Kinh tế 6 tháng: Dần dần chuyển hướng

admin

Nền kinh tế 6 tháng đầu năm đã phát ra những tín hiệu tích cực ở khu vực sản xuất, trong khi tiêu dùng vẫn khá bảo thủ. Các xu hướng lớn kế thừa từ năm ngoái sẽ tiếp tục định hình các hoạt động tiêu dùng và đầu tư cho tới hết năm. Dù vậy,

Nền kinh tế 6 tháng đầu năm đã phát ra những tín hiệu tích cực ở khu vực sản xuất, trong khi tiêu dùng vẫn khá bảo thủ. Các xu hướng lớn kế thừa từ năm ngoái sẽ tiếp tục định hình các hoạt động tiêu dùng và đầu tư cho tới hết năm. Dù vậy, kỳ vọng kém lạc quan hơn từ sau sự kiện biển Đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến triển vọng cả năm.

Dấu hiệu khởi sắc trong khu vực sản xuất đã được ghi nhận sau khi những chỉ báo dẫn dắt bắt đầu chuyển sắc từ nửa cuối năm ngoái. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đi qua mốc 50 từ quý IV năm ngoái và duy trì trong vùng cải thiện cho đến nay, cho thấy cảm nhận tích cực hơn từ phía nhà sản xuất. Sản lượng và đơn hàng mới liên tục duy trì ở mức cao, trong khi tình hình việc làm đã khởi sắc sau 3 tháng đầu năm suy giảm.

Diễn biến này tương đồng với những quan sát của Tổng cục Thống kê trong nửa đầu năm ở các chỉ số sản xuất công nghiệp (tăng 5,8%), tiêu thụ sản phẩm (tăng 9%) và sử dụng lao động (tăng 2,7%). Dù còn nhiều nghi ngại về khả năng chịu đựng của nền kinh tế khi những điểm tắc nghẽn chưa được khai thông và khả năng quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể xấu đi, nhưng điểm sáng trong sản xuất đã giúp trấn an niềm tin.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng dưới ngưỡng 100 dự báo cầu tiêu dùng sẽ còn thấp cho đến cuối năm

Những tín hiệu trong tiêu dùng không có nhiều lạc quan. Theo Tổng cục Thống kê, lượng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tăng 5,7% (doanh thu tăng 10,7%), chỉ nhỉnh hơn so với mức 4,9% cùng kỳ năm ngoái. Sức mua không duy trì mạnh sau Tết Nguyên đán cho thấy các điều kiện kinh tế vẫn chưa hết khó khăn. Niềm tin tiêu dùng kém lạc quan (đạt 99 điểm vào quý I/2014, theo Nielsen) đang dẫn dắt hành vi tiết kiệm và kiềm chế chi tiêu vào các hàng hóa không thiết yếu.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng dưới ngưỡng 100 dự báo cầu tiêu dùng sẽ còn thấp cho đến cuối năm. Theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Kantar, tăng trưởng thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng thể hiện xu hướng đi ngang, ở mức 7% tại thành thị và 12% ở nông thôn. Bức tranh tăng trưởng tương đối ảm đạm khi tăng trưởng ở thành thị và nông thôn chưa trở lại mức cao 3 năm về trước, tương đồng với những gì ghi nhận ở doanh thu bán lẻ.

Lạm phát 6 tháng đầu năm thấp hơn năm ngoái cũng không cứu vãn được sức mua. Lạm phát năm nay sẽ dao động trong ngưỡng 5-6%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Lạm phát đã ở dưới 5% kể từ đầu năm, chịu ảnh hưởng bởi 2 xu hướng ngược chiều: lạm phát lõi (không bao gồm nhóm lương thực, thực phẩm và giao thông) giảm dần, còn lạm phát ngoài lõi (bao gồm các nhóm hàng hóa trên) tăng lên. Cũng như năm 2013, sự tăng giá các dịch vụ công trong nửa đầu năm 2014 gồm giáo dục (12,44%) và y tế (6,35%) không ngăn được đà đi xuống của lạm phát lõi (hiện chỉ còn 5% so với 10% cách đây một năm).

