Cách viết content website thông minh hơn với content outline template

admin
By admin

Content Outline là : nội dung sườn/ dàn ý để viết nội dung quan trọng trong SEO onpage

Hỏi nhanh: điều gì trong nội dung sẽ thu hút sự chú ý của đọc giả?

Sự mạch lạc
Nếu bài viết của bạn đi từ một ý tưởng này sang một ý tưởng khác theo một trình tự thích hợp, đọc giả của bạn thậm chí sẽ không chú ý rằng tất cả mọi ý tưởng mà bạn đưa ra đều được sắp xếp theo một cấu trúc – không hề ngẫu nhiên mà được bạn lên kế hoạch cẩn thận.
Đấy là bởi vì đọc giả đang có một trải nghiệm đọc tuyệt vời và dễ nắm bắt với nội dung bài viết của bạn.
Mặt khác, một nội dung kém mạch lạc sẽ dễ gây sự chú ý. Đọc giả của bạn sẽ ngay lập tức biết rằng có cái gì đó không đúng trong nội dung của bạn. Họ sẽ cố gắng kết nối những ý trong bài lại với nhau, và họ dường như sẽ không tiếp tục đọc hỗn hợp những ý tưởng lộn xộn này.

Làm sao để chắc chắn rằng mỗi và mọi nội dung của mình đều có sự mạch lạc?

Câu trả lời rất đơn giản: nội dung của bạn sẽ mạch lạc khi bạn có một content outline tốt.
Trong từng hướng dẫn dưới đây, tôi sẽ đề cập đến rất cả lợi ích của dàn ý, và cho bạn thấy phương pháp chính xác mà tôi sử dụng để sắp xếp ý của mình và viết thành nội dung. Những thứ dưới đây sẽ rất hấp dẫn.\"Why
Content outline: sử dụng biểu mẫu để viết hay và nhanh hơn

Tải biểu mẫu content outline của riêng bạn

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy tải những biểu mẫu hay dưới đây để áp dụng cho content outline của bạn trong tương lai. Những biểu mẫu này giúp bạn bắt đầu một cách đúng đắn, từ đó bạn sẽ không phải lo lắng quá trình sản xuất nội dung của mình trở nên rắc rối.
Bao gồm:

  • Biểu mẫu lịch lập kế hoạch nội dung hằng năm 2021
  • Biểu mẫu dàn ý của bài đăng trên Blog
  • Biểu mẫu content outline.

Mục lục

  1. Tại sao phải dùng content outline?
  2. Tạo content outline trong 5 bước đơn giản
    • Chọn tiêu đề cho bài viết của bạn
    • Brainstorm những ý chính
    • Xếp các ý chính thành những mục lớn
    • Thêm những ý bị thiếu
    • Hoàn thiện content outline của bạn
    • Bước ngoài lề

Tại sao phải dùng content outline?

Hãy đoán xem tại sao? Sự mạch lạc không phải là lợi ích duy nhất mà bạn sẽ nhận được từ việc lập content outline trước khi viết. Thực tế, content outline cải thiện toàn bộ quá trình viết của bạn, từ ý tưởng cho đến khi đăng tải một bài viết PR hay thông cáo báo chí
Đó là lý do tại sao những người viết lách chuyên nghiệp không bao giờ bắt đầu viết bản nháp của mình mà không sử dụng content outline. Dưới đây là lý do tại sao content outline lại là một thứ thiết yếu khi viết và triển khai content marketing:

Giúp nội dung của bạn trở nên bao quát

Sự bao quát mang lại rất nhiều giá trị cho bài viết của bạn. Một nội dung bao quát sẽ luôn thu hút nhiều người xem hơn, với kiểu nội dung ngắn gọn.
Thực tế, hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây – miêu tả độ dài trung bình của những nội dung nằm trong nhóm 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google.
\"Average
Như bạn thấy, có một sự tương quan lớn giữa độ dài của nội dung và thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm. Không cần phải nói, một nội dung tốt là một nội dung chi tiết và bao quát.
Khi bạn viết nội dung mà không chuẩn bị content outline, khả năng cao bạn sẽ quên một vài ý phụ thiết yếu trong bài viết của mình.
Mặt khác, lập giàn ý sẽ giúp bạn xác định những lỗ hổng trong các ý, mà từ đó bạn có thể đảm bảo bài viết của mình sẽ bao quát hết tất cả những khía cạnh có liên quan đến chủ đề mà mình đang viết.
Lập giàn ý sẽ giúp bạn xác định những lỗ hổng trong các ý.

