Một bộ phim hoạt hình ăn khách của Disney sẽ tạo ra một đợt sóng lớn và kéo theo nó là hàng loạt những hoạt động kinh doanh ăn theo, từ nhân vật để diễu hành, đến âm nhạc, công viên, trò chơi điện tử, TV, Internet và các sản phẩm tiêu dùn
Một bộ phim hoạt hình ăn khách của Disney sẽ tạo ra một đợt sóng lớn và kéo theo nó là hàng loạt những hoạt động kinh doanh ăn theo, từ nhân vật để diễu hành, đến âm nhạc, công viên, trò chơi điện tử, TV, Internet và các sản phẩm tiêu dùng.
Quay lại thời điểm tháng 5/ 1991 Disney bắt đầu ký một thỏa thuận làm phim với một công ty nhỏ bé vô danh mang tên Pixar. Trong đó, thỏa thuận rằng Disney sẽ sở hữu hình ảnh và toàn quyền khai thác nhân vật, được kiểm soát nội dung sáng tạo và chỉ cho Pixar 12,5% doanh thu bán vé.
Có khả năng nhưng không phải là bắt buộc làm tiếp với Pixar hai phim tiếp theo và có quyền làm tiếp cùng hoặc không với Pixar các phần tiếp theo, sử dụng các nhân vật của phim. Disney cũng có quyền hủy bỏ bộ phim vào bất cứ lúc nào nếu đối tác vi phạm những điều khoản quy định.
Bob Iger, CEO của Disney
Thỏa thuận này đã thể hiện rõ tầm vóc lớn lao của Disney với gã nhỏ bé và đang trên bờ vực phá sản như Pixar. Sở dĩ, Pixar chấp nhận lép vế và để Disney cầm đằng chuôi là vì công ty cần một hợp đồng với Disney hơn là Disney cần một thỏa thuận với Pixar.
Bộ phim đầu tiên mà cả hai cùng làm với nhau được khởi chiếu đầu tiên vào tháng 11/1995 có tên Toy Story (Câu chuyện đồ chơi). Bộ phim thu hồi vốn ngay tuần đầu tiên được công chiếu, với tiền vé thu được chỉ riêng thị trường trong nước là 30 triệu đô la.
Toy Story trở thành bộ phim hoạt hình bom tấn về thương mại và trở thành bộ phim thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại của cả Disney – Pixar. Chỉ riêng doanh thu bán vé trong nước đã là 192 triệu đô la và 326 triệu đô la trên toàn thế giới.
Nhưng tưởng rằng mối cộng tác ban đầu không xuôi chèo mát mái này lại trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết với hàng loạt những hội chứng kinh điển xảy ra hết lần này đến lần khác. Sau thành công vang dội của Toy Story, Disney cũng như Pixar hoàn tất bộ phim thứ hai và nó còn “ăn khách” hơn Toy Story. Đó chính là A Bug’s Life (Thế giới côn trùng).
Nhưng bộ phim thứ ba của cả hai, Finding Nemo (Đi tìm Nemo) mới là kinh điển nhất trong những bộ phim kinh điển. Phim hoạt hình này dễ dàng vượt mặt hai bộ phim trước để trở thành phim hoạt hình thành công nhất trong lịch sử của Pixar và cả Disney.
Các sản phẩm hoạt hình của Pixar được yêu thích trên toàn thế giới.
Hơn nữa bộ phim giàu hình ảnh, huyền ảo và chất chứa đầy tính nghệ thuật đẹp đẽ sâu sắc đã giành giải thưởng Oscar danh giá. Điều đáng nói là cả ba bộ phim này đều khởi nguồn từ sự sáng tạo của Pixar, còn Disney sắm vai trò truyền thông, đại lý phân phối và tài chính.
Rất ít người biết đến Treasure Planet (Hành tinh báu vật) hay Borher Bear (Anh em gấu), những bộ phim của riêng chi nhánh làm phim Disney.
Song song những sự kiện ra mắt ba bộ phim trên cùng với Pixar thì Disney vẫn cho ra những phim hoạt hình của riêng họ nhưng nó lại chẳng đi đến đâu. Những bộ phim này vừa không mang lại danh tiếng cho Disney mà nó cũng chẳng thể bù lại số vốn đã chi ra.
Các bộ phim hoạt hình ăn khách luôn là dòng suối và sữa nuôi sống công ty. Chúng đẻ ra những công viên vui chơi theo chủ đề, thúc đẩy các doanh thu ăn theo như đồ chơi hay những chương trình truyền hình.
Khi Bob Iger, CEO Disney tham gia lễ khai trương Disneyland tại Hong Kong, ông chợt nhận ra rằng các nhân vật diễu hành được sáng tạo chỉ toàn là các nhân vật của Pixar. Sau 10 năm với Vua Sư Tử, Người đẹp và Quái thú, Aladin, thì giờ đây, trên sân nhà của Disney hoàn toàn là đất diễn của những nhân vật sáng tạo của Pixar.
Hầu như giá trị xưởng làm phim Pixar không nằm ở các tài sản hữu hình mà nó hoàn toàn tồn tại trong trạng thái tài sản ngầm.
Nhận thức được vấn đề, Iger kiểm tra số liệu và phát hiện ra thực tế rằng Disey vẫn tự làm phim hoạt hình trong suốt thời gian qua, nhưng thu về thì chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Nói cách khác, nếu không có những bộ phim hợp tác với Pixar thì Disney đã sụp đổ. Disney giờ đây đang được nuôi nấng bởi sự sáng tạo của Pixar.
“Nếu không làm ra phim hoạt hình, thì công ty của chúng ta sẽ đi tong,” ông nói trong cuộc họp ban giám đốc. “Một bộ phim hoạt hình ăn khách của Disney sẽ tạo ra một đợt sóng lớn và kéo theo nó là hàng loạt những hoạt động kinh doanh ăn theo, từ nhân vật để diễu hành, đến âm nhạc, công viên, trò chơi điện tử, TV, Internet và các sản phẩm tiêu dùng,” ông tiếp tục.
Chi nhánh làm phim hoạt hình của Disney đã hoàn toàn thất bại so với Pixar. Trong khi đó, Pixar đang dần lớn mạnh và không lâu nữa, công ty nhỏ bé này hoàn toàn có thể là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Disney.
Vì thế, giải pháp đưa ra đã quá rõ ràng. Nếu chúng ta không thể đánh bại họ thì hãy mua họ. Mới cách đây hơn 10 năm, Pixar được rao bán cho các nhà đầu tư với giá 5 triệu đô la thì bây giờ, sau những bộ phim hoạt hình bom tấn, Disney trả mức giá mua công ty lên đến 7,4 tỷ đô la vào năm 2005.
Hầu như giá trị xưởng làm phim Pixar không nằm ở các tài sản hữu hình mà nó hoàn toàn tồn tại trong trạng thái tài sản ngầm. Disney đã trả đến hàng tỷ đô la chỉ cho những cái đầu sáng tạo kết hợp nghệ thuật sắc sảo.
Đinh Lộc
Nguồn Trí thức trẻ
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Một bộ phim hoạt hình ăn khách của Disney sẽ tạo ra một đợt sóng lớn và kéo theo nó là hàng loạt những hoạt động kinh doanh ăn theo, từ nhân vật để diễu hành, đến âm nhạc, công viên, trò chơi điện tử, TV, Internet và các sản phẩm tiêu dùn