Bosch Rexroth triển khai dự án ứng phó xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

admin

Content Editor @ Brands Vietnam

Xây dựng cống ngăn mặn là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn. Đến nay đã có nhiều dự án đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn, dự án cống ngăn mặn Bông Bót do Bosc

Content Editor @ Brands Vietnam

Xây dựng cống ngăn mặn là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn. Đến nay đã có nhiều dự án đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn, dự án cống ngăn mặn Bông Bót do Bosch Rexroth triển khai là một trong số đó.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo và trái cây lớn nhất Việt Nam – cung cấp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng trái cây và 70% hàng hoá nuôi trồng thuỷ sản hàng năm. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm gần đây, khu vực này liên tục chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn, tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng lương thực cũng như sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hằng năm, nước biển vẫn chảy ngược vào sông Cửu Long theo dòng chảy tự nhiên, nhưng tình trạng xâm thực chưa bao giờ ở mức đáng báo động đến vậy. Vào tháng 1/2020, xâm nhập mặn đã tăng cao so với ranh mặn 4g/lít ở 2 nhánh sông Vàm Cỏ, vào khoảng 82-85 km, cao hơn năm 2016 từ 18-20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45-66 km, cao hơn năm 2016 từ 6-17 km.

Độ mặn tăng cao do nhiều yếu tố – lòng sông ngày càng sâu và thiếu nước ngọt từ hạ lưu vào đồng bằng. Mặt khác, độ mặn cao xảy ra do tác động của biến đổi khí hậu. Hằng năm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra ngập lụt vào mùa mưa. Nước ngọt từ thượng nguồn tràn qua đồng bằng và đổ ra biển. Đến tháng 3, nước sẽ cạn kiệt, làm độ mặn tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ diễn ra trong một tháng cho đến khi gió mùa xuất hiện và lưu vực sông Cửu Long sẽ ngập lụt trở lại. Thế nhưng, vào năm 2020, khu vực này đã không được lấp đầy trong nhiều tháng liền. Năng suất ruộng lúa và vườn cây ăn quả giảm 30-70%. Khoảng 96.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Các bộ, ban, ngành đã triển khai nhiều biện pháp để giải quyết những khó khăn trên. Trong đó, xây dựng cống ngăn mặn được đánh giá là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn. Đến nay đã có nhiều dự án đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn, ví dụ như: dự án Cống Âu thuyền Ninh Quới; hệ thống thuỷ lợi trạm bơm cống Xuân Hoà, cống Tân Dinh – Bông Bót, Vũng Liêm. Đây là những dự án giúp kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Nam Măng Thít; Kênh May Phốp – Ngã Hậu và hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre… Dự án Cống ngăn mặn Bông Bót do Bosch Rexroth triển khai là một trong số đó.

6 xi lanh thuỷ lực cỡ lớn – sản xuất bởi Bosch Rexroth, được lắp đặt vào các cửa cống Bông Bót. Hệ thống cảm biến hành trình thế hệ mới (CIMsmart) được tích hợp trên các xi lanh thuỷ lực nhằm xác định chính xác vị trí của piston và đảm bảo hệ thống xi lanh hoạt động đồng tốc.

Vào mùa khô, tất cả cửa cống đóng lại để ngăn mặn vào nội đồng và trữ nước ngọt cho các kênh. Cửa cống sẽ được mở để thoát nước và tàu thuyền lưu thông. Vào mùa mưa, tất cả cửa cống đều mở và được di chuyển tuỳ thuộc vào mực nước chênh lệch giữa mặt sông và mặt kênh. Trong trường hợp mực nước dâng cao do mưa bão, các cống sẽ được mở để giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra.

Ông Hồ Sỹ Sơn – Kỹ sư Dự án Bosch Rexroth Việt Nam cho biết: “Cửa van cống, âu thuyền của các cống ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được làm bằng thép, vận hành bằng xi lanh thuỷ lực do Bosch Rexroth cung cấp. Để ngăn nước mặn trên các sông, các cống ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng các cửa cống rộng 15-40m. Các cửa cống này thường sử dụng xi lanh thuỷ lực để vận hành đóng mở. Có thể hiểu rằng, thành công trong điều khiển cống ngăn mặn phụ thuộc khá nhiều vào hệ thuỷ lực điều khiển nâng hạ cửa cống”.

Xi lanh thuỷ lực Bosch Rexroth được thiết kế để có thể vận hành trong môi trường độ mặn cao nhờ lớp phủ bề mặt Enduroq 2200. Nhờ đó, tuổi thọ của xi lanh thuỷ lực được gia tăng đáng kể từ 25 đến 50 năm.

Các cống ngăn mặn vận hành hiệu quả góp phần cải thiện năng suất vụ lúa đông xuân (cuối năm 2020, đầu năm 2021) ước tính đạt 10,7 triệu tấn – tăng 144.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Năng suất lúa ước đạt trên 7 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha – cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

“Thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể là thách thức đối với cuộc sống của người dân ở các địa phương. Với Công trình Cống ngăn mặn Bông Bót, Bosch Rexroth đã góp phần phát triển thành công các giải pháp bền vững nhằm ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt tại Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Lê Hoàng Việt, Giám đốc Bosch Rexroth Việt Nam.

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Content Editor @ Brands Vietnam

Xây dựng cống ngăn mặn là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn. Đến nay đã có nhiều dự án đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn, dự án cống ngăn mặn Bông Bót do BoscBosch Rexroth triển khai dự án ứng phó xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Share This Article
Leave a comment