưa?

Ý họ muốn nói đến là sự tương phản trong tấm ảnh đó. Sự tương phản sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các yếu tố và làm một điểm nổi bật hơn so với các yếu tố còn lại.

Sử dụng sự tương phản hiệu quả sẽ giúp củng cố hình ảnh của bạn trên social media. Nếu không có sự tương phản, thiết kế của bạn sẽ như một mặt phẳng không có điểm nhấn. Nhưng nếu quá nhiều sự tương phản thì hình ảnh của bạn lại trở nên lộn xộn và không có điểm nào nổi bật.

Để tạo sự tương phản trong hình ảnh mà không bị quá đà hay quá ít thì 3 phương pháp yêu thích của tôi dưới đây sẽ giúp bạn:

Một trong cách dễ dàng nhất để làm các yếu tố trong ảnh trở nên tương phản là sử dụng màu sắc. Ví dụ như dùng màu sáng trên nền tối và ngược lại. Trong tấm ảnh này, tôi dùng font chữ trắng tương phản với nền màu tối để có thể đọc được chữ và làm cho nó trở nên trực quan hơn.

Một cách dễ dàng khác để tạo sự tương phản cho hình ảnh là sử dụng hình dáng. Ảnh đồ họa vui mắt bên dưới của Canva đã làm nổi bật cách hình dáng vật thể đối xứng kết hợp với nhau tốt như thế nào, ngay cả với việc sử dụng những hình dạng thực vật tự nhiên.

Đó là hình thức đơn giản nhất, sự tương phản có thể tạo ra bằng cách tạo ra những hình ảnh lớn hoặc nhỏ hơn so với hình ảnh khác. Có nghĩa là tăng khối lượng hình ảnh cũng có thể tạo ra sự tương phản (giống như chữ in đậm vậy).

Mẫu quảng cáo của một nhà hàng dưới đây làm cho người xem chú ý vào con số “1913” đầu tiên rồi mới tới những chi tiết khác của tấm hình như từ “restaurant” và thậm chí là trước cả ảnh nền hình chiếc burger.

Theo định nghĩa thì kích cỡ tượng trưng cho kích thước của các yếu tố trong thiết kế. Điều chỉnh kích thước sẽ làm một số yếu tố trở thành điểm thu hút và làm cho người xem hiểu được thông điệp.

Hãy chiêm nghiệm đôi chút và cố gắng hình dung cuộc sống của bạn trong 1 con số tượng trưng theo tháng hoặc ngày. Bạn có thể tưởng tượng ra được không?

Hình minh họa của Tim Urban dưới đây cho thấy sức mạnh to lớn của việc chỉnh sửa kích thước.

Quy mô cũng có hiệu quả tốt cho các thiết kế của social media. Hãy xem hình ảnh dưới đây nhé:

Trong hình ảnh này, tôi muốn bạn tập trung vào trích dẫn trong hình bằng cách sử dụng font chữ lớn. Một khi có được sự chú ý của bạn, tôi hy vọng mắt bạn sẽ chuyển qua phải và nhìn vào quả bóng. Và cuối cùng, là bạn sẽ đọc dòng chữ “Happy Teachers Month”.

Có hiệu quả chứ?

7. Bố cục

Bố cục là tối quan trọng cho việc tạo ra sự trật tự trong hình ảnh. Các yếu tố na ná hay tương tự nhau cần được tập họp thành một nhóm để chúng có sự liên quan. Mục đích nhóm các yếu tố này lại là để sắp xếp lại cấu trúc của hình ảnh và làm cho nó “ngăn nắp hơn một tý”.

Bạn cũng có thể tạo ra nguyên tắc về bố cục để áp dụng cho các thiết kế khác bằng cách kết nối các vật thể tương đồng lại với nhau. Cách dễ dàng nhất là đặt các vật thể ở những vị trí gần nhau, một cách khác trực quan hơn là sử dụng những màu sắc, font chữ, kích thước,… tương tự.

