Minh họa các mã phản hồi bằng hình ảnh đối thoại

admin

Đối với những người thiết kế website, quản trị hệ thống, SEO hoặc bất cứ việc gì liên quan đến website, việc tìm hiểu những mã phản hồi vẫn luôn quan trọng. Tuy nhiên, nhớ hết những kiến thức này sẽ khá khó khăn với những người không thuộc chuy

Đối với những người thiết kế website, quản trị hệ thống, SEO hoặc bất cứ việc gì liên quan đến website, việc tìm hiểu những mã phản hồi vẫn luôn quan trọng. Tuy nhiên, nhớ hết những kiến thức này sẽ khá khó khăn với những người không thuộc chuyên ngành kĩ thuật (hoặc những người ít có thời gian tìm hiểu). Do đó, DGM Việt Nam có ý tưởng sáng tạo biến những nội dung khô khan thành những lời hội thoại gần gũi và dễ hiểu, dễ nhớ. bạn có thể sử dụng những nội dung này để giải thích cho khách hàng hoặc đồng nghiệp của bạn 🙂

Khi bạn (hoặc các con bot của Công cụ tìm kiếm) truy cập vào một website, trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu đến web server. Khi đó, web server sẽ xử lý yêu cầu của trình duyệt và gửi trả lại một mã phản hồi để biểu thị tình trạng trang web. Ví dụ, mã phản hồi 200 có nghĩa là “đây đúng là nội dung bạn muốn”, mã 301 lại có nghĩa “Trang web đã được chuyển sang địa chỉ mới. Bạn sẽ được chuyển đến đó ngay”, v.v…

Einstein đã từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản, nghĩa là bạn chưa thật sự biết rõ về nó“. Đó cũng là tinh thần mà tôi muốn truyền tải thông qua bài viết này.

Trong các minh họa, một người bước vào cửa hàng tạp hóa để mua một chai… dầu ăn. Những cách phản hồi khác nhau của người bán hàng sẽ phản ánh cho từng mã phản hồi.








200 là mã phản hồi phổ biến nhất và cũng là mã chúng ta vẫn thường gặp khi lướt web. Nó được hiển thị để báo rằng không có vấn đề gì xảy ra cả và yêu cầu của bạn đã được xử lý thành công.



Đừng quá lo lắng vì web server sẽ tự chuyển hướng chúng ta đến địa chỉ mới. Đa số người dùng sẽ không phát hiện điều này trừ khi họ kiểm tra địa chỉ URL.



Mã 302 báo rằng trang đã bị di chuyển tạm thời, và cũng tương tự như mã 301, thường thì user sẽ không nhận biết được điều này vì webserver sẽ tự chuyển họ đến địa chỉ URL mới.

Đối với SEO: Với mã 302, trang chỉ chuyển hướng tạm thời. Nếu quá trình SEO thật sự tốt, địa chỉ URL sẽ không cần phải thay đổi.






Mã 401 có nghĩa là bạn cần phải có tài khoản và mật khẩu thì mới truy cập được vào trang web đó. Khi đó, trang web sẽ hiển thị yêu cầu đề nghị đăng nhập.

Đối với SEO: Công cụ tìm kiếm sẽ không thể đăng nhập để truy cập vào trang web. Nếu bạn có bất cứ thông tin nào đòi hỏi phải đăng nhập mới xem được, công cụ tìm kiếm sẽ không thể thấy nó.






Mã 403 cho biết rằng chúng ta không được phép truy cập vào trang này.



Mã 404 xuất hiện khi server không hiểu được yêu cầu của bạn.

Đối với SEO: User và công cụ tìm kiếm đều không thể xem đa số các trang gặp lỗi mặc định 404. Trong trường hợp này, hãy xem xét sử dụng mã 404 tùy chỉnh.



Tuy webserver vẫn hiểu được yêu cầu của bạn nhưng trang đã không còn tồn tại nữa.

Đối với SEO: Có khá nhiều tranh luận của những người làm SEO về lợi thế (nếu có) của mã 410 thay vì 404 trong một số trường hợp.

Tôi thích sử dụng mã 401 khi loại bỏ những nội dung không thích hợp (có khi vì lý do cá nhân) ra khỏi trang web. Có khi là do trang web có nhiều bad links trỏ đến từ những trang web xấu. Khi đó tôi sẽ sử dụng mã 410 để báo rằng: “Tôi hiểu rằng bạn đang tìm kiếm gì, nhưng rất tiếc là chúng tôi đã cố tình xóa nó khỏi trang web vĩnh viễn!”










Chúng ta truy cập vào một trang nhưng không thấy bất cứ thông tin nào ngoài một tin nhắn báo lỗi. Điều này cũng giống như khi ta gặp người bán hàng, hỏi mua hàng và không nhận được gì ngoài ánh mắt đáp lại.



Khi chúng ta yêu cầu truy cập một trang web, mã này báo rằng hiện trang web không sẵn sàng để hiển thị. Có lẽ do trang web đang được bảo trì, hãy quay lại vào lúc khác.

Các công cụ để đọc Mã phản hồi và một số nguồn tài liệu để đọc thêm

Nếu bạn cũng như tôi, cũng quan tâm đến lĩnh vực SEO và Marketing, thì bạn nên bắt đầu nhìn nó từ góc độ kỹ thuật. Tôi hiểu được những mã phản hồi cơ bản cho SEO ( như 301, 302, 404 ) từ trước khi tôi gặp phải nó. Nếu bạn cũng muốn như vậy, bạn có thể sử dụng plugin của trình duyệt để xem xét những gì diễn ra giữa trình duyệt và trang web mà bình thường bạn không thể xem được.

Hãy thử sử dụng những Plugin sau:

– Đối với Chrome: HTTP Headers

– Đối với Firefox: HttpFox

– Đối với Explorer: HTTP Analyzer

Có rất nhiều tài liệu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các mã trạng thái HTTP và xác định khi nào sử dụng chúng để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho user và thực hiện SEO hiệu quả.




















Nguồn Làm Marketing

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Đối với những người thiết kế website, quản trị hệ thống, SEO hoặc bất cứ việc gì liên quan đến website, việc tìm hiểu những mã phản hồi vẫn luôn quan trọng. Tuy nhiên, nhớ hết những kiến thức này sẽ khá khó khăn với những người không thuộc chuy

Share This Article
Leave a comment