Thúc đẩy sáng tạo nội dung

Nếu bạn thực sự muốn thay đổi tình huống với nỗ lực sáng tạo nội dung của mình, thì thông tin từ Hubspot cho thấy bạn nên đăng tải ít nhất từ một đến 2 bài viết có giá trị cao mỗi tuần. Và tốt nhất là từ 4 – 5 bài blog mỗi tuần.
\"Monthly
Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn sẽ không chỉ là người viết lách; mà bạn còn là người làm marketing, nhà quản lý, hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, vậy nên việc tự mình tạo ra thật nhiều nội dung là một việc gần như là có thể.
Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải giao phó công việc của mình cho những người viết lách khác, với một tài liệu bao gồm các hướng dẫn chi tiết về cách viết nội dung ( nói cách khác là một bản tóm tắt nội dung).
Đâu là phần quan trọng nhất trong bản tốm tắt nội dung?
Đó chính là dàn ý. Nó giúp bạn truyền tải những thông tin chính xác mà bạn muốn đề cập đến trong bài viết của mình,
Viết lách là một nỗ lực chủ quan, và nếu không có dàn ý, thì một người viết lách có thể sẽ đi sang một hướng hoàn toàn khác với những gì mà họ nghĩ trong đầu trước đó. Có một dàn ý sẽ giúp bạn tránh khỏi sự cố trên.
Sáng tạo ngoài quy chuẩn
Writer’s Block: tình trạng người viết không thể viết do không có ý tưởng, bị chán viết.
Content outline là một phương thuốc hiệu quả cho Writer’s Block. Nó cho phép bạn nghĩ nảy ra những ý tưởng mới nhanh nhất có thể – thay vì ngồi nhìn chằm chằm vào trang giấy trắng.
Hơn nữa, khi bạn đã có content outline, bạn sẽ không cần phải nghĩ quá nhiều khi viết bản nháp của mình.
Dàn ý cơ bản đã được lập ra, vậy nên bạn sẽ không phải vướng bận vào những duy nghĩ vĩ mô, từ đó tập trung hơn vào việc mở rộng những đề tài phụ.
Nói cách khác, bạn sẽ có thể viết nhanh hơn mà không phải thường xuyên dừng lại để đánh giá sắp xếp các ý tưởng hay logic tổng thể của bài viết.
Cho dù bạn đang viết một bài Blog, một kịch bản video, hay infographic đi chăng nữa, chuẩn bị content outline đầu tiên cũng sẽ là một cách làm hữu ích giúp bạn thoải mái sáng tạo những nội dung có giá trị cao nhất có thể về một đề tài cho trước.
Lập Content Outline với 5 bước đơn giản
Giờ đây, khi bạn đã biết lý do tại sao mà việc lập dàn ý trước khi viết là một việc phải làm rồi thì tôi chắc chắn rằng bạn đang muốn biết cách làm sao để lập nó. Vậy thì hãy tìm hiểu quá trình từng bước lập content outline của tôi dưới đây:
\"5
Chọn Tiêu Đề Cho Bài Viết
Trước khi bắt đầu lập dàn ý, bạn cần phải nắm rõ bạn sẽ viết về cái gì.
Không có mục tiêu cụ thể thì bài viết của bạn có thể sẽ lạc sang hàng trăm hướng đi khác nhau. Đó chính là lý do tại sao ta nên chọn ra tiêu đề cho bài viết của mình, thứ sẽ ngăn bạn không bị lạc đề.
Một tiêu đề hay là một tiêu đề cụ thể. Ví dụ, “Cách để tạo ra khách hàng tiêm năng từ quảng cáo trên Facebook” sẽ tốt hơn “Hướng dẫn Marketing trên Facebook”. Đương nhiên, trừ khi là bạn đang thực sự  viết một hướng dẫn bao gồm mọi khía cạnh trong việc marketing trên Facebook – đó sẽ là một bài viết rất rất dài.
Chọn ra tiêu đề với mục tiêu hẹp sẽ giúp việc phác thảo và sắp xếp nội dung sau này trở nên rất dễ dàng.
Đừng lo rằng liệu tiêu đề của bạn không được hấp dẫn cho lắm. Đó chắc chắn không phải là tiêu đề cuối cùng mà bạn sẽ đăng tải cùng bài viết của mình. Mục tiêu của việc lập ra tiêu đề này là để giúp bạn không bị lạc đề. Sau này, bạn vẫn có thể khiến cho tiêu đề trở nên thu hút hơn khi bạn chuẩn bị hoàn thành nội dung bài viết của mình.
Một tiêu đề tốt là phải cụ thể và giúp bạn không bị lạc đề.
Braintorm những ý chính
Bây giờ chính là lúc để brain dump. Hãy ghi ra tất cả những điều quan trọng mà bạn muốn khán giả của mình sẽ nhớ từ nội dung của bạn.
Brain dump: viết tất cả những gì bạn đang nhĩ lên giấy
Bạn muốn đọc giả của mình biết và nhớ những thứ gì ngay sau khi họ đọc xong bài viết của bạn? Đó không cần phải là các phần hay các chủ đề phụ trong bài viết của bạn. Thực ra kể từ bây giờ, bạn đừng bao giờ suy nghĩ về việc các thông tin sẽ được sắp xếp như thế nào.
Ví dụ, giả sử tôi đang viết một bài viết về việc thêm đồ họa vào nội dung của bạn. Tôi chắc chắn sẽ muốn đọc giả nắm được những ý sau đây:

