“Khoác áo mới” cho chiến dịch truyền thông với công nghệ AR

admin

Trong bối cảnh công chúng là người chủ động lựa chọn nội dung mà họ muốn tiếp cận và làm ngơ những thông điệp họ không hứng thú, ứng dụng AR vào hoạt động truyền thông sẽ tạo ra những điểm chạm tương tác giữa nhãn hàng với công chúng, từ

Trong bối cảnh công chúng là người chủ động lựa chọn nội dung mà họ muốn tiếp cận và làm ngơ những thông điệp họ không hứng thú, ứng dụng AR vào hoạt động truyền thông sẽ tạo ra những điểm chạm tương tác giữa nhãn hàng với công chúng, từ đó tăng thêm thiện cảm và mức độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng.

Hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với trước kia. Muốn thu hút họ, thương hiệu và marketer cần tìm cách làm mới phương thức tiếp cận, và một trong những xu hướng không thể bỏ qua chính là ứng dụng công nghệ AR. Vậy AR là gì?

AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) là công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), cung cấp một góc nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp về môi trường thực tế nơi mà các yếu tố được tăng cường thông qua camera thiết bị di động để giúp người dùng tương tác (chạm, nắm, bắt…) với những nội dung số trong thực tại.

Game Pokemon Go từng gây sốt toàn thế giới nhờ tích hợp công nghệ AR

Thực tế tăng cường AR đang được ứng dụng rộng rãi trong các chiến lược marketing và bán hàng, bởi nó cho phép thương hiệu mang đến trải nghiệm độc đáo và khác biệt thông qua thiết bị di động của người dùng. Vậy cụ thể AR được ứng dụng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp như thế nào?

Thực tế tăng cường AR cho phép biến nội dung kỹ thuật số trở nên sống động, vì vậy công nghệ này thường được sử dụng cho các chiến dịch truyền thông về sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, người dùng được tương tác trực tiếp với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu dù ở bất cứ đâu. Thông qua đó, thương hiệu có thể xây dựng mối liên kết bền chặt hơn với người dùng, nâng cao trải nghiệm khách hàng trong quá trình mua sắm.

Ngoài hiệu quả về mặt truyền thông, AR còn mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động đẩy bán của doanh nghiệp. Với khả năng cung cấp cho người dùng cơ hội trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ một cách chân thật, doanh nghiệp có thể nhanh chóng “chốt đơn” với khách hàng, giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hơn.

Với những lợi ích tuyệt vời mà AR mang lại, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trong tương lai AR sẽ tiếp tục được khai thác thêm nhiều cách thức mới.

Câu trả lời rất đơn giản: Vì AR mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Sử dụng AR trong các chiến dịch marketing giúp người dùng có những trải nghiệm chân thật và có cái nhìn tổng quan về sản phẩm/dịch vụ mình sắp mua, từ đó có thể rút ngắn chu kỳ bán hàng và cung cấp cho khách hàng tiềm năng của bạn nhiều thông tin hơn về sản phẩm theo cách kín đáo.

Trình chặn quảng cáo là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà quảng cáo. Ngay cả khi đối tượng mục tiêu của bạn không thực hiện các hoạt động chặn quảng cáo kỹ thuật số, thì khả năng họ bỏ qua quảng cáo vẫn rất lớn. Khảo sát của Mobile Marketer chỉ ra rằng hơn 50% người dùng Internet nói rằng họ không bao giờ nhấp vào các biểu ngữ quảng cáo, vì sợ bị theo dõi và làm phiền.

Ngày nay, rất khó để bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình bằng một điều đó bình thường. Vì vậy những trải nghiệm AR thú vị và hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng chủ động tương tác nhiều hơn.

Gen Z là những người có cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi công nghệ Thực tế tăng cường, vì vậy nhóm nhân khẩu học này còn được gọi với tên Thế hệ AR. Do đó, nếu thương hiệu muốn nhắm mục tiêu đối tượng trẻ hơn với chiến dịch tiếp thị của mình, ứng dụng AR là điều cần thiết.

Tích hợp AR trong marketing thúc đẩy mức độ tương tác của người dùng với sản phẩm của doanh nghiệp. Tương tác của AR hút người dùng bởi nó cho phép người dùng dùng thử sản phẩm trước khi mua.

Chẳng hạn, ứng dụng “Style My Hair” của L’Oreal được tạo ra để giúp người dùng hình dung mái tóc của họ sẽ trông như thế nào sau khi sử dụng các sản phẩm.

Ứng dụng này của L’Oreal có tới 2,3 triệu người dùng, không chỉ được đổi màu tóc, người dùng ứng dụng còn được tương tác trục tiếp với các nhà tạo mẫu tóc và những khách hàng khác.

Trải nghiệm khách hàng tốt giúp củng cố niềm tin của khách hàng với sản phẩm và thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng mà không cần do dự nhiều, bởi họ đã có tất cả thông tin cần thiết về sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ AR mang đến cho các thương hiệu cơ hội gói gọn thông điệp CTA thành một trải nghiệm tương tác gần như không thể thoát ra được. Trên thực tế, theo Shopify, quảng cáo AR hoạt động tốt hơn quảng cáo hiển thị hình ảnh truyền thống, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 94% so với quảng cáo không có thành phần AR/3D.

Nằm trong chiến dịch ra mắt Lotus – mạng xã hội do người Việt phát triển và làm chủ, VCCorp đã gây bão ngay từ chiếc thiệp mời “ma thuật”. Thiệp mời này có hình dáng giống một chiếc thẻ ATM nhưng điểm gây chú ý nhất của tấm thiệp này là được tích hợp công nghệ AR. Cụ thể, khi dùng camera quét hình tia sét ở giữa tấm thẻ, sẽ lập tức xuất hiện hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài đỏ ôm bông sen vàng rực rỡ trên tay, cùng hoa sen 6 cánh dưới chân lấp lánh như nắng, kèm thông tin sự kiện ra mắt MXH Lotus.