Đã đến lúc các doanh nghiệp (DN) châu Á nên dừng việc đầu tư quảng cáo một cách “hú họa”, thay vào đó cần tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh nhận diện đặc trưng.
Dưới đây là 3 bước giúp tạo dựng thành công hình ảnh khó
Đã đến lúc các doanh nghiệp (DN) châu Á nên dừng việc đầu tư quảng cáo một cách “hú họa”, thay vào đó cần tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh nhận diện đặc trưng.
Dưới đây là 3 bước giúp tạo dựng thành công hình ảnh khó quên của thương hiệu trong tâm trí khách hàng:
DN nên bắt đầu bằng việc so sánh các công cụ trực quan sử dụng trong quảng cáo, bao bì sản phẩm hay tại các điểm tiếp xúc bán hàng của thương hiệu của mình và các đối thủ khác dựa trên những khía cạnh sau: ảnh, bố cục, màu sắc, đồ họa, phông chữ, văn phong, thiết kế bao bì.
Đặt tất cả các công cụ trực quan của đối thủ cạnh nhau và thử bỏ đi những đặc điểm nhận diện quá rõ ràng. Ví dụ như logo, nếu không thể nhận ra phong cách riêng biệt của thương hiệu của mình, bạn biết được việc cần làm tiếp theo là gì.
Các chuyên gia tư vấn thiết kế tại Consulus sử dụng cách này để chứng minh rằng thiết kế cũng là một phạm trù có tính khoa học nhằm phục vụ mục đích tạo dựng nhận diện thương hiệu thay vì những giá trị ảo.
Bằng cách này, một người không được đào tạo trong lĩnh vực thiết kế với tư duy sáng tạo cũng có thể hiểu được giá trị của việc thiết kế. Qua nhiều năm tư vấn, chúng tôi đã phát hiện ra việc thay đổi góc nhìn của khách hàng thông qua cách thức thiết kế bất đối xứng sẽ làm tăng khả năng cảm thụ và gắn kết của khách hàng với thương hiệu.
Hãy đặt các loại hình công cụ trực quan (quảng cáo, bao bì, tài liệu giới thiệu…) vào chuỗi các điểm tiếp xúc với khách hàng và quyết định xem bạn muốn khách hàng phản ứng như thế nào với những công cụ này tại các thời điểm khác nhau.
Ba quy luật sau đây có thể áp dụng cho các loại hình công cụ trực quan:
Dù làm quảng cáo trên điện thoại hay bảng hiệu quảng cáo lớn, bạn cũng cần phải xác định rõ mục đích của các công cụ trực quan nhằm đảm bảo chỉ sau 3 – 4 giây nhìn vào chúng, khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn.
Nếu một thương hiệu không có khả năng in vào tâm trí khách hàng những dấu hiệu nhận diện một cách đồng nhất, sự đầu tư nguồn lực vào truyền thông và quảng cáo của thương hiệu đó sẽ trở nên lãng phí.
Sau khi xây dựng bộ nhận diện cho thương hiệu, việc quan trọng cần làm là đánh giá nhận diện thương hiệu hằng năm bằng cách phỏng vấn nhóm nhằm nghiên cứu xem liệu khách hàng có nhận diện được thương hiệu thông qua các công cụ trực quan của thương hiệu hay không.
Bài kiểm tra được tiến hành như sau: Nếu bạn bỏ đi logo, liệu khách hàng có nhận ra thương hiệu của bạn thông qua các công cụ nhận diện trực quan hay không? Đây là hình thức kiểm tra tâm lý khách hàng rất hiệu quả trong nghiên cứu mức độ nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, đối với các thương hiệu non trẻ vừa cho ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới thì chỉ nên đánh giá sau khoảng ít nhất một năm. Đối với các thương hiệu nhỏ, việc khảo sát, đánh giá chỉ nên được thực hiện ở thị trường chiến lược mà thương hiệu đó xuất hiện tập trung nhất, bởi mấu chốt ở đây là xác định xem những dấu hiệu trực quan có tác động tới đối tượng khách hàng thương hiệu nhắm đến hay không.
Việc thường xuyên đánh giá này sẽ giúp DN quyết định có nên nâng cao mức độ nhận diện cho thương hiệu hay không. Bên cạnh số tiền quảng cáo khổng lồ, lý do khiến Coca-Cola và McDonalds trở thành hai thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới chính là nhờ họ quản lý sự phát triển của bộ nhận diện thương hiệu vô cùng chặt chẽ.
Khi Coca-Cola thâm nhập thị trường Myanmar vào năm 2013, gương mặt quảng cáo họ lựa chọn trên bảng hiệu quảng cáo không phải trung tâm chú ý của bảng hiệu, mà trọng tâm đặt ngay vào logo và hình dáng chai đặc trưng của Coca-Cola.
Điều này cho thấy sức mạnh của một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, vì trong thời đại mới, bản thân những thương hiệu đó chính là những ngôi sao nổi tiếng. Thành công của họ nằm ở chiến lược duy trì nhận diện thương hiệu một cách bền bỉ và lâu dài thông qua ngôn ngữ trực quan đặc trưng thay vì đơn thuần dựa vào sự nổi tiếng của các ngôi sao lớn.
Lawrence Chong – CEO Consulus
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Đã đến lúc các doanh nghiệp (DN) châu Á nên dừng việc đầu tư quảng cáo một cách “hú họa”, thay vào đó cần tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh nhận diện đặc trưng.
Dưới đây là 3 bước giúp tạo dựng thành công hình ảnh khó