  • Tại sao lại thêm vào những yếu tố trực quan vào bài viết?
  • Một nội dung sẽ có bao nhiêu hình ảnh là phù hợp?
  • Kiểu hình ảnh nào ta có thể cho vào?
  • Họ nên điều chỉnh những hình ảnh đó như thế nào cho phù hợp với đặc tính thương hiệu của mình?
  • Họ có thể tìm thấy những bức ảnh liên quan ở đâu?
  • Có những vấn đề pháp lý nào mà họ nên biết?
  • Họ có thể tự chỉnh hình ảnh như thế nào
  • Họ có thể tối ưu hóa những bức hình đó như thế nào để dùng cho SEO? (SEO: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
  • Nếu họ không phải là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì sao?

Như bạn thấy, ta sẽ chỉ để ý tưởng xuất hiện một cách tự nhiên và không lo lắng gì về việc sắp xếp ý tưởng cả. Đây có lẽ là bước duy nhất mà bạn có thể tự do làm điều đó.
Tuy nhiên, hãy nhớ những gì tôi nói về việc duy trì mục tiêu cụ thể trong phần trước. Cố gắng đừng để bị cuốn vào những ý chính trong bài viết, việc này có thể không phù hợp với tiêu đề bài viết của bạn một cách chính xác.
 Xếp những ý chính thành những mục lớn
Tiếp theo, hãy xem xét từng ý chính có trong bài viết của bạn và suy nghĩ xem những ý chính khác có thể có liên quan gì đến ý chính này. Cách làm là bạn hãy tạo ra nhóm hoặc chủ đề cho những ý chính có liên quan với nhau.
Những nhóm này sau đó sẽ trở thành những phần hoặc đề tài phụ khác nhau trong nội dung của bạn, với những đề mục riêng của mình.
Việc này cũng giống như cách mà bạn sắp xếp các dụng cụ và thực phẩm khác nhau trong nhà bếp. Bạn có một không gian đơn lẻ và tách biệt dành cho muối, tiêu, và những gia vị khác. Một nơi riêng dành cho muỗng, cây spatula (cây vét bột), nĩa, và những món đồ tương tự. Một chỗ riêng dành cho đĩa và tô. Cứ thế với những thứ khác trong nhà bếp của bạn.
Vấn đề là, với từng nhóm các món đồ có liên quan với nhau, bạn sẽ gom chúng lại để cùng một chỗ; tương tự với việc sắp xếp những ý chính có trong bài viết của bạn.
Tiếp tục những ví dụ tương tự từ phần trước, hãy xem cách mà ta có thể sắp xếp hợp lý những ý chính mà tôi đã viết ở trên vào từng đề mục phụ:

  • Giới thiệu
  • Lợi ích của nội dung trực quan
  • Tại sao lại thêm những yếu tố trực quan vào bài viết?
  • Cái kiểu nội dung trực quan
  • Kiểu hình ảnh nào ta có thể cho vào?
  • Tìm hình ảnh dùng trong nội dung
  • Họ có thể tìm thấy nhứng hình ảnh liên quan ở đâu?
  • Có nhứng vấn đề pháp lý nào mà họ cần phải biết
  • Thiết kế đồ họa & Tùy chỉnh
  • Họ có thể tự tùy chỉnh hình ảnh như thế nào?
  • Nếu họ không phải là những nhà thiết kế chuyên nghiệp thì sao?
  • Họ nên điều chỉnh hình ảnh như thế nào cho phù hợp với đặc tính thương hiệu của mình?
  • Đưa hình ảnh vào nội dung
  • Một nội dung sẽ có bao nhiêu hình ảnh là phù hợp?
  • Họ có thể tối ưu hóa hình ảnh của mình như thế nào để dùng cho SEO?

