Hoạt động Marketing Mix: Kinh nghiệm cho các DN sản xuất Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Trong bối cảnh hội n

admin

Hoạt động Marketing Mix: Kinh nghiệm cho các DN sản xuất
Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Trong bối cảnh hội n

Hoạt động Marketing Mix: Kinh nghiệm cho các DN sản xuất

Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh hỗn hợp lại càng trở nên quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp tìm đúng kênh phân phối và chiêu thức tiếp thị trên thị trường.

Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp (DN) sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Theo Wikipedia, thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden – Chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ marketing hỗn hợp. Năm 1960, E. Jerome McCarthy – nhà tiếp thị nổi tiếng người Mỹ đã đề nghị phân loại theo 4P (gồm Product: Sản phẩm; Price: Giá cả; Place: Phân phối và Promotions: Xúc tiến), đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên hầu khắp thế giới. Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu DN hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan (khách hàng và người tiêu dùng).

Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Nguồn: internet

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hoạt động marketing hỗn hợp trong kinh doanh của DN được biểu hiện khá uyển chuyển và linh hoạt. Theo đó, trong quá trình vận dụng, cơ cấu của marketing hỗn hợp chịu tác động bởi nhiều nhân tố chi phối mang tính quyết định như:

Một là, uy tín và vị trí của DN trên thị trường: Tâm lý mua hàng của khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với DN thông qua sản phẩm càng lớn thì uy tín và vị trí của DN trên thị trường càng cao.

Hai là, tình huống của thị trường: Sự hình thành và chuyển hoá từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trường khác trong nền kinh tế thị trường đối với một loại hàng hoá nào đó sẽ tạo nên những tình huống kinh doanh khác nhau với những ứng phó không giống nhau giữa các nhà kinh doanh. Vì vậy, ứng với từng tình huống cụ thể của thị trường, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có những đối sách thích hợp để cho sản phẩm của mình tham gia vào thị trường, vừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu cầu.

Ba là, vòng đời sản phẩm: Một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến khi rút khỏi thị trường đều phải trải qua những giai đoạn nhất định. Nội dung hoạt động kinh doanh ở mỗi giai đoạn khác nhau đều không giống nhau. Sự nhận định sai về giai đoạn của vòng đời sản phẩm tất yếu dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng và do đó, sự thất bại là không thể tránh khỏi.

Bốn là, tính chất hàng hoá: Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hàng hoá mà nhà kinh doanh có cách tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, đối với mặt hàng bao bì, bộ phận tiếp thị mặt hàng phải am hiểu kỹ thuật, chất lượng… của sản phẩm để giới thiệu với khách hàng.

Thách thức

Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay, hoạt động kinh doanh của DN nói chung và kinh doanh bao bì nói riêng đang đối mặt với mức độ cạnh gay gắt, không chỉ dừng lại ở các DN trong nước mà còn có rất nhiều đối thủ mạnh trong khu vực và trên thế giới với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ. Trước tình hình đó, DN cần phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing, đặc biệt là chiến lược marketing hỗn hợp cho các sản phẩm trong hoạt động của mình.

Tuy nhiên, hiện hoạt động marketing hỗn hợp của cộng đồng DN nói chung và DN trong lĩnh vực bao bì nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình nghiên cứu các DN trong lĩnh vực bao bì như trường hợp của Công ty TNHH Thiên Phú (Nghệ An), có thể nhận diện một số hạn chế nhất định như sau:

Đề xuất, kiến nghị

ThS. Lê Anh Tuấn / Tạp chí Tài chính số 9 – 2014

Nguồn Chiến lược Marketing


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Hoạt động Marketing Mix: Kinh nghiệm cho các DN sản xuất
Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Trong bối cảnh hội n

Share This Article
Leave a comment