Chỉ số PMI đã đi qua mốc 50 từ quý IV năm ngoái

Lạm phát lõi đi xuống cho thấy những biện pháp tiền tệ không kích thích được tiêu dùng. Ngược lại, cả lương thực, thực phẩm và xăng đều tăng, kéo chỉ số lạm phát ngoài lõi tháng 6 tăng lên 5,01% so với 1,16% cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng tín dụng suy giảm cho thấy niềm tin và đánh giá của doanh nghiệp về rủi ro vẫn là vấn đề hiện hữu. So với tháng 6 năm ngoái, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9,9%, loại trừ ảnh hưởng của giá thì mức tăng thực xấp xỉ 5%. Số liệu cùng kỳ năm ngoái là 12,4% và 5,8%.

Tiến trình xử lý nợ xấu giậm chân tại chỗ là một trong nhiều nguyên nhân khiến điều kiện tiền tệ thuận lợi chưa chuyển thành tăng trưởng tín dụng. Phần lớn doanh nghiệp không tiếp cận tín dụng dễ dàng như trước, do còn vướng nợ quá hạn, trong khi doanh nghiệp kinh doanh tốt ít có động lực vay vốn. Việc ghi nhận thêm nợ xấu chưa hỗ trợ quá trình xử lý, trong khi công ty quản lý tài sản VAMC mới chỉ mua lại nợ, thiếu vốn và môi trường thể chế đi kèm.

Lạm phát theo năm

Tiến trình cải cách khối doanh nghiệp nhà nước đang lấy lại đà với 38 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 15 sáp nhập và 3 giải thể. Tiến trình này cần được thực hiện theo đúng thủ tục và lộ trình để tránh hiện tượng thất thoát tài sản nhà nước do bị định giá thấp. Dù thu ngân sách sáng sủa hơn năm ngoái, nhưng thâm hụt ngân sách vẫn kéo dài. Do vậy, tiền vốn nhà nước nên được rút về để trả nợ gốc nhằm giảm sức ép lên thị trường vốn và tình trạng ngân sách.

Hoạt động thương mại sôi động (tăng 13%) làm gia tăng nhu cầu tín dụng ngoại tệ cho hoạt động thanh toán (tăng 7% so với đầu năm). Trong khi đó, việc chuyển đổi tiền gửi từ ngoại tệ sang nội tệ do chênh lệch lãi suất đã nâng dần tỉ lệ tiền gửi/cho vay ngoại tệ lên gần 100%, cho thấy rủi ro thanh khoản ngoại tệ đang hiện ra ngày một rõ.

Các rủi ro hiện hữu đòi hỏi một chính sách tiền tệ khôn khéo và linh hoạt, cùng với dự trữ ngoại hối lớn hơn (hiện đạt 12 tuần nhập khẩu) sẽ giúp bồi đắp khả năng ứng phó. Lần điều chỉnh tăng tỉ giá cuối tháng 6 vừa qua, dù là cần thiết, vẫn chưa cho thấy tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước.

Bức tranh tăng trưởng tương đối ảm đạm khi tăng trưởng ở thành thị và nông thôn chưa trở lại mức cao 3 năm về trước, tương đồng với những gì ghi nhận ở doanh thu bán lẻ.

Lãi suất huy động và cho vay so với năm ngoái tiếp tục giảm 0,5-1 điểm phần trăm trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang dư thừa vốn. Khó khăn trong tăng trưởng tín dụng kéo các ngân hàng chuyển hướng sang thị trường trái phiếu chính phủ, nơi có rủi ro thấp hơn. Tổng khối lượng phát hành trong 6 tháng đầu năm là 144.500 tỉ đồng, xấp xỉ năm ngoái.

Trong 6 tháng cuối năm, ảnh hưởng từ sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sẽ lộ rõ hơn, mà hiện tại lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất là du lịch. Tác động lên thương mại và đầu tư sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn. Do vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn so với dự kiến của Chính phủ và Quốc hội, nếu không có sự chuyển hướng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ yếu là công nghệ, lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho những năm sắp tới. Điều đó sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc – một đòi hỏi trước mắt. Thế nhưng, rời bỏ thị trường này sẽ là một sai lầm.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Nền kinh tế 6 tháng đầu năm đã phát ra những tín hiệu tích cực ở khu vực sản xuất, trong khi tiêu dùng vẫn khá bảo thủ. Các xu hướng lớn kế thừa từ năm ngoái sẽ tiếp tục định hình các hoạt động tiêu dùng và đầu tư cho tới hết năm. Dù vậy,

Share This Article
Leave a comment