4 bước để biến ý tưởng sáng tạo trở thành đổi mới hữu ích

admin

Founder & CEO @ DigiMind – Marketing Agency

Hành trình đưa các ý tưởng sáng tạo thành đổi mới hữu ích gồm 4 bước: Kiến tạo, Phát triển, Khởi xướng và Thực hiện ý tưởng – theo một báo cáo của Dale Carnegie Việt Nam.

Tron

Founder & CEO @ DigiMind – Marketing Agency

Hành trình đưa các ý tưởng sáng tạo thành đổi mới hữu ích gồm 4 bước: Kiến tạo, Phát triển, Khởi xướng và Thực hiện ý tưởng – theo một báo cáo của Dale Carnegie Việt Nam.

Trong vài năm gần đây, đổi mới sáng tạo là một trong những từ khoá nổi bật hàng đầu bởi tầm quan trọng của nó. Sáng tạo tại nơi làm việc không còn là yêu cầu đặc thù của những ngành “não phải”, mà đã trở thành năng lực cần thiết cho mọi tổ chức trong thời kỳ VUCA.

Theo nghiên cứu từ 2 tác giả Perry-SmithMannucci, hành trình biến đổi ý tưởng sáng tạo thành đổi mới trải qua 4 giai đoạn: Kiến tạo ý tưởng, Phát triển ý tưởng, Khởi xướng ý tưởng, Thực hiện ý tưởng.

Nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức của Dale Carneige & Associates (2021) trình bày: “Kiến tạo ý tưởng là quá trình tạo ra các ý tưởng cốt lõi khác nhau xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong tổ chức”.

Tại bước này, số lượng các ý tưởng ban đầu chủ yếu phụ thuộc vào năng lực thiên phú và kỹ năng sáng tạo sẵn có của từng cá nhân. Theo nghiên cứu của DC, 82% tổ chức trong khảo sát có tồn tại nhóm người này, nhưng vấn đề là tổ chức chưa khai thác được.

Phần đông chúng ta đều cần trải qua quá trình rèn luyện, nâng cấp chính mình để kiến tạo ý tưởng thực sự trở thành một kỹ năng. Paul Petrone, chuyên gia LinkedIn Learning, nói: “Sáng tạo là giải quyết vấn đề hiện có với sự phù hợp và mới lạ. Mở rộng khái niệm đổi mới từ những điều đã cũ”.

Thiên tài Steve Jobs đã đúc kết thành triết lý: “Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau”.

Suốt chiều dài lịch sử nhân loại, các phát minh đổi mới tạo dấu ấn đều được xây dựng dựa trên những phát hiện sẵn có trước đó và nâng cấp lên.

Để tưởng tượng, trước tiên mỗi người phải “có ý”. Bằng cách nào? Hãy tự mình làm phong phú trải nghiệm cá thân và liên tục học hỏi từ người khác, từ đó đúc kết nên những góc nhìn mới lạ, khác biệt. Vì vậy, nhà quản lý đổi mới có thể tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chức học tập, áp dụng vài công cụ rèn giũa năng lực kiến tạo ý tưởng thành thói quen mỗi ngày.

Theo tiến sĩ tâm lý học Robert Epstein (Mỹ), mỗi người có thể ghi lại những ý tưởng mới vào sổ tay, máy ghi âm, hoặc thực hiện dự án mình chưa từng đảm nhận để buộc bản thân động não tạo ra các hướng đi mới. Đồng thời, ông cũng khuyên mỗi người cần duy trì các kết nối xã hội toàn diện, cập nhật những điều thú vị mỗi ngày.

Trong phạm vi tổ chức, quá trình brainstorming cũng là công cụ khởi tạo ý tưởng hữu ích mà các nhà quản lý đổi mới có thể tham khảo.

Theo nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức của Dale Carnegie & Associates (2021): “Đây là quá trình chia sẻ ý tưởng của các cá nhân với người khác, nhận phản hồi để hoàn thiện ý tưởng”.

Quan hệ mật thiết và tâm lý an toàn trong đội nhóm một mặt thúc đẩy sự chia sẻ ý tưởng, mặt khác tạo ra ‘lối mòn’ tư duy bởi sự tương đồng quá lớn. Thay vào đó, khi ý tưởng đến với những người sở hữu kinh nghiệm và góc nhìn đa dạng, nhiều giải pháp sáng tạo khả thi hơn sẽ được hình thành. Tư duy khác biệt trong giai đoạn này là cần thiết.