Một ví dụ đơn giản cho thấy bố cục có thể giúp chúng ta nhận ra các vật thể liên quan đến nhau. Những vòng tròn trải đều ra và mỗi cái được xem là những vật thể riêng biệt.

Và một khi tất cả được tập hợp lại gần nhau, chúng làm cho ta mất đi cảm giác chúng là những vật thể riêng biệt, chúng ta thấy rằng chúng là một phần trong bức tranh tổng thể.

Và khi chúng ta áp dụng vào các thiết kế cho mạng xã hội, bố cục có thể giúp gắn kết các yếu tố của cùng một sản phẩm hay cùng một quan điểm lại với nhau thông qua mối quan hệ kết cấu của không gian.

Khá giống với trường hợp khi bạn làm việc với nhiều thứ cho thiết kế của mình, sự thay đổi một trong những yếu tố đó sẽ trở nên quan trọng cho thông điệp chung. Cấp bậc là một mẹo thiết kế tuyệt vời giúp bạn chắc chắn thông điệp nhất của mình sẽ nổi bật trên tất cả.

Hãy tận dụng triệt để các nguyên tắc thiết kế theo cấp bậc để hiểu rõ mục đích của bạn. Chọn thông điệp quan trọng nhất làm tâm điểm và sử dụng các nguyên tắc thiết kế khác được đề cập trong bài viết này để làm nổi bật thông điệp.

Một khi đã chọn được trọng tâm, bạn có thể bắt đầu xây dựng lần lượt các thông tin thứ cấp khác mà không bị xa rời mục tiêu tổng thể.

Quảng cáo du lịch dưới đây là một ví dụ tuyệt vời, hình ảnh làm cho người xem tập trung vào chữ “travel” và sau đó dẫn dắt họ đến những thông điệp phụ khác.

Nguyên tắc này cũng hiệu quả cho những thiết kế với câu trích dẫn trên social media. Điểm tập trung sẽ là bản thân câu trích dẫn, sau đó sẽ là các thông tin khác như tác giả hay nguồn gốc.

Một trong những cách đơn giản nhất để củng cố hình ảnh của bạn là áp dụng nguyên tắc lặp lại. Sự lặp lại là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình bởi vì nó giúp thiết lập và tăng cường các yếu tố khác.

Đó cũng là thứ mà người xem nhìn vào như là “một thương hiệu đồng nhất”.

Font chữ, màu sắc và logo là 3 yếu tố giúp thiết kế của bạn trở nên nhất quán. Hơn nữa, việc lặp lại 3 yếu tố này sẽ làm cho thương hiệu của bạn có một cái nhìn độc đáo và dễ nhận ra ngay lập tức. Hãy xem một vài ví dụ minh họa cho việc sử dụng nguyên tắc lặp lại trong thiết kế này nhé.

Bạn có nhớ mẫu quảng cáo này của Apple? Nó thật bắt mắt với màu sắc tự nhiên và vui vẻ, việc áp dụng nguyên tắc lặp lại trong hình ảnh này sẽ giúp tạo ra sự liên kết đồng nhất, đưa ra mục tiêu cho người xem hành động, đồng thời cũng tạo sự chuyển động hay nhảy nhót vào bức ảnh.

Nguyên tắc này cũng rất quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy xem tấm danh thiếp của Alan Murphy là một ví dụ. Cho dù bạn là một thương hiệu lớn hay một cửa hàng nhỏ, thì việc lặp lại sẽ giúp bạn sẽ được nhận biết theo thời gian.

Hướng di chuyển của mắt người xem khi lướt qua các thiết kế, hình ảnh, website và những yếu tố thị giác khác thì rất riêng biệt nhưng thường đồng nhất. Đó là lí do tại sao việc hướng tầm nhìn của người xem vào hình ảnh của bạn lại quan trọng đến thế. Nói cách khác, bạn hãy tạo nên một “lối đi cho mắt nhìn”.

