Cơn sốt bóng đá và “chìa khoá” truyền thông nằm lòng cho các Marketer

admin

Tiếp nối chuỗi bài viết về Sport Marketing, các giải pháp truyền thông trong các giải bóng đá thể thao đã chứng tỏ những ưu điểm vượt trội, giúp thương hiệu gây ấn tượng với kh

Tiếp nối chuỗi bài viết về Sport Marketing, các giải pháp truyền thông trong các giải bóng đá thể thao đã chứng tỏ những ưu điểm vượt trội, giúp thương hiệu gây ấn tượng với khán giả. Đặc biệt, sự lên ngôi của các loại hình truyền thông đa dạng trên cả Offline và Online đã đặt ra nhiệm vụ tất yếu cho Marketer là làm thế nào để khai thác sức nóng từ lĩnh vực thể thao nói chung và bóng đá nói riêng một cách hợp thời và hiệu quả nhất.

Cùng tìm hiểu những gợi ý cho Marketer và thương hiệu trong bài viết dưới đây.

Sport Marketing hay “Tiếp thị thông qua thể thao” đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 20. Cho đến nay, hình thức này đã không còn xa lạ với các Marketer trong và ngoài nước và ngày càng phát triển mạnh mẽ do sự nở rộ của các loại hình thể thao đa dạng như bóng đá, bóng chày, bầu dục, điền kinh, đua xe…

Theo bảng xếp hạng 50 thương hiệu dẫn đầu về giá trị đạt được từ các chiến dịch Sport Marketing trên các nền tảng mạng xã hội của SportsPro (từ 15/8/2020 – 15/8/2021), Nike là thương hiệu dẫn đầu với giá trị truyền thông hơn 616 triệu USD cùng 8,7 tỷ lượt tương tác. Theo sát là đối thủ nặng ký trong ngành hàng thời trang và phụ kiện thể thao là adidas với giá trị 342 triệu USD, thu hút trên 3,6 tỷ lượt tương tác. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng này còn có sự xuất hiện của các thương hiệu đến từ đa dạng ngành hàng như nước uống (RedBull, Monster Energy, Heineken, Coca-Cola…), tài chính (Santander, Mastercard…) hay ô tô (KIA, Mercedes-Benz, Nissan…) với giá trị truyền thông lên đến hàng trăm triệu USD. Những số liệu nổi bật này phần nào chứng minh mức độ hiệu quả và những tác động tích cực mà các hoạt động Sport Marketing đã mang lại cho doanh nghiệp về giá trị truyền thông ở nhiều ngành hàng khác nhau.

Mỗi đội bóng hay cầu thủ đều có sẵn một lượng người hâm mộ và quan tâm theo dõi nhất định. Dựa trên lợi thế này, các nhãn hàng và Marketer cần đưa ra những chiến thuật tận dụng lượng khán giả trung thành và nhiệt huyết, tác động vào những cung bậc cảm xúc dâng trào của người hâm mộ trong mỗi trận đấu, cũng như nắm bắt hành vi tiêu thụ nội dung của người dùng. Cùng điểm qua những hướng đi giúp nhãn hàng “chào sân” hiệu quả trong lòng người hâm mộ bóng đá:

Một trong những chiến thuật hiệu quả được các thương hiệu trên thế giới sử dụng để giao tiếp với khán giả đó là Interactive content (nội dung tương tác) – các nội dung thúc đẩy sự tham gia tích cực từ người tiêu dùng. Không chỉ tiếp nhận nội dung một cách thụ động, người tiêu dùng luôn mong muốn trở thành một phần của các hoạt động hai chiều với nhãn hàng.

Trên thế giới, theo báo cáo của Deloitte, 95% người hâm mộ tham gia vào các hình thức tương tác với đội bóng hoặc giải đấu mà họ yêu thích, trong đó thế hệ Millennials ưu tiên tiếp cận nội dung bằng mạng xã hội cao hơn 40% so với Baby Boomers. Tại Việt Nam, 76% người hâm mộ bóng đá Việt Nam xem hơn 4 trận bóng/tuần, đặc biệt bối cảnh COVID gần như không ảnh hưởng đáng kể đến tần suất xem bóng đá của người hâm mộ Việt Nam, thậm chí gần 42% xem bóng đá nhiều hơn trước (theo We Create Content).

Nhận thấy tầm quan trọng của nội dung tương tác trong việc tác động đến cảm xúc, từ đó thúc đẩy chuyển đổi từ phía người tiêu dùng, các thương hiệu đã tích cực lan tỏa những nội dung này trong các chiến dịch truyền thông của mình. Một ví dụ tiêu biểu vào năm 2018, nhà tài trợ của FIFA World Cup – Coca-Cola đã sử dụng đa dạng các kênh quảng cáo khác nhau để thúc đẩy sự tương tác trong chiến dịch marketing: