Elon Musk nắm quyền điều hành, Twitter thay đổi ra sao?

admin

Independent PR

Ngày 27/10, tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiếp quản điều hành mạng xã hội Twitter với mức giá 44 tỷ đô la Mỹ. Thương vụ này trở thành bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử 16 năm phát triển của Twitter, đồng thời cũng là một cú hu

Independent PR

Ngày 27/10, tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiếp quản điều hành mạng xã hội Twitter với mức giá 44 tỷ đô la Mỹ. Thương vụ này trở thành bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử 16 năm phát triển của Twitter, đồng thời cũng là một cú huých cho sự “thay máu” hàng loạt của nền tảng mạng xã hội “Con chim xanh”

1. Tại sao tỷ phú Elon Musk muốn mua lại Twitter?

Việc tỷ phú giàu nhất thế giới mua lại một nền tảng mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn như Twitter được xem như một trong những bộ phim nhiều cung bậc hỗn loạn và đầy màu sắc nhất trong lịch sử thương trường.

Trong tuyên bố của mình, ông Musk cho biết lý do mua lại Twitter là vì điều quan trọng đối với tương lai của nền văn minh nhân loại, nơi mọi người có thể tranh luận nhiều loại tín ngưỡng một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực.

“Tôi nghĩ điều rất quan trọng là phải có một nền tảng toàn diện cho quyền tự do ngôn luận”, Musk giải thích tại hội nghị TED diễn ra hồi giữa tháng 4. “Twitter đang trở thành một quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận và là nơi mọi người có thể tự do thể hiện quan điểm trong giới hạn của luật pháp”.

2. Twitter đã “thay máu” ra sao?

Sau khi cập nhật thông tin cá nhân trên mạng xã hội với chức danh Giám đốc Twitter, tỷ phú Elon Musk khẳng định mục tiêu của ông là đảm bảo môi trường tranh luận lành mạnh, thay vì là nơi thể hiện những quan điểm tiêu cực, gây thù địch mà không bị trừng phạt.

Sự thay đổi về nhân sự

Ngay sau khi hoàn tất các thủ tục để tiếp quản Twitter, Elon Musk đã sa thải toàn bộ hội đồng quản trị cùng một loạt các quản lý cao nhất của công ty, gồm CEO Parag Agrawal, Giám đốc tài chính Ned Segal cùng luật sư trưởng Vijayya Gadde, đồng thời tự điền tên mình vào vị trí CEO mới.

Mọi thứ còn được đẩy xa hơn nữa khi trong vòng một tuần sau đó, hơn 50% trong tổng số nhân sự khoảng 7.500 người của Twitter trên toàn cầu đã nhận thông báo nghỉ việc. Tỷ phú Musk cam kết các nhân viên tại Mỹ bị sa thải sẽ nhận một khoản đền bù gồm ít nhất 3 tháng lương cơ bản.

“Mọi người đang hoảng sợ” là điều mà một nhân viên đang làm việc tại Twitter cho biết. Mọi thứ càng hoảng loạn hơn khi các báo cáo cho thấy có một “đội ngũ luật sư mới” đã xuất hiện tại trụ sở Twitter trong tuần này. Ngay cả những người đang làm việc tại Twitter cũng không rõ về sự tình hiện tại của công ty, đến nỗi họ phải tìm kiếm thông tin từ các nguồn như báo chí, mạng xã hội để biết những gì đang xảy ra và liệu họ có còn giữ được công việc hiện tại hay không.

Lý giải cho quyết định của mình, Elon Musk đã nói với một số nhân viên rằng “Twitter thiếu lượng tiền mặt cần thiết để sống sót” và hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Một yếu tố khác được cho có tác động tới quyết định này, đó là con số 13 tỷ USD mà ông đã đi vay để thâu tóm Twitter. Khoản nợ này sẽ đẩy tiền lãi mà công ty phải trả lên hơn 1 tỷ USD mỗi năm, và do đó cắt giảm chi phí sẽ là yêu cầu tối cần thiết.

Phương thức hoạt động mới

Ông Elon Musk đã thành lập một hội đồng bao gồm các cố vấn, nhân viên và các nhà đầu tư từ các doanh nghiệp khác do vị tỷ phú gốc Nam Phi sở hữu.

Theo những người có liên quan đến kế hoạch của ông Musk, nhóm cố vấn này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu các sáng kiến và giải pháp nhằm tăng cường trải nghiệm của người dùng và tăng doanh thu. Trong khi đó, ông Musk liên tục công bố các thay đổi mà mình muốn áp dụng trên mạng xã hội Twitter để khảo sát ý kiến của người dùng.

Theo đó, đội ngũ cố vấn của ông Musk bao gồm Jason Calacanis, một nhà khởi nghiệp và đầu tư công nghệ từng thúc đẩy ông Musk đưa ra quyết định mua lại mạng xã hội Twitter vào tháng 4. Một người khác có vai trò quan trọng trong nhóm chuyển giao của ông Musk là Alex Spiro, luật sư của vị tỉ phú này trong nhiều năm.

Trong số những người có trách nhiệm giúp đỡ ông Musk trong quá trình tái định hình Twitter cũng có những nhân vật từng có liên hệ với nền tảng này, bao gồm Sriram Krishnan – nhà đầu tư đồng thời từng là người chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm cho Twitter.

Chính sách kiểm duyệt nội dung được điều chỉnh

Trong nhiều năm, Twitter thường bị chỉ trích là “độc hại” hoặc “rác”. Với góc nhìn từ quan điểm kinh doanh, không ai muốn dành thời gian trên một mạng xã hội khiến họ cảm thấy tồi tệ. Musk tin rằng Twitter đã đi quá xa, đồng thời cũng bày tỏ lo ngại về việc Twitter thiếu “quyền tự do ngôn luận”.

Ông cũng muốn chính sách quản lý nội dung mềm mỏng hơn, hạn chế những lệnh cấm sử dụng vô thời hạn và chuyển sang có thời hạn ngắn.

Trong một buổi giải đáp với nhân viên Twitter vào tháng 6, ông nói rằng công ty nên để mọi người tweet những điều “thái quá” và có kế hoạch trả lại quyền truy cập cho cựu Tổng thống Donald Trump.

Tham vọng về một siêu ứng dụng mới

Đầu tháng 10, khi thông báo tiếp tục thương vụ mua lại Twitter, tỷ phú Elon Musk chia sẻ trên mạng xã hội rằng sở hữu Twitter là một bước bứt phá để tạo ra một siêu ứng dụng.

Ông Musk từng so sánh kế hoạch với Twitter giống như WeChat, ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc, được tích hợp nhiều tính năng từ nhắn tin, gọi video cho đến thanh toán di động. “Về cơ bản, tôi nhận thấy WeChat thực sự rất hữu ích, nhất là trong cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ, nếu chúng ta đạt được điều đó hoặc thậm chí gần đạt được với Twitter, đó sẽ là một thành công lớn”, Giám đốc điều hành Tesla nhận định.

Việc thêm công cụ và dịch vụ vào Twitter có thể giúp Musk đạt được các mục tiêu về tăng trưởng cho công ty này. Ông chủ Tesla cũng chia sẻ suy nghĩ về mạng xã hội, đó là ý tưởng về một nền tảng truyền thông xã hội tích hợp blockchain, có thể dùng để trò chuyện, gửi hình ảnh, thanh toán cho Twitter.

“Tick xanh” phải trả phí

Nhiều năm qua, Twitter thường gặp sự cố về vấn đề bảo mật. Hơn 5,4 triệu tài khoản, trong đó có nhiều tài khoản nổi tiếng, từng bị đánh cắp thông tin và rao bán. Chưa rõ Elon Musk có khắc phục được lỗi này hay không, nhưng việc ông sửa quy trình xác minh người dùng bằng việc áp phí 8 USD đối với tất cả tài khoản tick xanh (Twitter Blue) đang gây nên làn sóng tranh luận.

Tick xanh là những tài khoản đã được xác minh, qua đó khẳng định những tài khoản chính chủ. Elon Musk lý giải rằng, tick xanh của Twitter đi kèm nhiều “đặc quyền” như: tính năng hiệu chỉnh các tweet; các bài đăng và phản hồi của tài khoản tick xanh dễ được gợi ý cho người dùng khác và dễ hiện lên trang chủ; tài khoản tick xanh cũng dễ được tìm kiếm, được hỗ trợ nội dung âm thanh và video dài hơn. “Quyền lực cho mọi người! Blue với giá 8 USD/tháng”, Elon Musk viết tweet, đồng thời cho biết mức phí sẽ thay đổi tùy theo quốc gia và sức mua tương ứng.

Nhìn chung sau 2 tuần, những thay đổi của Twitter vẫn còn tương đối mơ hồ. Theo các chuyên gia, nhiều biến động sẽ tiếp tục diễn ra, khi mà Elon Musk vẫn đang trong quá trình định hình lại tầm nhìn với mạng xã hội này, như ông thừa nhận: “Xin lưu ý rằng Twitter sẽ làm rất nhiều thứ ngốc nghếch trong những tháng tới. Chúng tôi sẽ giữ lại những thứ có hiệu quả, và thay đổi những thứ không được như mong muốn”.

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Independent PR

Ngày 27/10, tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiếp quản điều hành mạng xã hội Twitter với mức giá 44 tỷ đô la Mỹ. Thương vụ này trở thành bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử 16 năm phát triển của Twitter, đồng thời cũng là một cú huElon Musk nắm quyền điều hành, Twitter thay đổi ra sao?

Share This Article
Leave a comment