Mr. Kit Ong: Muốn làm sáng tạo, hãy nghĩ “ngược dòng”!

admin

Đó là chia sẻ của Mr. Kit Ong – Executive Creative Director / Giám đốc sáng tạo – của Y&R Vietnam trong workshop Industry MeetUp tháng 11, diễn ra vào sáng thứ 7 vừa rồi tại MOB Beer Club.

Dẫn dắt người nghe thông qua việ

Đó là chia sẻ của Mr. Kit Ong – Executive Creative Director / Giám đốc sáng tạo – của Y&R Vietnam trong workshop Industry MeetUp tháng 11, diễn ra vào sáng thứ 7 vừa rồi tại MOB Beer Club.

Dẫn dắt người nghe thông qua việc trả lời câu hỏi thông minh và không kém phần dí dỏm, Kit Ong mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc chia sẻ niềm tin rằng “sáng tạo không phải là một tài năng thiên phú”.

Sáng tạo là bản năng để tồn tại của con người. Sáng tạo vừa già cỗi như những nỗi sợ hãi, những nỗi sợ khiến con người phải vượt qua các khó khăn, nguy hiểm bằng các giải pháp sáng tạo. Nhưng cũng vừa thơ ngây như đứa bé lên ba nói dối rằng: “Con không ăn kem đâu” mặc dù vết kem ấy còn ngay trên miệng cậu bé kìa.

Sáng tạo là việc não bộ sắp xếp và bài trí lại. Cải cách hơn. Biến hóa hơn”.

Ông cũng chia sẻ nhiều hơn về các cách giúp cho các bạn trẻ luyện tập để mở ra khả năng sáng tạo. Và bí quyết của việc tập luyện sáng tạo chính là “thay đổi bản thân”:

“Một ý tưởng điên rồ đi kèm trong đó nhiều logic hơn là bạn nghĩ”.

Từ từ, Kit Ong dẫn người nghe vào thế giới sáng tạo. Làm thế nào để cân bằng sáng tạo và logic khi viết một kế hoạch, đưa ra các ý tưởng hay tạo ra một print-ad? Có một sự thật mà nhiều người hay lầm tưởng, đó là sáng tạo phải bay bổng, phải nghệ thuật… Nhưng trong ngành quảng cáo truyền thông thì khác. Những ý tưởng sáng tạo đều được bám sát bởi logic. Tất cả các ý tưởng đều được định hình dựa trên “insight” của người tiêu dùng. Và Insight cũng được trải qua một quá trình sàng lọc và nghiên cứu rất cẩn thận để làm tiền đề cho các ý tưởng. Tất cả đều tuân theo quy trình rất logic.

Ông chia sẻ, trở thành một người copywriter tốt, hãy bắt đầu với việc lắng nghe tốt.

Làm thế nào để bạn ngày càng giỏi hơn khi viết “Copy”? Ông Kit Ong đã có những chia sẻ rất “nghề” về vấn đề này. Ông nói rằng một khi đặt bút viết, bạn đừng nghĩ đơn giản đó chỉ là những từ ngữ. Bạn hãy lắng nghe nhiều hơn nếu muốn viết tốt hơn. Nếu bạn không thể nói về một vấn đề trong năm từ thì hãy cố gắng “gọt dũa” nhiều hơn thay vì sử dụng quá nhiều từ ngữ. Bạn hãy nhân cách hóa câu chữ của bạn, lựa chọn những từ ngữ sắc bén và thông mình. Viết chính là thể hiện suy nghĩ của bạn.

Chuyển từ một người làm Account sang Copywriter thế nào? Nếu bạn là một Account Executive và cảm thấy rằng mình có vẻ phù hợp với vị trí Copywriter thì hãy làm theo những bước chỉ dẫn sau của ông Kit Ong:

Để có được những ý tưởng hay bạn đừng nghĩ quá nhanh về quảng cáo, mà hãy nghĩ về giải pháp trước tiên.

Sáng tạo nên những ý tưởng độc đáo như thế nào? “Hãy nhìn xa hơn quảng cáo”, Mr. Kit Ong chia sẻ. Để có được những ý tưởng hay bạn đừng nghĩ quá nhanh về quảng cáo, mà hãy nghĩ về giải pháp trước tiên. Khách hàng gặp vấn đề, người tiêu dùng gặp vấn đề, hãy nói chuyện cùng họ và tìm ra giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề của mình.

Để ý tưởng trở thành sự thật, bạn cần làm những gì? Chẳng có gì “to tát” cả! Bạn chỉ cần chắc chắn rằng ý tưởng của bạn được dẫn dắt bởi một Insight đúng và không thể phủ nhận. Đồng thời hãy tính toán thật cẩn thận về khoản ngân sách bạn đang có và những công nghệ, kỹ thuật nào bạn có thể ứng dụng.

Kit Ong bày tỏ ông có sự hứng thú đặc biệt với kiến trúc, bởi vì ông ngưỡng mộ cách những nhà kiến trúc sư có thể đưa ra những kết quả sáng tạo vừa thực tiễn vừa tuyệt vời. Và đặc biệt là cách mà nhà kiến trúc sư đưa ra ý tưởng truyền cảm hứng cho ông. Ông nghĩ rằng, bạn có thể nhìn vào kiến trúc, thời trang, trẻ em… những gì bên ngoài quảng cáo, để có thể đưa ra các ý tưởng tuyệt vời.

Có 4 giai đoạn để đưa ý tưởng trở thành thực tế. Những giai đoạn này, có thể đè lên nhau, có thể rời rạc nhau, và ở mỗi giai đoạn lại có sự lựa chọn và cân nhắc khác nhau:

Và câu chuyện có nút thắt khi Kit Ong bắt đầu trình bày những câu hỏi được nhìn nhận là “Đúng / Sai” trong quảng cáo và theo cách nghĩ thông thường.

Ví dụ: Khi khách hàng yêu cầu một món đồ chơi cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm chăm sóc răng miệng trẻ em.

Câu hỏi đúng: Chi phí thế nào? Bao nhiêu? Khi nào tung TVC?

Câu hỏi sai: Tại sao tôi phải sử dụng đồ chơi cho chiến dịch quảng cáo này? Có điều gì mới khiến trẻ em thích thú khi sử dụng nó không?

Và đây là case-study của Y&R: