Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong chuyển đổi số

admin

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân.

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân, do lượng lớn dữ liệu mà các công nghệ này sử dụng

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân.

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân, do lượng lớn dữ liệu mà các công nghệ này sử dụng trực tiếp đến từ thông tin cá nhân của người dùng.

Do giá trị và tiềm năng của mình, dữ liệu đã trở thành đối tượng của tội phạm an ninh mạng. Trong số các dữ liệu phục vụ tiến trình đổi mới mô hình phát triển kinh tế, bên cạnh dữ liệu công nghiệp, dữ liệu cá nhân là đối tượng bị xâm phạm nghiêm trọng nhất. Tại Việt Nam, tình trạng xâm phạm, đánh cắp và rao bán dữ liệu cá nhân trên mạng đã và đang diễn ra một cách công khai, táo bạo trên các diễn đàn mở, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, quy mô ngày càng lớn và kỹ thuật tinh vi hơn bao giờ hết.

Trước tình hình trên, các nhà hoạch định chính sách phải liên tục đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát việc bảo vệ dữ liệu cá nhân để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tình hình mới.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề quan trọng trong không gian mạng.
Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề này tồn tại một số bất cập như sau:

Trước hết, cần phải xem xét quyền đối với thông tin cá nhân được nhìn nhận như thế nào. Khi nhắc đến quyền đối với thông tin cá nhân trong môi trường số, phần lớn các luồng quan điểm hiện nay đều cho rằng đây là một nội hàm phái sinh (derivative) từ quyền riêng tư, vốn được xem là một trong những quyền con người cơ bản, được hiến định tại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights – UDHR, 1948) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR, 1966).

Tuy nhiên, tồn tại một luồng quan điểm khác cho rằng, quyền đối với dữ liệu không phải là định nghĩa nối dài của quyền riêng tư, mà là một quyền riêng. Cụ thể, quyền đối với dữ liệu được hiểu là quyền của chủ thể cá nhân được yêu cầu các chủ thể khác.

Hiểu theo cách trên, bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là trao quyền định đoạt hoàn toàn cho chủ thể đối với thông tin cá nhân của mình được đưa vào sử dụng trong môi trường số, mà là bảo vệ tính chính xác của thông tin cá nhân trong quá trình xử lý, trao quyền cho chủ thể dữ liệu được biết mục đích, phương thức, đối tượng xử lý và truyền đưa thông tin, đồng thời tạo lập nghĩa vụ của chủ thể xử lý phải bảo đảm quá trình truyền đưa hợp pháp, phù hợp với nguyên tắc pháp quyền và đạo đức xã hội.

Do đó, thay vì quá tập trung vào việc trao quyền can thiệp của người dùng cá nhân vào cơ sở dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp, luật chỉ nên tạo dựng bộ nguyên tắc xuyên suốt đối với công tác xử lý và truyền đưa dữ liệu, trong đó, chú trọng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và quy tắc ứng xử của các chủ thể tiến hành xử lý dữ liệu.

Không thể không nhắc tới hệ thống pháp luật tiêu biểu trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay, đó là Bộ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu (GDPR). Bộ nguyên tắc này đã đưa ra bốn nguyên tắc chính:

Các nguyên tắc này hiện đã được xem là mẫu mực lập pháp cho các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khắp toàn cầu, trong đó bao gồm cả các quy định ở khu vực ASEAN (The EU GDPR’s Impact on ASEAN Data Protection Law, 2019).

Đặc biệt, các nguyên tắc này cũng được phản ánh thông qua các quy định mới tại Chương 7 của Bộ luật Dân sự Trung Quốc. Cả khung pháp luật chung của Liên minh Châu Âu lẫn pháp luật Trung Quốc đều quy định chủ thể xử lý có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân, đồng thời trao cho chủ thể thông tin quyền được can thiệp vào quy trình, cách thức xử lý dữ liệu của chủ thể xử lý.

Từ việc tham khảo có chọn lọc pháp luật của các nước khác, nghiên cứu đề xuất hai nhóm nguyên tắc chung để phát triển khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam: (1) Đảm bảo pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng bộ hoá hệ thống pháp luật; (2) Đảm bảo chủ quyền quốc gia, cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trên cơ sở đề cao tự do ý chí của các bên trong quan hệ pháp luật.

Từ hai nguyên tắc chủ đạo trên, bài viết đưa ra các đề xuất cụ thể cho công tác lập pháp và thực hiện chính sách trong tương lai như sau:

Đối với công tác lập pháp của Quốc hội:

Giám sát việc bảo vệ dữ liệu cá nhân để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tình hình mới.

Đối với công tác lập quy và cơ quan quản lý:

Về phía doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân, cần chủ động tuân thủ các nguyên tắc trên ngay từ khâu khởi sự thiết lập hệ thống và mô hình kinh doanh, sao cho nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư được tích hợp một cách mặc định vào thiết kế mô hình kinh doanh và công nghệ ngay từ đầu. Ngoài ra, cần thiết lập một cơ chế dự phòng rủi ro và các biện pháp an toàn, bảo mật, sao cho khi có sự cố an ninh mạng xảy ra, dữ liệu cá nhân được đảm bảo cập nhật đầy đủ và an toàn trong một hệ thống sao lưu.

Nhóm tác giả Đại học Kinh tế TP.HCM

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân.

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân, do lượng lớn dữ liệu mà các công nghệ này sử dụng

Share This Article
Leave a comment