Bị Sa Thải Có Khó Xin Việc Lại Không? Tìm Công Việc Mới Như Thế Nào?

admin

Home » Thế Giới Công Sở » Bị Sa Thải Có Khó Xin Việc Lại Không? Tìm Công Việc Mới Như Thế Nào?

Ngày đăng: 10/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 11/12/2022

Bị sa thải là việc mà không một bất kỳ người lao động nào mong muốn xảy ra. Nhưng khi điều này xảy ra, bạn sẽ phải đối mặt với nó như thế nào? Bị sa thải có ảnh hưởng gì không? Bị sa thải có khó xin việc lại không? Tìm công việc mới như thế nào?

Để giúp bạn sáng tỏ vấn đề này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

Mục Lục

Bị sa thải có khó xin việc lại không?

Bị sa thải có khó xin việc lại không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn sau khi bị công ty cho thôi việc quan tâm. Theo đó, việc bị sa thải không có quá nhiều ảnh hưởng đến việc bạn xin việc sau này. Lý do chính để một công ty tuyển dụng bạn chính là sự phù hợp giữa bạn và công việc, công ty. 

Để giúp bạn có định hướng tìm việc làm mới sau khi bị sa thải, mời bạn cùng đọc tiếp phần tiếp theo nhé.

Đọc thêm: Khi Bị Sa Thải Có Được Trả Lương Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Tìm việc sau khi bị sa thải như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi “Bị sa thải có khó xin việc lại không?’’ trước tiên, bạn cần xác định lý do bị sa thải là gì. Điều này sẽ giúp bạn giải đáp những khuất mắc trong lòng khi bị sa thải. Nếu đó là lý do về kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục và cải thiện trước khi tìm kiếm công việc mới. 

Lý do bạn bị sa thải có thể do bạn không phù hợp với môi trường làm việc, mọi người không hiểu hoặc hiểu sai về những gì bạn đang làm, v.v. Bạn hãy thử hỏi những người đồng nghiệp cũ, mentor của bạn, v.v để có cái nhìn trung thực và trực diện về vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cần tìm được câu trả lời cho câu hỏi “bạn bị sa thải là do bạn hay các yếu tố bên ngoài.

Bạn không nên quay trở lại tìm việc quá sớm, thay vào đó hãy chuẩn bị thật kỹ càng về tâm lý, thể trạng, kiến thức tốt nhất khi bắt đầu công việc mới.

Nếu bạn bắt bản thân lựa chọn khi tâm lý chưa ổn định, chịu ức chế, buồn bực, v.v. Điều này có thể phá hỏng cuộc phỏng vấn của bạn, đưa ra quyết định thiếu tỉnh tạo, làm giảm giá trị bản thân.

Từ những kinh nghiệm đã có, bạn cần loại bỏ hoàn toàn những công việc, công ty có môi trường làm việc không phù hợp với bản thân như văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo, đồng nghiệp, v.v.

Để tìm được một môi trường làm việc không phải là điều đơn giản. Làm sao để biết đồng nghiệp, môi trường mới như thế nào? Theo đó, bạn có thể hỏi trực tiếp lãnh đạo, nhân sự ở bộ phận ứng tuyển, từ đó có những đánh giá và đưa ra quyết định tối ưu nhất.

Bạn bè là một nguồn tin dồi dào và đáng tin cậy mà chúng ta có thể nhờ vả. Bạn nhờ họ đưa ra gợi ý cho công việc? Hỏi họ có biết công việc nào phù hợp với bạn không?

Bạn bè ở bên cạnh bạn đủ lâu có thể đưa cho bạn gợi ý tốt nhất về công việc gì mà bạn có thể làm tốt nhất, phù hợp nhất. Network của họ cũng là một điểm thuận lợi cho bạn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp.

Nhiều người lao động tìm kiếm công việc thông qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay ngay cả những khách hàng cũ của bạn. Họ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, chân thật nhất giúp bạn hoàn thiện chính bản thân mình và lựa chọn công việc phù hợp.

Thư xin việc có tác động trực tiếp tới việc bạn có vượt qua vòng CV hay không. Mỗi đợt tuyển dụng, các doanh nghiệp có thể nhận được hàng chục hàng trăm CV, vậy làm thế nào để CV trở nên nổi bật và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn đừng ngại việc thêm công việc từng bị sa thải vào CV, bạn hãy ghi những gì bạn đã làm được tại đây, bổ sung những kiến thức và kĩ năng bạn học hỏi được tại đây vì nó giúp ích cho bạn khá nhiều trong tương lai.

Bạn hãy đầu tư cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong thư xin việc để nhà tuyển dụng thấy được rõ định hướng, mục tiêu, cũng như sự nghiêm túc của bạn đối với công việc của doanh  nghiệp.

Đọc thêm: Bí Quyết Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV “Cực Chuẩn”

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng cho các bước trên, việc tiếp theo của bạn là chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc phỏng vấn và thể hiện hết năng lực của mình. 

Bị sa thải có ảnh hưởng gì không? Các câu hỏi về “Lý do bạn bị sa thải ở công ty cũ là gì?” đây là câu hỏi gây ra cho ứng viên nhiều đau đầu nhất. Những ký ức không tốt gợi lại có thể khiến ứng viên mất kiểm soát, do đó làm giảm tỷ lệ thành công của cuộc phỏng vấn.

Khi gặp câu hỏi như trên hoặc các câu hỏi liên quan, bạn hãy thành thật trả lời, ngay cả khi bạn mắc sai làm ở công ty cũ và khiến bạn bị sa thải, thành thật về những bài học rút ra và bạn đã cải thiện nó như thế nào.

Bạn nên giữ vững tâm lý, câu trả lời đúng trọng tâm, hạn chế trả lời câu hỏi một cách lan man không đi vào trọng tâm. Nhà tuyển dụng chủ yếu quan tâm đến mức độ phù hợp của bạn với tổ chức.

Bạn hãy đảm bảo mình đã tìm hiểu kỹ về đơn vị tham gia phỏng vấn. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng trả lời các câu hỏi liên quan mà còn thể hiện mức độ quan tâm của bạn đến công việc, và doanh nghiệp. Hãy cho họ thấy bạn chính là nhân tố còn thiếu của họ.

Một vài nghiên cứu cho biết, nhà tuyển dụng thường đưa ra quyết định trong thời gian từ 3 – 5 phút kể từ khi bắt đầu phỏng vấn. Do đó, bạn cần nắm bắt thời điểm và dồn toàn lực cho phần này.

Bạn hãy cho doanh nghiệp thấy mình là người chủ động tìm việc, chứ không phải là một người thất nghiệp dài ngày đang chờ họ phân phát cơ hội.  

Một vài điểm cần lưu ý khi đi phỏng vấn công việc mới

Bị sa thải có khó xin việc lại không? Khi đi phỏng vấn công công việc mới bạn cần lưu ý những điều như dưới đây để có thể ứng phó với những câu hỏi hóc búa về công việc trong quá khứ:

Đọc thêm: Top Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bị sa thải có khó xin việc lại không mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin có giá trị, cũng như có thêm nhiều góc nhìn thú vị về vấn đề này. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Huy Kieu

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *