Phủ lớp lifestyle cho sản phẩm với “bảng tuần hoàn” lifestyle platform

admin

Marketing Manager @ Logitech Vietnam

Ở bài viết trước, tôi có nhắc đến 4 trụ cột của việc cao cấp hoá sản phẩm: Product, Pri

Marketing Manager @ Logitech Vietnam

bài viết trước, tôi có nhắc đến 4 trụ cột của việc cao cấp hoá sản phẩm: Product, Price & Packaging, Brand Proposition, Marketing Communications và Place & Channel. Trong đó, tôi tin việc lựa chọn lifestyle platform trong cột trụ đầu tiên không phải là điều dễ dàng.

Để lựa chọn lifestyle platform cho sản phẩm, bạn nên xác định ngành hàng, lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Nếu thương hiệu thuộc những ngành hàng có gốc lifestyle thì đơn giản. Còn nếu sản phẩm thuộc ngành hàng không có “gốc” lifestyle thì bạn nên làm gì?

Trong bài viết này, tôi có gợi ý về “bảng tuần hoàn” lifestyle platform – bao gồm các platform cơ bản và phổ biến. Dựa vào đó, bạn có thể lựa chọn một platform phù hợp với ngành hàng, sản phẩm của thương hiệu.

Tôi gọi vui bảng tổng hợp trên là “bảng tuần hoàn”, vì mỗi thương hiệu khi kết hợp với những platform khác nhau sẽ tạo ra những “kết quả” khác nhau. Tôi gọi đó là “phản ứng hoá học” giữa thương hiệu và lifestyle platform. Thực sự bảng này là “phát kiến” của riêng bản thân tôi dựa trên tư duy của chính mình nên có thể có những thiếu sót, nhưng quan trọng là bạn sẽ có “key take aways” một thông tin gồm có 8 nhóm platform để tham khảo cho con đường “lifestyle hoá” như sau.

Platform Phong cách và Thời trang (Style & Fashion)

Thời trang phải đi liền với phong cách. Trong nhóm Phong cách và Thời trang này, chúng ta có thể khai thác thành nhiều mảng nhỏ như thời trang local, phong cách đường phố, thời trang cao cấp, mỹ phẩm…

Platform Phong cách sống (Lifestyle)

Có nhiều phong cách sống khác nhau mà thương hiệu có thể lựa chọn và khai thác. Thương hiệu hoàn toàn có thể khai thác những nhóm cụ thể như nhóm runner, yogi… Ví dụ điển hình là vào năm 2018, Pond’s đã chọn và sử dụng platform yoga trong một thời gian dài.