Ngành quảng cáo. Tại sao có? Tại sao không? (Phần 1)

admin

Nếu bạn có rất nhiều câu hỏi dạng như “anh ơi, làm thế nào để biết mình hợp với ngành quảng cáo ạ?”. Vậy mời bạn đọc qua bài notes “3 có, 3 không” và thấy sự tuân thủ triệt để “magic three” trong bài viết này.
3 lý do bạn nên đọ

Nếu bạn có rất nhiều câu hỏi dạng như “anh ơi, làm thế nào để biết mình hợp với ngành quảng cáo ạ?”. Vậy mời bạn đọc qua bài notes “3 có, 3 không” và thấy sự tuân thủ triệt để “magic three” trong bài viết này.

3 lý do bạn nên đọc bài viết này:

1. Nếu bạn quan tâm đến ngành quảng cáo, quan tâm đến những công việc phần nhiều là không tên của hàng ngàn con người trong ngành này, mà giá trị của những việc đó được rất ít người công nhận.

2. Chia sẻ một góc nhìn khác và tự ngẫm về những giả định, kỳ vọng hay (những thứ mình cho là) hiểu biết đối với ngành này – để hiểu, để cảm, để gần gũi, để trân trọng một ngành tạo nhiều giá trị cho xã hội.

3. Để khám phá những “đặc quyền” trong ngành quảng cáo mà nhiều bạn “không bao giờ nghĩ đến”.










Nếu bạn có một suy nghĩ, hay tệ hơn – một niềm tin giống 3 điều dưới đây, thì ngành quảng cáo không dành cho bạn. Không nên phí thời gian của mọi người và của chính mình.

Không biết từ lúc nào, ngành quảng cáo được mọi người gắn chặt với hình ảnh “ăn mặc xì tai, ngồi café nghĩ linh tinh kiếm tiền tỷ”. Chẳng có vế nào trong câu nói đó là đúng cả, cũng giống như “làm copywriter viết một câu slogan ăn cả năm” vậy.

Hai điều luôn được tâm niệm trong ngành quảng cáo là “Practice makes perfect” và “God is in detail”. Nên sẽ không có đường tắt, và không có “việc lớn, việc nhỏ” trong ngành này. Từng chi tiết đều đóng góp thầm lặng cho thành công của một sản phẩm quảng cáo thành công.

Không có việc “chân tay” nào trong ngành cả

Khách hàng trăn trở để chọn ra điều mình muốn nói (định vị) và bỏ ra số tiền mồ hôi nước mắt của họ, công ty quảng cáo đón nhận, tìm hiểu và sẻ chia trăn trở đó – từng người, từng người trong công ty quảng cáo đều đóng góp vào một “đứa con tinh thần”: bộ phận Account mang tâm huyết của mình để lắng nghe – để thấu hiểu – để truyền đạt và để làm cầu nối cho một quá trình tương tác liên tục giữa công ty quảng cáo và khách hàng. Bộ phận Hoạch định chiến lược mang biến những yêu cầu có phần khô khan ấy thành những sứ mệnh, những cảm hứng cho tất cả những người tham gia vào quá trình ấy. Bộ phận Sáng tạo đóng nhận yêu cầu, mang “tâm phần” của mình đặt vào từng câu chữ, nét vẽ để nói cho “ra” và “truyền cho thông”.

Công việc tại công ty quảng cáo 80% đúng là việc văn phòng, không đổ mồ hôi nhưng thật sự là “sôi nước mắt”. Thân xác có thể thảnh thơi, nhưng tâm óc chẳng bao giờ thư thái. Mức lương cao của ngành quảng cáo không phải là mua vài phút cảm hứng dạt dào của bạn, mà chính là trả cho sự ám ảnh đến tận tim óc của những việc bạn đang làm.

Làm ngành quảng cáo là bán một phần cuộc sống, bán “tâm phần” của mình. Bạn có sẵn sàng?

“Không lên công ty” đối với các ngành khác có thể là nghỉ ngơi, còn ngành quảng cáo thường là những lúc làm việc tập trung và vất vả hơn tất cả những lúc khác. Và cũng có không ít người làm quảng cáo không thích ngồi ở công ty làm việc, họ không thích bị làm phiền bởi những tiếng chuông điện thoại, nói cười rôm rả – họ muốn có một nơi yên tĩnh để tập trung hết tâm phần của mình để nghĩ ra một điều “không phải ai cũng biết, nhưng khi nói ra thì ai cũng hiểu”.

Tập trung tâm phần để nghĩ ra một điều “không phải ai cũng biết, nhưng khi nói ra thì ai cũng hiểu”.

Một điểm khác là nhiều bạn nghĩ mình làm ngành quảng cáo là “làm nghệ thuật”. Nói như một chị Art Director mà mình quen: “Nhiều bạn trẻ nghĩ làm quảng cáo cũng giống trét phân trâu lên tường và chờ mọi người khen hay vậy”

Không, không đúng một chút nào. Ngành quảng cáo là ngành có thể tập trung những con người thông minh nhất, để cảm – nghĩ – nói ra những điều mà ai cũng hiểu. Quảng cáo có thể là một nghệ thuật, nhưng nghệ thuật pha trộn với khoa học, một nghệ thuật “vị nhân sinh” chứ không phải “vị nghệ thuật”.

Tất cả các giải thưởng quảng cáo hiện nay đều có một tiêu chí quan trọng để đánh giá một quảng cáo hay: đó là hiệu quả. Quảng cáo là một khoản đầu tư của khách hàng, và nhiệm vụ của công ty quảng cáo là phải làm cho khoản đầu tư đó sinh lời. Vì vậy, một người làm quảng cáo chuyên nghiệp – dù ở công ty quảng cáo hay khách hàng, đều không bao giờ nhận xét một sản phẩm quảng cáo trên thẩm mỹ chủ quan.

Tất cả những sản phẩm quảng cáo đều được xem xét trên một tiêu chí: quảng cáo này muốn nói lên điều gì, và đã nói được chưa? Chúng ta có thể làm điều gì để quảng cáo này nói tốt hơn và nhiều người dễ hiểu hơn? Ngành quảng cáo và công ty quảng cáo không phải là một sàn diễn để bạn sưu tập các giảng thưởng cho cá nhân.

Quảng cáo không phải là cách bạn dùng tiền của khách hàng để làm vui lòng công chúng. Công chúng sẽ mua sản phẩm của bạn khi quảng cáo nói đúng những điều họ cần theo một cách phù hợp (vui là một trong những cách đó).

“Những bà nội trợ không mua một sản phẩm bột giặt vì công ty sản xuất có một mẫu quảng cáo vui” – David Ogilvy.

Tóm tắt: ngành quảng cáo là ngành mọi người đều nên thử qua. “Đào tạo bài bản” hay “kiến thức chuyên ngành” không phải là điều tiên quyết nhất.

Đừng bao giờ gạch bỏ cơ hội mình trong ngành quảng cáo nếu bạn chưa thử.

Hãy xem David Ogilvy nói gì về việc tuyển dụng của agency quảng cáo

>> Mời bạn xem tiếp phần 2 tại đây.

Nguồn AiiM

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Nếu bạn có rất nhiều câu hỏi dạng như “anh ơi, làm thế nào để biết mình hợp với ngành quảng cáo ạ?”. Vậy mời bạn đọc qua bài notes “3 có, 3 không” và thấy sự tuân thủ triệt để “magic three” trong bài viết này.
3 lý do bạn nên đọNgành quảng cáo. Tại sao có? Tại sao không? (Phần 1)

Share This Article
Leave a comment