Thêm vào những ý chính bị thiếu
Khi tối ưu hóa ý chính thành những chủ đề lớn, bạn không cần phải quá cứng nhắc trong quá trình đó. Thực tế, bạn có thể tạo ra luật hoặc phá luật nếu bạn thấy phù hợp với nội dung của mình.
Ví dụ, nếu bạn cảm thấy như có một ý chính không liên quan gì đến bất kì những ý chính nào khác có trong bài viết, thì ý đó có thể tự trở thành một phần hoặc một chủ đề riêng biệt. Bạn có thể suy ra những ý tưởng cho một phần hoặc một đề tài phụ hoàn toàn mới mà bạn chưa suy nghĩ đến trước đó. Qúa trình này thực sự không hề có điểm chuẩn, bạn có thể để kiến thức của mình về đề tài này làm “kim chỉ nam”.
Nếu bạn cảm thấy như có nhiều phần còn thiếu một vài ý nào đó, thì đây chính là lúc mà bạn phải lấp đầy những lỗ hổng đó trong bài viết của bạn. Hãy xem xét những ý mà có thể bạn đã không chú ý tới trong lần brainstorm đầu tiên của mình.
Ví dụ, trong dàn ý trước, bạn có thể thấy rằng tôi không có ý nào trong phần giới thiệu hay lợi ích, hay các kiểu loại nội dung trực quan, mà tôi sẽ đề cập đến trong bài viết của mình. Hãy nhìn vào dàn ý mới của tôi dưới đây. Với những chi tiết được thêm vào,  tôi đã tô đậm nó lên để bạn có thể dễ dàng phân biệt đâu là dàn ý cũ, và đâu là dàn ý mới dưới đây:

  • Giới thiệu
  • Chỉ văn bản thôi là không đủ
  • Hình ảnh phải là thứ sau cùng
  • Lợi ích của nội dung trực quan
  • Tại sao lại thêm những yếu tố trực quan vào bài viết?
  • Tăng khả năng chia sẻ
  • Giúp nội dung dễ nhớ hơn
  • Giúp nội dung dễ đọc hơn
  • Các kiểu nội dung trực quan
  • Kiểu hình ảnh nào ta có thể cho vào?
  • Hình ảnh kèm văn bản/ câu trích dẫn
  • Xử lý biểu đồ/ sơ đồ
  • Ảnh chụp màn hình
  • Tìm hình ảnh dùng trong nội dung
  • Họ có thể tìm thấy nhứng hình ảnh liên quan ở đâu?
  • Tìm kiếm hình ảnh trên Google
  • Các trang hình ảnh lưu trữ miễn phí
  • Lấy hình ảnh gốc
  • Có nhứng vấn đề pháp lý nào mà họ nên biết
  • Thiết kế đồ họa & Tùy chỉnh
  • Họ có thể tự tùy chỉnh hình ảnh như thế nào?
  • Các công cụ thiết kế – Canva, Crello, DesignBold
  • Nếu họ không phải là những nhà thiết kế chuyên nghiệp thì sao?
  • Họ nên điều chỉnh hình ảnh như thế nào cho phù hợp với đặc tính thương hiệu của mình?
  • Kích thước hình ảnh tiêu chuẩn
  • Đưa hình ảnh vào nội dung
  • Một nội dung sẽ có bao nhiêu hình ảnh là đủ?
  • Kết quả nghiên cứu về số lượng hình ảnh
  • Định dạng nào tốt hơn: JPEG hay PNG?
  • Họ có thể tối ưu hóa hình ảnh của mình như thế nào để dùng cho SEO?
  • Đặt tên cho hình ảnh, nén văn bản và tệp tin thay thế.

