Skip to content
Hiệp hội làm marketing Việt Nam
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
    • Ấn phẩm truyền thông
    • Dịch vụ Backlink
    • Dịch vụ chăm sóc Fanpage
    • Dịch vụ dịch thuật content
    • Dịch vụ Email Marketing
    • Dịch vụ thiết kế Brochure – Leaflet – Infographic
    • Dịch vụ thiết kế Landing Page
    • Dịch vụ tư vấn Content Marketing
    • Dịch vụ viết bài PR
    • Dịch vụ xây dựng Ebook thương hiệu
    • Kịch bản Event – MC
    • Tài liệu truyền thông nội bộ
    • Video Marketing
    • Xây dựng câu chuyện thương hiệu
  • Jobs
  • Blog
  • Longform
  • Home
  • Branding
  • Bà Thảo đã xây dựng Vietjet như thế nào?

Bà Thảo đã xây dựng Vietjet như thế nào?

Posted on Tháng Một 3, 2023 By admin
Branding

Nguyễn Thị Phương Thảo là một người phụ nữ nhỏ nhắn, hay nở nụ cười ngọt ngào, và trả lời các câu hỏi bằng giọng nói nhẹ nhàng. Nhưng theo hãng tin CNBC, không nên để vẻ bề ngoài đó “đánh lừa”, bởi bà hoàn toàn không phải là một người phụ

Nguyễn Thị Phương Thảo là một người phụ nữ nhỏ nhắn, hay nở nụ cười ngọt ngào, và trả lời các câu hỏi bằng giọng nói nhẹ nhàng. Nhưng theo hãng tin CNBC, không nên để vẻ bề ngoài đó “đánh lừa”, bởi bà hoàn toàn không phải là một người phụ nữ bình thường.

Với vai trò là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air, bà Thảo đã đưa hãng hàng không giá rẻ tư nhân duy nhất của Việt Nam phát triển nhanh chóng tới mức, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm sau khi đi vào hoạt động, lượng hành khách của Vietjet đã trên đà vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

“Khi con trai đầu của tôi mới chỉ vài tháng tuổi, tôi bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực hàng không giá rẻ”, người phụ nữ 45 tuổi kể với CNBC.

“Sau đó, tôi dành 10 năm để nghiên cứu về lĩnh vực hàng không, gặp gỡ CEO của các hãng hàng không giá rẻ khác nhau như Jetstar, Air Asia, và Southwest Airlines”.

Khi đó, ngành hàng không là một lĩnh vực tương đối mới mẻ với bà Thảo, người ban đầu giàu lên nhờ bất động sản. Mấu chốt thành công của bà Thảo là xác định đúng thời điểm.

9532Vietjet 1464455688

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet (ngoài cùng bên trái), trong lễ ký kết hợp đồng mua 100 máy bay Boeing, với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trước khi Vietjet có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011, Việt Nam chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào của tư nhân. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam phát triển ngày càng nhanh chóng và Chính phủ đã mở cửa cho ngành hàng không để tạo sự cạnh tranh.

Với Vietjet, bà Thảo cũng không ngại thu hút sự chú ý và gây tranh cãi.

Vào năm 2012, Vietjet từng trở thành đề tài trên khắp các mặt báo trong nước khi đưa lên các chuyến bay của mình dàn tiếp viên trong trang phục bikini. Hiện nay, hãng không còn những chuyến bay với tiếp viên diện bikini, nhưng điều đó không có nghĩa là cách làm này sẽ không được áp dụng trở lại.

“Nếu một hình ảnh đẹp giúp khách hàng của chúng tôi cảm thấy vui, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hết mình”, bà Thảo nói.

Về những lời chỉ trích cho rằng việc Vietjet cho tiếp viên mặc bikini là một chiêu trò quảng cáo lấy phụ nữ làm công cụ, bà Thảo nói: “Trên thế giới hiện nay, có nhiều cuộc thi sắc đẹp mà ở đó các thí sinh mặc bikini để thi. Trang phục bikini thể hiện các nét đẹp. Thông điệp của chúng tôi tại Vietjet là chúng tôi làm điều này vì sắc đẹp và niềm vui”.

Trọng tâm hoạt động của Vietjet là thị trường nội địa. Hãng hiện có 34 tuyến bay nội địa và 16 tuyến quốc tế, bao gồm các chuyến bay tới Singapore, Thái Lan và Myanmar.

