Kinh doanh thời trang: Áp lực từ hàng ngoại

admin
By admin

Dù đã lên kế hoạch chu đáo nhưng các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng may mặc trong nước vẫn canh cánh trước áp lực hàng ngoại.

Chuẩn bị cho mùa mua sắm dịp Tết, các DN sản xuất, kinh doanh thời trang đều đã có kế hoạch

Dù đã lên kế hoạch chu đáo nhưng các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng may mặc trong nước vẫn canh cánh trước áp lực hàng ngoại.

Chuẩn bị cho mùa mua sắm dịp Tết, các DN sản xuất, kinh doanh thời trang đều đã có kế hoạch tăng nguồn hàng từ sớm. Trong đó, do số lượng cửa hàng tăng so với năm trước nên Công ty An Phước tăng 15% nguồn hàng.

Dù vậy, bà Nguyễn Thị Điền – Tổng giám đốc Công ty An Phước cũng tỏ ra lo lắng sức mua giảm vì hàng ngoại đang tràn ngập thị trường.

Ở phân khúc cấp trung, các DN trong nước lo lắng trước sự “có mặt trên từng cây số” của thời trang Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Trong khi đó, phân khúc bình dân đang bị lấn át bởi hàng Trung Quốc.

Bà Đặng Quỳnh Đoan – Giám đốc Công ty TNHH Thời trang Việt Thy, cho biết, hàng trong nước đang bị “bủa vây tứ phía” bởi hàng ngoại, trong đó, hàng Trung Quốc tham gia ở nhiều phân khúc.

Việt Thy phải thực hiện nhiều khuyến mãi để cạnh tranh tốt hơn. Ảnh: Quý Hòa

“Đáng lo nhất là hàng Trung Quốc rất đa dạng lại nhanh chóng thay đổi và cập nhật thời trang mới. Dù hàng trong nước đã nỗ lực thay đổi nhưng vẫn không bắt kịp sự nhanh nhạy của đối thủ này”, bà Quỳnh Đoan nói.

Cùng với hàng Trung Quốc, thời trang Thái Lan đang hiện hiện khắp nơi và tấn công vào các trung tâm thương mại. Hiện tại, các trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM như Crescent Mall, SC VivoCity… đều thấy sự xuất hiện của thời trang Thái Lan.

Chính kiểu dáng hợp thời và chất lượng tốt mà hàng Thái đang “chiếm được cảm tình” của người tiêu dùng Việt Nam.

Ở phân khúc trung, cao cấp, hàng trong nước mới ngấp nghé khẳng định thương hiệu nhưng đã nhanh chóng bị bao vây bởi hàng nhập từ Mỹ, Pháp, Ý.

“Thời gian gần đây, hàng Việt bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. Và các mẫu quần tây, áo sơ mi của An Phước cũng bị cạnh tranh từ đối thủ này”, bà Nguyễn Thị Điền cho biết.

Không phải đến mùa Tết này hàng trong nước mới bị hàng ngoại lấn át mà trước đây, thị trường may mặc Việt Nam đã có sự cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu ở tất cả các phân khúc.

Theo ước tính của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện chỉ còn khoảng 20% DN trong ngành còn mặn mà với việc sản xuất hàng may mặc phục vụ cho thị trường nội địa, 80% DN tập trung cho xuất khẩu.

Đặc biệt, từ năm 2012, khi thuế nhập khẩu quần áo từ các nước trong khu vực ASEAN về Việt Nam chỉ còn 0% thì các thương hiệu may mặc trong nước dường như càng “lép vế” và đã có nhiều DN phải thu hẹp sản xuất.

Trong thời gian tới, khi TPP thực thi, thuế nhập khẩu sản phẩm thời trang nguyên chiếc từ 20% (ở các nước ngoài ASEAN) sẽ xuống mức 0%, khi đó các DN thời trang sẽ còn gặp khó hơn nữa.

Theo ước tính của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện chỉ còn khoảng 20% DN trong ngành còn mặn mà với việc sản xuất hàng may mặc phục vụ cho thị trường nội địa, 80% DN tập trung cho xuất khẩu.

Trước áp lực của hàng ngoại, các DN trong nước chỉ còn cách tự thân vận động bằng chính năng lực của mình. Trong đó, nhiều DN chọn cách gia tăng mẫu mã, chất lượng dịch vụ bán hàng và hậu mãi làm lợi thế kinh doanh trong mùa Tết này.

Bà Đặng Quỳnh Đoan cho biết, năm nay Việt Thy tăng 60 mẫu sản phẩm mới so với năm ngoái, lên 200 mẫu. An Phước dù theo trường phái cổ điển nhưng cũng đầu tư mạnh cho việc cải thiện mẫu mã.

Năm nay, An Phước còn tăng cường nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao để mang đến các sản phẩm chất lượng cao hơn cho người tiêu dùng.

Dù chi phí sản xuất tăng nhưng Việt Thy vẫn giữ nguyên giá bán, ở mức từ 79.000 – 399.000đ/sản phẩm. Cùng với đó, Việt Thy áp dụng chính sách khuyến mãi trong thời điểm cận Tết và trong những khung giờ nhất định.

Trong khi đó, An Phước tăng cường dịch vụ hậu mãi như cắt, sửa, giao hàng tận nơi miễn phí cho khách. Thậm chí, nếu khách hàng mua với số lượng nhiều còn được tặng quà, tặng voucher giảm giá.

Để cạnh tranh, An Phước tăng cường các dịch vụ hậu mãi.

Việc giảm giá bán sản phẩm được các DN thực hiện thường xuyên, như trong dịp Noel và Tết Dương lịch vừa qua, có hàng ngàn mẫu mã mới giảm giá từ 15 – 30% so với năm trước.

Bà Nguyễn Thị Điền cho biết, các DN trong nước đang cố gắng để tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh việc tiết giảm chi phí sản xuất, An Phước đang cộng thêm vào sản phẩm giá trị gia tăng để làm hài lòng khách hàng và giữ chân họ.

Nhờ giải pháp này mà mấy năm qua, dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hàng nhập nhưng An Phước vẫn có một bộ phận khách hàng quen thuộc và tin tưởng vào sản phẩm, thương hiệu.

“Năm nay, với chính sách bán hàng linh hoạt hơn, đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ cũng như mẫu mã, thiết kế, An Phước tin rằng sẽ cạnh tranh sòng phẵng với hàng ngoại”, bà Điền nói.

Minh Hào

Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Dù đã lên kế hoạch chu đáo nhưng các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng may mặc trong nước vẫn canh cánh trước áp lực hàng ngoại.

Chuẩn bị cho mùa mua sắm dịp Tết, các DN sản xuất, kinh doanh thời trang đều đã có kế hoạch

Share This Article