Bellman Là Gì? Bellman Khách Sạn: Chuyện Chưa Kể

admin

Home » Thế Giới Công Sở » Bellman Là Gì? Bellman Khách Sạn: Chuyện Chưa Kể

Ngày đăng: 31/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/10/2022

Bellman là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc đối với những người làm trong ngành nhà hàng khách sạn. Bên cạnh bộ phận lễ tân hay thu ngân, Bellman đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng, phụ trách vận chuyển hành lý, tư trang của khách đến lưu trú tại khách sạn. 

Vậy Bellman là gì và những điều thầm lặng của bộ phận Bellman chưa được kể có gì thú vị? Cùng Glints tìm hiểu rõ hơn nhé.

Mục Lục

Bellman là gì?

Bellman hay Bellboy là những từ ngữ được dùng để nó về các bạn nhân viên phụ trách mang vác vận chuyển hành lý của các khách hàng trong khách sạn. 

Cái tên “Bellman” được ra đời khi quản lý tiền sảnh hay lễ tân sử dụng chuông (Bell) để gọi nhân viên khuân vác hành lý của khách hàng đưa lên phòng. Thông thường, các khách sạn lớn có không gian sảnh rất rộng và rất khó để gọi trực tiếp khi có việc cần. 

Vì thế, sử dụng chuông là cách tiện lợi nhất. Điều này cũng giúp các khách sạn có phong thái phục vụ chuyên nghiệp hơn và tránh tình trạng các nhân viên gọi nhau í ới khi cần hỗ trợ, dễ tạo ra khung cảnh xô bồ và hỗn loạn tại khu vực tiền sảnh.

Do đó, mỗi khi nghe thấy tiếng chuông, các Bellman sẽ biết đến nhiệm vụ của mình và nhanh chóng thực hiện. Tại những khách sạn với quy mô lớn 3 đến 5 sao, đội ngũ Bellman sẽ giúp khách mang vác các hành lý lên các phòng đã đặt và cũng như hỗ trợ khách đưa hành lý từ phòng ra xe khi họ rời đi. 

Bên cạnh đó, nếu khách cần biết những thông tin dịch vụ hiện có trong khách sạn, Bellman sẽ chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn khách các thông tin, quy định của dịch vụ. Quy trình này sẽ đem lại những trải nghiệm chất lượng cho khách lưu trú khi lựa chọn khách sạn.

Đọc thêm: Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Mô Tả Công Việc Lễ Tân Khách Sạn

Bellman và Doorman có phải là một? 

Bên cạnh Bellman còn có Doorman, cũng là một thuật ngữ chuyên dụng khác được dùng trong ngành nhà hàng khách sạn. Khá nhiều người băn khoăn về sự giống nhau của hai vị trí này. 

Tuy nhiên, hai vị trí này được định nghĩa khác nhau. Bellman là nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển hành lý, vali của khách lưu trú lên phòng và ngược lại, từ phòng ra xe khi khách trả phòng. 

Còn Doorman, chỉ có nhiệm vụ túc trực tại cửa ra vào của khách sạn để chào đón khách và khu vực làm việc chính của Doorman cũng tại cửa chính.

Công việc của Bellman là gì?

Bellman sẽ có các vị trí công việc khác nhau, nhưng đa số các công việc thường ngày sẽ liên quan đến vận chuyển hành lý và phục vụ khách hàng. Glints sẽ giới thiệu hai mảng công việc chính của Bellman bao gồm các công việc cần làm khi khách nhận phòng và các công việc khi khách trả phòng.

Một số công việc của Bellman khi khách trả phòng:

Yêu cầu đối với bellman là gì? 

Mô tả công việc Bellman có vẻ đơn giản nhưng mỗi Bellman đều cần những yêu cầu nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Bellman cần đáp ứng các nhu cầu như sau:

Đối với một Bellman thì yêu cầu này cực kỳ quan trọng vì công việc chủ yếu của Bellman là mang vác và vận chuyển hành lý, tư trang của khách lưu trú. Mặc dù Bellman sẽ có dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, việc đảm bảo thể lực và sức khỏe tốt vẫn cần thiết để không làm ảnh hưởng tiến độ của khách sạn và các khách lưu trú.

