Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

admin

 1,653 
Khi tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng thường hỏi nhiều câu liên quan đến cách xử lý tình huống trong công việc. Bởi lẽ, kỹ n

 1,653 

Khi tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng thường hỏi nhiều câu liên quan đến cách xử lý tình huống trong công việc. Bởi lẽ, kỹ năng giải quyết vấn đề là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá cao. Vậy, kỹ năng này được thể hiện như thế nào? Làm thế nào để cải thiện khả năng giải quyết vấn đề? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của MISA AMIS.

I. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ. Trong đó, bạn vừa đánh giá, phân tích tình huống vừa nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý tối ưu nhất. Đây là kỹ năng mềm được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày giúp bạn cải thiện chất lượng công việc, gắn kết các mối quan hệ xung quanh.

II. Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề

Một cá nhân bình tĩnh, tự tin khi xử lý tình huống sẽ khống chế khủng hoảng tốt hơn và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường đề cao kỹ năng này tại môi trường làm việc.

Lý do chính là trong quá trình triển khai dự án kinh doanh hoặc tương tác với khách hàng, các tình huống khó khăn thường xuất hiện bất ngờ. Nếu bạn không nhanh nhạy, khéo kéo hóa giải nguy cơ thì những khó khăn đó có thể làm chậm tiến độ hoặc khiến dự án thất bại. Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng giúp các cá nhân phân tích tình huống, hành động giải quyết chính xác.

III. Các kỹ năng giải quyết vấn đề cần biết hữu ích nhất 

Kỹ năng giao tiếp không chỉ đơn giản là cách bạn trình bày quan điểm, ý kiến hay kết nối với mọi người. Nó còn là khả năng lắng nghe, đưa ra phản hồi và ghi nhận góp ý của người đối diện.

Bằng cách này, bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn khác nhau để ứng dụng vào giải quyết công việc. Giao tiếp hiệu quả giúp bạn thể hiện tác phong chuyên nghiệp cũng như nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh.

Khi đối diện với một tình huống phức tạp, bạn cần dành thời gian nghiên cứu nguyên nhân, các yếu tố liên quan. Mặt khác, mục tiêu cần đạt được cũng tác động trực tiếp đến cách thức khắc phục vấn đề của bạn. Nhờ phân tích tình huống kỹ lưỡng,  bạn sẽ cơ sở khách quan để phát huy kỹ năng giải quyết vấn đề của mình một cách chính xác.

Trong một tập thể, việc bất đồng quan điểm xảy ra khi các thành viên không thống nhất được phương án chung. Lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề cần được đặt lên hàng đầu.

Nó giúp bạn đưa ra quyết định chắc chắn, quyết đoán và dẫn dắt mọi người cùng làm theo. Đặc biệt, đối với những người lãnh đạo, kỹ năng này vô cùng cần thiết trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro là hoạt động xây dựng quy trình bài bản nhằm tìm ra nguyên nhân, phòng ngừa và dự phòng kế hoạch giải quyết khủng hoảng. Điều này cho phép bạn giảm thiểu tổn thất về chi phí, thời gian cho bản thân và tập thể. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy bạn sẵn sàng đương đầu với khó khăn để nắm bắt những cơ hội mới.

Sự sáng tạo là tiền đề tạo ra những cải tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, người có tư duy sáng tạo sẽ sở hữu khả năng giải quyết vấn đề ấn tượng. Thay vì đi theo những lối mòn cũ, bạn có thể tự mình khám phá những cách làm mới mẻ, khác biệt và hiệu quả.

IV. Các bước giải quyết vấn đề bạn cần biết

Đầu tiên, bạn cần nhận định chính xác mức độ nghiêm trọng cùng nguyên nhân gây ra vấn đề. Sau đó, bạn cần lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự công việc cần ưu tiên. Ứng dụng kỹ năng giải quyết vấn đề ở đây giúp bạn tránh sự hiểu nhầm hay mất nhiều thời gian tìm ra giải pháp tối ưu.

Với các nhân tố cốt lõi bên trên, bạn phải làm rõ người chịu trách nhiệm chính. Đây là người phụ trách điều chỉnh, xoa dịu mâu thuẫn giữa các bên.

Ví dụ, người chịu cho trách nhiệm giải quyết khiếu nại của khách hàng về dịch vụ chăm sóc sẽ là quản lý, giám đốc dịch vụ. Họ không chỉ đại diện thương hiệu mà còn quyền hạn, kỹ năng chuyên nghiệp giúp khách hàng hài lòng và an tâm hơn.

Một vấn đề phát sinh thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, các đánh giá chủ quan sẽ làm lệch hướng khiến bạn không nắm bắt được mâu thuẫn quan trọng cũng như kéo dài thời gian xử lý vấn đề.

Để hiểu vấn đề sâu rộng, bạn nên bắt đầu bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi làm rõ các “điểm nóng”. Dựa trên bảng hệ thống thông tin, bạn có thể đánh giá sự việc dưới nhiều góc nhìn, nghiên cứu thông tin chi tiết, khách quan nhất.

Trên thực tế, các biện pháp giải quyết vấn đề vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, mỗi cá nhân cần so sánh các lựa chọn dựa trên những tiêu chí như thời gian, số lượng việc cần làm, hiệu quả mang lại… Phương án cuối cùng luôn là phương án phù hợp với nguồn lực và tối ưu nhất.

Với sự chuẩn bị cẩn trọng, việc thực hiện kế hoạch sẽ diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải xem xét, đánh giá kết quả thực tiễn. Nếu khó khăn chưa được xử lý triệt để, bạn cần nhanh chóng khắc phục để nâng cao chất lượng công việc kịp thời.

>> Tìm hiểu ngay: Kỹ năng lãnh đạo: 6 kỹ năng lãnh đạo hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo

III. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC – PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC TOÀN DIỆN

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

IV. Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về kỹ năng giải quyết vấn đề. Qua đó, bạn không chỉ thấu hiểu khái niệm, vai trò mà còn nắm được các bước nâng cao kỹ năng này. Hy vọng bạn sẽ triển khai hiệu quả và thành công trong cuộc sống cũng như công việc hiện tại.

 1,654 

AMIS Blog

Copyright © 1994 – 2022 MISA JSC


Thỏa thuận sử dụng

|
Chính sách bảo mật


 1,653 
Khi tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng thường hỏi nhiều câu liên quan đến cách xử lý tình huống trong công việc. Bởi lẽ, kỹ nKỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

Share This Article
Leave a comment