Một nghiên cứu về thiết kế website đã cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về cách người dùng xem website lần đầu đầu tiên. Kết quả cho thấy mắt chúng ta đọc theo dạng chữ F, chữ E và đôi khi là dạng chữ Z. Do đó, đặt các yếu tố thu hút mắt nhìn vào những vị trí quan trọng ở góc trái trên cùngbên trái trang web đóng vai trò then chốt.

Một infographic về dữ liệu và trải nghiệm hướng theo dõi của mắt được thực hiện bởi Crazy Egg sẽ giúp bạn cải thiện thiết kế của mình. Bạn hãy tham khảo nhé!

Đây là nguyên tắc yêu thích nhất của tôi mà tôi muốn chia sẻ sau cùng, đó là sử dụng khoảng cách trong hình ảnh. Hiểu đơn giản, khoảng cách rỗng hoặc khoảng cách trắng là khoảng không xung quanh các vật thể trong hình ảnh. Dù ít hay nhiều thì những gì bạn bỏ ra khỏi tấm ảnh của bạn cũng quan trọng tương đương với những gì bạn thêm vào.

Đừng coi thường sự đơn giản trong thiết kế, khoảng trống có thể giúp mang lại nét thẩm mỹ nhất định cho hình ảnh trong khi vẫn có thể làm nổi bật những yếu tố quan trọng nhất.

Tôi rất hào hứng cho bạn thấy 2 ví dụ về hiệu quả tuyệt vời khi sử dụng nguyên tắc khoảng không trong thiết kế này. Ví dụ đầu tiên từ Nghệ sỹ kiêm Chuyên viên thiết kế đồ họa Tang Yau Hoong, người gần như đã lĩnh hội được nghệ thuật sử dụng không gian trong thiết kế. Tang Yau Hoong cố ý đặt các vật thể vào không gian rỗng một cách khéo léo để tạo ra một cảm giác đầy mê hoặc.

Khi thêm những hình thể, font chữ hoặc màu sắc vào thiết kế, bạn hãy xem xét hình dạng hoặc cấu trúc nào đã được định hình xung quanh và sử dụng chúng một cách ưu việt nhất. Bạn có lẽ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng thiết kế của bạn đang được định hình theo một cách khác với hình dung ban đầu của mình.

Ví dụ thứ hai là từ thế giới nhiếp ảnh. Knolling là một kỹ thuật được nhiều người sử dụng trong những năm gần đây. Khoảng không trắng xung quanh mỗi vật thể sẽ làm cho vật thể đó trở nên độc lập hơn.

Hãy làm cho hình ảnh của bạn đơn giản sử dụng khoảng không để làm tăng sự chú ý cho các yếu tố quan trọng. Tôi rất thích hình ảnh bên dưới của Cinch vì nó thật sự làm nổi bật khả năng của thiết kế đơn giản.

“Các designer và các marketer đều biết rằng họ sẽ ‘đạt tới điểm hoàn hảo’ không chỉ khi không còn gì để thêm thắt vào, mà là khi không còn gì để lấy ra khỏi.”

Antoine de Saint-Exupery

Tôi hy vọng rằng bạn đã biết thêm chút gì đó về thiết kế dành cho mạng xã hội. Không thể tưởng tượng được rằng chỉ một vài chỉnh sửa nho nhỏ mà hình ảnh của chúng ta lại có thể có một hiệu ứng khổng lồ cả về mặt chất lượng lẫn kết quả.

Nếu như tôi có bỏ sót bất kỳ mẹo thiết kế nào mà bạn yêu thích, thì tôi rất hy vọng sẽ được học hỏi từ bạn.

Dưới đây một vài nguồn thiết kế tuyệt vời khác để bạn tham khảo:

Tác giả: Brian Peters

Kim Huy biên dịch

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Lẽ tự nhiên, con người rất thích hình ảnh.

Trong não bộ của chúng ta, có tới hàng trăm triệu nơron chuyên xử lý hình ảnh, chiếm gần 30% toàn bộ vỏ não, trong khi nơron cảm xúc chỉ chiếm 8% và nơron thính giác chiếm 3%.

Share This Article
Leave a comment