Mega Sale Campaign #5: Những lưu ý về quá trình lên kế hoạch chuẩn bị trước giờ “G”

admin

Online Customer Marketing Manager @ Logitech Vietnam

Thời điểm triển khai Mega Sale Campaign thường chỉ diễn ra trong 1 hoặc vài ngày, nhưng luôn là dịp “nóng nhất” của năm đối với các marketer ở sàn thương mại điện tử (TMĐT). Và 9.9 là

Online Customer Marketing Manager @ Logitech Vietnam

Thời điểm triển khai Mega Sale Campaign thường chỉ diễn ra trong 1 hoặc vài ngày, nhưng luôn là dịp “nóng nhất” của năm đối với các marketer ở sàn thương mại điện tử (TMĐT). Và 9.9 là kì Mega Sale mở đầu cho chuỗi liên hoàn sale cuối năm 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 và Tết.

Trên thực tế, ngay trước thềm chiến dịch 9.9, marketer đã phải bắt đầu chuẩn bị kế hoạch cho chiến dịch 10.10 và 11.11. Bài viết này sẽ đúc kết những điều cần lưu ý trong giai đoạn lên kế hoạch & chuẩn bị cho một Mega Sale Campaign.

Nội dung bài viết là góc nhìn của một Marketer Planner, nên sẽ khuyết đi những góc nhìn từ Project Manager.

Trong một Mega Campaign, mỗi phía sẽ có nhiều phòng ban đại diện để làm việc và hoàn thành một đầu task quan trọng (ví dụ như KAM sẽ làm việc với bộ phận vận hành phía nhà bán hàng).

Commercial Plan

Marketing Plan

Nếu Commercial Plan là nền tảng giúp khách hàng có lý do để mua hàng (Reason to Buy) – (như deal sốc, giảm giá, quà tặng), thì Marketing Plan là toàn bộ các hoạt động để tiếp cận khách hàng (traffic), truyền đạt một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về chương trình thông qua các hoạt động Communication, từ đó khiến khách hàng tin rằng chương trình đó hấp dẫn (Reason to Belive).

Sau khi điểm qua nội dung trên, có lẽ marketer cũng đã phần nào hiểu được những thành phần tạo nên một kế hoạch Mega Sale Campaign (ở trên sẽ thiếu phần Logistic & Financial do tôi không trực tiếp làm các hạng mục này). Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu hơn về các giai đoạn và các đầu việc tương ứng.

Ở giai đoạn này, phía nhà bán hàng (Sellers) và sàn (KAM) sẽ cùng bàn bạc các hạng mục tổng quan về cả Commercial Plan và Marketing Plan dựa trên historical data (dữ liệu từ campaign có level tương tự gần nhất – ví dụ, plan cho 9.9 thì thường dựa vào chiến dịch 6.6).

Trong quá trình này, cả Sellers và KAM sẽ cùng đưa ra những gợi ý dựa trên số liệu sẵn có và tình hình thực tế giữa hai bên (Sellers có sản phẩm gì mới, hoạt động nào nên đầu tư, mùa này nên tặng quà gì…). Sau khi chốt được những chỉ số tổng quan nhất, họ sẽ tiếp tục cân đối review và điều chỉnh trong suốt giai đoạn lên kế hoạch.

Nguồn: Pexels

Các hạng mục cần chốt:

Sau giai đoạn 1, các phía tiến hành điều chỉnh và thương thảo với các phòng ban có liên quan để chốt kế hoạch nội bộ với nhau. Sau đó sẽ meeting để chốt kế hoạch cuối cùng dựa trên việc cân chỉnh các hạng mục đầu tư (Investment), Commercial & Marketing của cả hai bên.

Sau khi đã có được con số và tiếng nói chung, lúc này cả hai phía sẽ chuẩn bị những materials thuộc trách nhiệm của mỗi bên nhằm hoàn thành quá trình chuẩn bị.

Ví dụ như bộ phận vận hành thì chuẩn bị hàng hoá, đăng ký cổng campaign, lên kế hoạch promotion kỹ hơn. Còn bộ phận marketing chuẩn bị về mặt hình ảnh, các kênh truyền thông và traffic plan.

Trong suốt quá trình chuẩn bị, các bộ phận của Sellers cũng sẽ làm việc thường xuyên với các bộ phận của sàn, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các hạng mục.

* Lưu ý: Giai đoạn này thường dễ nảy sinh mâu thuẫn nhất, vì sẽ có bất đồng quan điểm giữa sàn và Sellers hoặc nội bộ Sellers tranh luận về một promotion, một hoạt động marketing mà đối phương cho là không phù hợp. Đơn giản hơn là do deadline quá gấp và thay đổi đột ngột. Vì thế, ở giai đoạn này, marketer cần tập trung cao độ và cố gắng ít sai sót nhất có thể (vì thời gian sửa sai sẽ làm ảnh hưởng đến các phòng ban khác).

Marketing

Nguồn: iStock

Operation

Customer Service

Data

Designer

Sau khi hoàn tất target, Plan A, Plan B và toàn bộ quá trình chuẩn bị, marketer sẽ tiến vào giai đoạn Teasing và D-Day của một Mega Sale Campaign.

* Lưu ý: Trong suốt các ngày D-Day, marketer thường phải tracking theo từng giờ, hoặc thậm chí là từng phút (trong khung 0H-2H) để nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng so với kế hoạch đã chuẩn bị.

Dĩ nhiên, không phải chỉ cần chuẩn bị tốt thì bạn sẽ có kết quả như mong đợi, sẽ có những campaign vượt target, nhưng cũng có những campaign “rớt số”. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là tổng hợp lại dữ kiện data để xem bạn đang làm tốt hoặc không tốt ở điểm nào. Từ đó có những cải thiện cho các campaign sau.

Đọc thêm các bài viết về Mega Sale Campaign:

* Nguồn: totrongnhan

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Online Customer Marketing Manager @ Logitech Vietnam

Thời điểm triển khai Mega Sale Campaign thường chỉ diễn ra trong 1 hoặc vài ngày, nhưng luôn là dịp “nóng nhất” của năm đối với các marketer ở sàn thương mại điện tử (TMĐT). Và 9.9 là

Share This Article
Leave a comment