Nguyễn Trịnh Khánh Linh, đại diện Dale Carnegie Việt Nam chia sẻ: “Một cách tổng quát, sáng tạo là quá trình mang tính xã hội. Nhờ sự tương tác trao đổi với các ‘bộ não’ khác, mỗi người có thêm những tư duy mới không thuộc nhận thức trước đó. Chính quá trình tương tác giữa các cá nhân và đội nhóm khác nhau sẽ tạo ra mức độ phong phú và tăng khả năng hiện thực hoá ý tưởng”.

Trong giai đoạn này, các ý tưởng hứa hẹn và đạt nhiều đồng thuận nhất trong nhóm sẽ được đem ra ‘mài dũa’ để trở nên hoàn thiện.

Vì thế, nhà quản lý đổi mới cần chủ động tạo ra môi trường làm việc cởi mở với sự khác biệt và khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng: giao phó trọng trách, cho lời khuyên, hỗ trợ nguồn lực và cho phép nhân viên tự do theo đuổi các ý tưởng.

Sự tôn trọng cần được phát triển thành văn hoá cốt lõi của công ty, bởi chính cách lãnh đạo ứng xử với cấp dưới sẽ định hình cách nhân viên đối xử với khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Việc cần trau dồi tiếp theo là kỹ năng lắng nghe chủ động và chấp nhận sự khác biệt.

Tại toạ đàm OD (Phát triển Năng lực Tổ chức) chủ đề 2: “Sức mạnh đội ngũ nhân sự có năng lực giao tiếp rõ ràng và khả năng hợp tác cao”, đại diện Dale Carnegie Việt Nam đã chia sẻ: “Lắng nghe là một kỹ năng khó. Cái khó ở đây là tôi có thực sự đang lắng nghe hay không, và sau khi lắng nghe xong hãy khuyến khích các nhân viên nói về chính họ chứ không nói về mình, từ đó nâng cao nhận thức của họ về giá trị bản thân trong tổ chức”.

Văn hoá doanh nghiệp tôn trọng sự khác biệt cũng thúc đẩy hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo.

Văn hoá doanh nghiệp tôn trọng sự khác biệt cũng thúc đẩy hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo.

Nguyễn Thị Hoài Phương, Giám đốc Nhân sự của Công ty GE Việt Nam (General Electric) nói: “Tại GE Việt Nam, chúng tôi thường nói về sự khác biệt cá nhân đã tạo ra sức mạnh tập thể. Chúng tôi tập trung vào việc tạo ra một nền văn hoá thuộc về tất cả nhân viên để họ có thể hoà nhập và giải phóng sự sáng tạo”.

Có thể thấy sự khác biệt trong cách nghĩ, cách làm của mỗi người là mấu chốt để lật ngược vấn đề, thách thức các giả định sẵn có và hoàn thiện ý tưởng ban đầu.

Nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức (Dale Carnegie) trình bày: “Sự ảnh hưởng, tính đón nhận và sức thuyết phục của ý tưởng là rất quan trọng trong giai đoạn khởi xướng. Vì vậy, các vị trí nắm giữ ý tưởng chủ chốt cần chủ động giới thiệu, lan truyền, thuyết phục các lãnh đạo cấp cao trong tổ chức chấp thuận ý tưởng. Nếu họ có mạng lưới mối quan hệ xã hội tốt, các ý tưởng sáng tạo sẽ tăng khả năng được chấp thuận”.

Tại bước 3, thách thức lớn nhất là làm thế nào để tổ chức luôn cởi mở với các ý tưởng triển vọng, đồng thời người nắm giữ ý tưởng thuyết phục lãnh đạo đầu tư thành công.

Một bài báo năm 2013 của Harvard Business Review chỉ ra lý do chính khiến đổi mới sáng tạo ở một số công ty thất bại là các lãnh đạo không sẵn sàng để đổi mới. “Cụ thể, những quản lý quan tâm đến tính hiệu quả không khuyến khích khám phá ý tưởng mới, tước đi quá trình học hỏi cởi mở và đưa các ý tưởng vào thực tế”, bài báo nói.

10 bước tạo ra văn hoá công ty thân thiện với sự đổi mới
Nguồn: VietnamPlus

Theo Dale Carnegie toàn cầu, đại dịch COVID-19 càng nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo đổi mới. Nhiều công ty phải lập tức cải tổ cách thức kinh doanh, dùng sáng tạo để định hướng hành động, ứng phó linh hoạt với sự nhiễu động. Vì thế, lãnh đạo cần chủ động tạo ra văn hoá doanh nghiệp cởi mở với các đề xuất đổi mới, trang bị khung đánh giá tính khả thi, đo lường hiệu quả triển khai ý tưởng trong thực tế.