Vụ IPO sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch của Vietjet về nâng số máy bay hoạt động từ con số 36 máy bay A320 và A321 hiện nay lên con số 45 máy bay trong năm 2016.

Với kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, Vietjet được cho là có kế hoạch thực hiện một vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay.

Bà Thảo không nói cụ thể Vietjet dự định huy động bao nhiêu vốn khi IPO hay tỷ lệ cổ phần bán ra trong đợt phát hành.

Tuy nhiên, bà cho biết kế hoạch của bà là mở rộng ra thị trường quốc tế tại khu vực Bắc Á và Đông Bắc Á, với những chuyến bay kéo dài 5-6 giờ đồng hồ từ Việt Nam. Kế hoạch như vậy có thể bao gồm các chuyến bay tới Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (Tokyo, Nagoya, Fukuoka).

“Họ rất tham vọng. Đến nay, họ tập trung vào thị trường nội địa. Thị trường nội địa luôn là thị trường dễ nhất, là quả chín ở dưới thấp”, nhà phân tích Brendan Sobie thuộc Centre for Asia Pacific Aviation nhận định.

“Giờ đã đến lúc họ hoàn tất giai đoạn thứ nhất này. Nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, họ cần tiến xa hơn ra thị trường quốc tế vốn nhiều thách thức hơn, nhiều rủi ro hơn”, ông Sobie nói.

Vụ IPO sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch của Vietjet về nâng số máy bay hoạt động từ con số 36 máy bay A320 và A321 hiện nay lên con số 45 máy bay trong năm 2016. Vietjet cũng muốn có thêm 2 tuyến bay nội địa và 18 tuyến bay quốc tế.

Liệu Vietjet có thành công hay không? “Nếu họ đưa ra những quyết định đúng đắn và không quá tham vọng, thì họ có thể thành công. Họ nên làm mọi việc với tốc độ hợp lý”, ông Sobie bình luận.

Bà Thảo không ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với hãng bay Emirates Airline có trụ sở ở Dubai, và đặt mục tiêu đưa Vietjet trở thành “Emirates của châu Á”.

9532Vietjet 1464456401

“Họ có tầm nhìn toàn cầu. Emirates là hãng hàng không của một nước nhỏ, nhưng muốn thống trị cả thế giới”, bà nói.

Vị Tổng giám đốc Vietjet thừa nhận, thống lĩnh thị trường toàn cầu đồng nghĩa với dịch chuyển khỏi mô hình hãng bay giá rẻ, nhưng tin rằng bà có thể thành công mà không để mất lực lượng khách hàng cốt lõi – vốn rất nhạy cảm về giá cả – của Vietjet.

“Chúng tôi có thể vừa tăng cường hiệu quả chi phí, vừa cung cấp dịch vụ chất lượng cao”, bà Thảo nói. “Vietjet tự tin chất lượng dịch vụ của mình không hề kém hơn các hãng bay khác trên thế giới”.

Bà Thảo lấy các bữa ăn trên chuyến bay của Vietjet như một bằng chứng cho thấy kỹ năng của hãng về hiệu quả chi phí. Một bữa ăn của Vietjet trên tuyến Tp.HCM-Singapore có giá 3 USD, so với mức 10 USD của nhiều hãng bay khác.

“Đó là lý do vì sao chúng tôi không xem mình là một hãng bay giá rẻ bình thường. Chúng tôi xem mình là một hãng bay “lai” (hybrid) hoặc một hãng bay của kỷ nguyên mới”, bà Thảo phát biểu.

Diệp Vũ

Nguồn VN Economy


Marketing Group là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

© 2012 – 2022 Marketing Group.

do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Nguyễn Thị Phương Thảo là một người phụ nữ nhỏ nhắn, hay nở nụ cười ngọt ngào, và trả lời các câu hỏi bằng giọng nói nhẹ nhàng. Nhưng theo hãng tin CNBC, không nên để vẻ bề ngoài đó “đánh lừa”, bởi bà hoàn toàn không phải là một người phụ

Điều hướng bài viết

❮ Previous Post: Facebook đã mất đi sự thân thuộc từng khiến chúng ta “nghiện ngập”
Next Post: Bước chuyển mình của các hãng tin điện tử thế giới ❯