Hoàn tất Content Outline của bạn
Đến giờ, bạn đã thực hiện rất nhiều công việc khó khăn: suy nghĩ và sắp xếp
Bây giờ, bạn có thể nhìn lại lần cuối cùng và thắt chặt dàn ý của mình lại. Hãy đảm bảo rằng nó chỉ bao gồm những ý có liên quan với nhau nhất.
Thêm vào đó, hãy xem liệu bạn có muốn chỉnh sửa bất kì dấu gạch đầu dòng nào để khiến chúng trở nên hợp lý hơn không, hay liệu bạn có muốn sắp xếp lại thứ gì đó để bài viết của bạn có tính logic nhất hay không.
Bạn cũng có thể lược bỏ đi những thứ mà bạn nghĩ rằng sẽ không mang lại giá trị cho bài viết, hay những thứ mà hiển nhiên bạn thấy rằng không cần phải đề cập đến nó một cách rõ ràng.
Ví dụ, có lẽ tôi sẽ bỏ đi ý chính trong ví dụ của content outline về việc nếu đọc giả không phải là một nhà thiết kế chuyên nghiệp thì sao, bởi vì tôi đã bao quát phần này khi đề cập những cách đơn giản để sử dụng các công cụ thiết kế, như Canva.
Hãy chắc chắn rằng content outline của bạn chỉ bao gồm duy nhất những ý có liên quan với nhau nhất.
Bước ngoài lề:  Thêm ví dụ và dữ liệu
Đây là một bước không bắt buộc nhưng rất được khuyến khích thực hiện. Đây là một bước vô cùng hiệu quả giúp bạn viết ra bản thảo đầu tiên thật hay.
Đối với mọi ý có trong dàn ý của bạn, hãy xem xem liệu bạn có thể nghĩ đến những ví dụ, số liệu thống kê nghiên cứu ngành công nghiệp, hay những cách khác để ủng hộ cho luận điểm của mình hay không.
Khi bạn đã tìm ra một thứ gì đó mà bạn có thể thêm vào hoặc trích dẫn vào bài viết của mình, hãy thêm những thứ đó vào ngay phía dưới phần có liên quan, để khi bạn ngồi xuống và viết, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ hiểu và có tổ chức.
Hãy tính đến việc sử dụng nghiên cứu và ví dụ trong bài viết của mình, dưới đây là dàn ý cuối cùng của tôi:

  • Giới thiệu
  • Chỉ văn bản thôi là không đủ
  • Hình ảnh phải là thứ sau cùng
  • Lợi ích của nội dung trực quan
  • Tại sao lại thêm những yếu tố trực quan vào bài viết?
  • Tăng khả năng chia sẻ
  • Các tweet ảnh nhận được nhiều tương tác hơn 150% – nghiên cứu của BuzzSumo.
  • Giúp nội dung dễ nhớ hơn
  • Hình ảnh giúp tăng khả năng ghi nhớ – nghiên cứu của BrainRules
  • Giúp nội dung dễ đọc hơn
  • Các kiểu nội dung trực quan
  • Kiểu hình ảnh nào ta có thể cho vào?
  • Hình ảnh kèm văn bản/ câu trích dẫn
  • Xử lý biểu đồ/ sơ đồ
  • Ví dụ: quá trình chuyển đổi khách hàng
  • Ảnh chụp màn hình
  • Tìm hình ảnh để dùng trong nội dung
  • Họ có thể tìm thấy nhứng hình ảnh liên quan ở đâu?
  • Tìm kiếm hình ảnh trên Google
  • Các trang hình ảnh lưu trữ miễn phí
  • Lấy hình ảnh gốc
  • Có nhứng vấn đề pháp lý nào mà họ cần phải biết
  • Ví dụ về việc cho phép sử dụng hình ảnh
  • Thiết kế đồ họa & Tùy chỉnh
  • Họ có thể tự tùy chỉnh hình ảnh như thế nào?
  • Các công cụ – Canva, Crello, DesignBold
  • Họ nên điều chỉnh hình ảnh như thế nào cho phù hợp với đặc tính thương hiệu của mình?
  • Kích thước hình ảnh tiêu chuẩn
  • Đưa hình ảnh vào nội dung
  • Một nội dung sẽ có bao nhiêu hình ảnh là đủ?
  • Bài phân tích 1 triệu bức ảnh của BuzzSumo
  • Định dạng nào tốt hơn: JPEG hay PNG?
  • Họ có thể tối ưu hóa hình ảnh của mình như thế nào để dùng cho SEO?
  • Đặt tên cho hình ảnh, nén văn bản và tệp tin thay thế.

Tổng Kết
Bây giờ, bạn đã biết bí kíp của tôi rồi. Bạn có thể thoải mái bắt đầu quá trình này, cũng như điều chỉnh nó cho phù hợp với phương hướng riêng của bản thân, biến nó thành của riêng bạn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này vào nhiều kiểu loại nội dung. Một dàn ý chắc chắn sẽ rất có ích trong việc giúp cho quá trình viết của bạn trở nên dễ dàng hơn và khiến cho nội dung của bạn trở nên thu hút hơn.
Khi việc này trở thành một thói quen của bạn, thì bạn sẽ thấy mình viết nội dung hay hơn và nhanh hơn.

Share This Article