Bán lẻ điện máy: Quá đuối!

admin

Chưa bao giờ mà ngành bán lẻ điện máy thê thảm như hiện nay. Đầu tư lớn, chi phí cao, sức mua kém đã đẩy một số chuỗi hiện nay như đang sống bằng “ống thở”, nhưng bên cạnh đó thị trường cũng mở ra một xu hướng mới: điện máy giá kho!

Chưa bao giờ mà ngành bán lẻ điện máy thê thảm như hiện nay. Đầu tư lớn, chi phí cao, sức mua kém đã đẩy một số chuỗi hiện nay như đang sống bằng “ống thở”, nhưng bên cạnh đó thị trường cũng mở ra một xu hướng mới: điện máy giá kho!

Ngành bán lẻ nói chung, điện máy nói riêng không chỉ ở Việt Nam mà các nước đều lâm vào tình cảnh khó khăn do chi phí ngày càng tăng, đồng thời bị sức ép trước phương thức thương mại điện tử.

Theo các trung tâm điện máy, tổng chi phí đầu tư để vận hành một siêu thị điện máy có thể là vài chục tỉ đồng đến cả trăm tỉ đồng mỗi năm. Mặt bẳng nhỏ thì không thể gọi là “siêu thị” được. Đặt ở chỗ “khỉ ho cò gáy” thì không ai ghé. Bi kịch là ở chỗ đó. Trong tổng chi phí vận hành một siêu thị điện máy thì chi phí mặt bằng chiếm tỉ lệ rất cao, 30%-50% tùy địa phương và vị trí.

Kho bãi vận chuyển đã làm cho giá bán đội lên. Tưởng tượng, nhà sản xuất vận chuyển hàng đến tổng kho của chuỗi. Hàng được dỡ xuống kho tổng, rồi được sắp xếp lại. Sau đó, hàng lại bốc lên xe vận chuyển đến kho của từng trung tâm. Hàng tiếp tục bốc xuống, sắp xếp lại trong kho.
Rồi sau đó, hàng lại đưa lên trung tâm điện máy để trưng bày hàng. Rồi đến khi khách hàng mua, xe lại chuyển từ kho của trung tâm đến nhà khách hàng. Nếu kho (trung tâm hết), thì phải đợi hàng từ kho tổng điều đến. Chi phí vận chuyển lên xuống, kho bãi, bốc xếp cũng làm các trung tâm “đứng ngồi không yên”.



Để có giá tốt thì các chuỗi phải có doanh số lớn. Muốn có doanh số lớn thì phải mở nhiều trung tâm. Vì thế, các chuỗi chạy đua với nhau về số lượng trung tâm từ Nam chí Bắc. Tương tự, các siêu thị chấp nhận “liều ăn nhiều” phải “ôm lô” với số lượng lớn, dẫn đến “vay nóng” ngân hàng với lãi suất cao, phát sinh chi phí về kho bãi, bộ máy quản lý cồng kềnh, rủi ro hàng lỗi mốt, hàng bỏ mẫu, hàng bị cũ và bị trầy xước. Hậu quả là nhiều chuỗi bị “hụt hơi”, hiện đang sống “thoi thóp”.

Mặc dù mức lời “thơm” (tùy sản phẩm dao động từ 15 – 30%, cá biệt lên đến 60%) nhưng do chi phí cao nên thu cũng không bù chi. Để lời nhiều, một số chuỗi siêu thị còn “cài” hàng “no name” (không thương hiệu) vào. Những mặt hàng này có thể là do tự trung tâm điện máy đặt hàng sản xuất riêng cho mình (như FUJIYAMA của Thiên Hòa) hoặc phân phối cho những thương hiệu “vô danh tiểu tốt” khác như Zelmer, Pensonic, Cuchen, Blue House, Steba, Sarra Sok, Emsa, Queenhouse, Honjianda, Misoco, Every House, Myson, Sakaco, Toloxy…

Để tồn tại trong cảnh “chợ chiều”, các trung tâm đua nhau đưa ra các chương trình khuyến mãi “khủng” liên tục từ năm này qua tháng nọ, giảm giá đến 49%, 50%, giá sốc, quà tặng, phiếu mua hàng. Thực ra, đây chỉ là những chiêu ảo mà báo chí đã từng “vạch mặt” trước đây.

Thương mại điện tử hiện đang trở nên phổ biến nhưng đối với một số mặt hàng như điện máy khách hàng vẫn thích “nhìn tận mắt, sờ tận tay”.

Khó khăn của nhiều chuỗi điện máy cũng là cơ hội cho những mô hình mới – hiện đang trở thành trào lưu. Đó là điện máy giá kho mà Điện Máy BestMua đang tiên phong.

Mô hình này cho phép cắt giảm hết tất cả những chi phí đắt đỏ liên quan đến những sản phẩm tốn diện tích như các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng… Nghĩa là hàng sẽ chuyển trực tiếp từ kho đến thẳng khách hàng. Đây là một khoảng chênh lệch khá lớn đối với hàng điện máy vốn có giá trị cao, đặc biệt là trong lúc “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay.

Theo một số chuyên gia, thương mại điện tử hiện đang trở nên phổ biến nhưng đối với một số mặt hàng như điện máy khách hàng vẫn thích “nhìn tận mắt, sờ tận tay”.

“Chúng tôi không phải là doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. BestMua vẫn đi theo mô hình kinh doanh điện máy truyền thống. Khách hàng vẫn phải đến các trung tâm điện máy để được tận mắt xem, trải nghiệm, tư vấn trước khi ra quyết định mua. Họ có thể gọi điện hotline đến BestMua hoặc truy cập vào trang website: bestmua.vn. Giá của BestMua luôn thấp hơn từ 5 – 25% so với các siêu thị điện máy”. Ông Nguyễn Tuấn, Tổng giám đốc, Điện máy giá kho BestMua cho biết.

Cũng theo các chuyên gia, đây là lối thoát hiểm cho ngành bán lẻ điện máy. Các chuỗi điện máy nếu không chịu “bẻ lái” sẽ phải chịu chung số phận như Best Caring, Home One. Thực tế là một số chuỗi điện máy hiện nay cố làm ra vẻ “sống khỏe” để cho “qua ngày đoạn tháng”. Chỉ cần một dấu hiệu “khô máu” là các nhà cung cấp sẽ lao đến xiết công nợ dẫn đến phá sản.

Nhiều người lo lắng về dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như chế độ bảo hành. Theo các chuyên gia, chế độ bảo hành cho các sản phẩm chính hãng hiện nay là do hãng thực hiện. Các trung tâm điện máy nếu có bảo hành là bảo hành cho những sản phẩm không chính hãng. “Tại BestMua chúng tôi kinh doanh hàng chính hãng 100%. Và vì thế, các sản phẩm này đều do hãng bảo hành 100%. Vì thế khách hàng tuyệt đối an tâm!” Ông Nguyễn Tuấn cho biết thêm.

Nguồn Best Mua

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Chưa bao giờ mà ngành bán lẻ điện máy thê thảm như hiện nay. Đầu tư lớn, chi phí cao, sức mua kém đã đẩy một số chuỗi hiện nay như đang sống bằng “ống thở”, nhưng bên cạnh đó thị trường cũng mở ra một xu hướng mới: điện máy giá kho!Bán lẻ điện máy: Quá đuối!

Share This Article
Leave a comment