Ở chiều ngược lại, người nhân viên cần “châm ngòi”, lan truyền thông tin và nỗ lực bảo vệ ý tưởng sáng tạo của mình. “Tôi thấy rằng lời khuyên này không được áp dụng thường xuyên. Nếu bắt đầu với một bản kế hoạch trau chuốt, điều đó sẽ khiến sếp đánh giá bạn đã suy nghĩ kỹ càng vấn đề và thuyết phục anh/ cô ấy rằng bạn có khả năng dẫn dắt dự án đổi mới sáng tạo”, theo Brian Honigman – Chuyên gia Tiếp thị Kỹ thuật số và Truyền thông xã hội (Mỹ).

“Nguyên tắc con số 3” sẽ là gợi ý hay cho các cá nhân khi trình bày ý tưởng của mình, tăng sức nặng cho ý tưởng trong mắt người phê duyệt đề xuất.

“Để thực hiện ý tưởng, sự hiểu biết và tầm nhìn được chia sẻ rõ ràng, bản lĩnh giao tiếp và hợp tác mạnh mẽ trong nhóm là những yếu tố cần thiết để biến ý tưởng sáng tạo thành đổi mới hữu ích”, trích nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức (Dale Carnegie).

Đây là bước chuyển từ ý tưởng trên giấy thành kết quả hữu hình trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Một khảo sát năm 2019 của BCG (Boston Consulting Group) về các xu hướng và thực tiễn đổi mới cấp độ toàn cầu chỉ ra, 80% giám đốc điều hành đổi mới cho rằng đổi mới là ưu tiên hàng đầu, nhưng chỉ 30% nhận định họ đang đổi mới hiệu quả.

80% giám đốc điều hành đổi mới cho rằng đổi mới là ưu tiên hàng đầu, nhưng chỉ 30% nhận định họ đang đổi mới hiệu quả.

Một lần nữa, các giải pháp tăng cường năng lực hiện thực hoá ý tưởng cho nhân viên và môi trường đề cao sự khác biệt, sáng tạo toàn diện được đề cao.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, đại diện Dale Carnegie Việt Nam, chia sẻ về nền văn hoá thúc đẩy đổi mới hiệu quả như sau: “Phần mềm được tập trung trong hầu hết các bước quan trọng để mang lại thành công cho những ý tưởng sáng tạo độc đáo, thú vị và bứt phá. Cốt lõi của nó là tạo ra từng con người có tư duy sáng tạo, nghĩ rộng, nghĩ mới một cách chủ đích cho tất cả các tình huống và bối cảnh có liên quan. Cốt lõi này sẽ đạt được khi tổ chức xây dựng các điều kiện cần và đủ trong ba cấp độ Cá nhân – Đội ngũ – Tổ chức như mô hình Sáng tạo mang tính Xã hội của Dale Carnegie”.

Thay vì dừng lại ở “đối mới bản năng” đến từ ý chí của lãnh đạo hoặc vài “tài năng hiếm có” trong doanh nghiệp, chúng ta cần một văn hoá đổi mới sáng tạo, trong đó mỗi nhân sự đều có tư duy cần thiết, được cung cấp một bộ “tool kits” để có thể học hỏi cách thức sáng tạo đổi mới. Khi nền tảng cốt lõi này được thiết lập, sự đổi mới bứt phá sẽ diễn ra một cách hiệu quả và đúng đắn hơn.

Các đổi mới trên đây nếu biết cách ứng dụng linh hoạt có thể làm thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm linh hoạt thích ứng với môi trường, thay đổi trong chiến lược và phương thức tiếp cận khách hàng. Hay như thay đổi cả trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm – dịch vụ độc đáo, thay đổi về hệ thống giao tiếp, tương tác nội bộ giúp gia tăng tối đa hiệu suất…

* Nguồn: Trends Việt Nam

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Founder & CEO @ DigiMind – Marketing Agency

Hành trình đưa các ý tưởng sáng tạo thành đổi mới hữu ích gồm 4 bước: Kiến tạo, Phát triển, Khởi xướng và Thực hiện ý tưởng – theo một báo cáo của Dale Carnegie Việt Nam.

Tron4 bước để biến ý tưởng sáng tạo trở thành đổi mới hữu ích

Share This Article
Leave a comment