You may also like

Branding
Social Trending Keywords: 10 từ khoá thu hút sự chú ý nhất tuần qua (22/2 – 28/2)
Tháng Một 3, 2023
Branding
Coachella 2022: Muôn vàn cách quảng bá tại lễ hội của các thương hiệu lớn
Tháng Một 3, 2023
Branding
6 điều một Brand Manager cần biết để tiếp thị Tiếp thị phải phát minh ra sản phẩm hoàn chỉnh và đẩy chúng đến đứng đầu các vị trí trong phân khúc thị trường. Theo cha đẻ của quản lý hiện đại, Peter Drucke
Tháng Một 3, 2023
Branding
Gần một nửa khách nội địa đến TPHCM bằng máy bay
Tháng Một 3, 2023

Chuyên mục

  • Blog (4.664)
  • Branding (19.126)
  • Casestudy (1.673)
  • Content (1)
  • Digital Marketing (4.915)
  • Jobs (1.528)
  • Longform (3)
  • Mới nhất (1)
  • Reviews (1)
  • Showcase (3)
  • Tổng hợp (12)
  • Tools (1)
  • Từ điển (670)

Bài mới

  • Quảng cáo trên Facebook có thực sự hiệu quả?
  • Vissan tham vọng là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất Việt Nam
  • Cửa hàng di động xách tay nhỏ lẻ vẫn sống tốt
  • Cách ứng dụng messenger của Facebook thay đổi “cuộc chơi” chatbot đang dần mở ra một nền tảng cho các thương hiệu
  • Hai thái cực của điện thoại Sony tại Việt Nam
  • Ngành hàng BIA: Cập nhật hoạt động của các thương hiệu bia những tháng đầu năm 2015
  • Dốc hết trái tim: Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được tới trái tim
  • Tại sao Facebook Live lại thu hút người xem hơn truyền hình?
  • Thay vì bán sản phẩm, hãy bán một câu chuyện cho khách hàng
  • Thương mại điện tử tại Việt Nam: Chông gai ai sẽ đi?
  • Bị “ném đá” vì quảng cáo “kỳ thị”
  • (không có tiêu đề)
  • Những đế chế công nghệ bắt đầu khởi nghiệp từ garage
  • Báo điện tử VnExpress bất ngờ mở VnExpress Shop
  • Digital Video bước vào thời hoàng kim: 8 điều thương hiệu cần biết
  • Hướng dẫn thiết kế logo theo phong thủy
  • Chủ tịch Bita’s: “Chân phải đạp đất, đừng ham nổi tiếng viển vông”
  • Làm sao để Designer có thể sáng tạo khi làm việc trong một tập đoàn?
  • Facebook Marketing: Đã đến lúc Fan Page cần sử dụng app “sạch”
  • VNG sẽ mở chuỗi bán lẻ điện thoại di động?
  • Starbucks vào Việt Nam: Thì sao!
  • Facebook là bạn hay thù của giới truyền thông?
  • Ogilvy & Mather công bố nghiên cứu 12 thị trường tăng trưởng nhanh (V12) tạo sức ảnh hưởng đến sự phát triển toàn cầu
  • Dự thảo quảng cáo thực phẩm: Đề xuất giảm bớt thủ tục, hồ sơ
  • Google sẽ ra mắt smartphone “chính chủ” cuối năm nay?
  • Điểm mặt những chú sư tử dũng mãnh của cuộc đi săn Vietnam Young Lions 2018
  • CPI 6 tháng năm 2016: Tốc độ tăng gấp 5 lần cùng kỳ
  • “Câu thần chú” giúp các chiến dịch marketing của Samsung luôn thành công
  • Apple, Microsoft và cuộc chiến vì tương lai công nghệ
  • 7 quảng cáo ngoài trời tương tác thông minh cực đỉnh
  • Tự tin với óc sáng tạo của mình, bạn có chắc sẽ giải được đề Vietnam Young Lions 2018?
  • Cuộc bành trướng của Google Fiber
  • Dietrich Mateschitz và tham vọng “phủ sóng” Red Bull lên truyền thông

Từ khóa

content outline cách làm nội dung cách viết content viết content
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
  • Jobs
  • Blog
  • Longform

Copyright © 2023 Hiệp hội làm marketing Việt Nam.

Theme: Oceanly News by ScriptsTown