Bên cạnh sức khỏe tốt, Bellman còn cần trang bị cho bản thân kỹ năng giao tiếp tốt. Không chỉ riêng vị trí Bellman mà hầu hết tất cả vị trí trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn đều cần có kỹ năng này. 

Họ sẽ phải thường xuyên giao tiếp với nhiều khách hàng. Chính vì thế, khả năng giao tiếp, quan sát thái độ của khách hàng sẽ giúp để lại thiện cảm và ấn tượng tốt cho khách hàng sau khi lưu trú tại resort hay khách sạn. 

Ngoài ra, Bellman cũng cần nắm rõ các thông tin, địa điểm du lịch hay các món ăn đặc sắc để hỗ trợ khách hàng khi họ có nhu cầu cũng như tăng mức độ hài lòng dịch vụ của khách lưu trú.

Ngành nhà hàng khách sạn sẽ luôn đón tiếp rất nhiều khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Do đó, Bellman luôn cần có vốn tiếng anh ổn định để tránh rào cản ngôn ngữ. Tiếng Anh đang dần trở thành một phần thiết yếu khi tuyển dụng các nhân viên. 

Để có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc cũng như hỗ trợ khách lưu trú một cách chu đáo nhất, Bellman cần đầu tư cho bản thân mình vốn tiếng Anh ổn định, lưu loát và trôi chảy.

Bellman phải có trách nhiệm với những công việc mình đảm nhận như luôn quan tâm và chăm sóc khách hàng cũng như hoàn thành tốt các công việc được giao. 

Bên cạnh đó, Bellman cũng phải chịu được áp lực công việc lớn do bạn phải luôn túc trực tại khách sạn với thái độ niềm nở và làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra, Bellman luôn cần nhanh nhẹn hỗ trợ khách hàng và cần thận đối với các hành lý của khách lưu trú để tránh các trường hợp hư hỏng hay thiệt hại tài sản.

Lương của bellman có cao không? 

Mức lương của vị trí Bellman sẽ phụ thuộc vào từng khách sạn có quy mô lớn nhỏ như thế nào, khối lượng công việc cho vị trí này ra sao. Mức lương Bellman sẽ dao động từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ/ tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương cơ bản cho Bellman. Ngoài ra, họ cũng sẽ nhận được các khoản tiền thưởng lễ Tết, các chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên của khách sạn, thậm chí là tiền tip của khách lưu trú. Do đó, mức lương hàng tháng sẽ thay đổi từng tháng tuỳ thuộc vào các yếu tố trên.

Bạn có thể tham khảo mức lương của lễ tân khách sạn để có thêm thông tin so sánh và đánh giá.

Mặt trái của nghề bellman 

Ngành nhà hàng khách sạn là một ngành nghề với nhiều áp lực để làm hài lòng khách lưu trú một cách tốt nhất. Vị trí Bellman cũng có những sự cống hiến thầm lặng mà ít được nhắc tới.

Bellman rất ít được các khách lưu trú khen ngợi hay nhớ đến như các bộ phận khác của khách sạn. Nếu lễ tân luôn được đánh giá niềm nở, hay đầu bếp nấu ăn ngon thì Bellman thường bị “lãng quên”. Tuy nhiên, cho dù có được khen thưởng hay có ai nhớ đến hay không thì Bellman vẫn luôn phục vụ khách hàng hết mình.

Bellman thường ít nhận được sự tôn trọng từ phía khách hàng vì đối với khách hàng, vị trí thuộc ở cấp bậc thấp và thường không có quá nhiều yêu cầu học vấn hay kỹ năng.

Bellman phải tuân thủ theo quy định và đi làm từ sáng sớm đến tối muộn. Bên cạnh đó, công việc của họ thường rất vất vả và nặng nhọc khi phải khiêng vác và vận chuyển rất nhiều hành lý lớn nhỏ khác nhau mỗi ngày. Do đó, công việc của Bellman có phân cực hơn so với các bộ phận khác.

Tạm kết

Bellman là gì đã được Glints cùng bạn tìm hiểu qua bài viết trên. Tuy Bellman không phải là một chức vụ quá cao trong khách sạn nhưng vị trí Bellman là vô cùng quan trọng trong khâu chăm sóc khách hàng cũng như thể hiện chất lượng của dịch vụ khách hàng tại nơi bạn đang lưu trú.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Glints Writers

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *