Quảng cáo “kém thông minh” của những thương hiệu thiết bị đeo thông minh

admin

Chuyên gia “chặt chém” quảng cáo

Vô tình đọc được một bài viết bóc phốt “thủ đoạn” kém tinh vi của các thương hiệu thiết bị đeo thông minh nổi tiếng trên

Chuyên gia “chặt chém” quảng cáo

Vô tình đọc được một bài viết bóc phốt “thủ đoạn” kém tinh vi của các thương hiệu thiết bị đeo thông minh nổi tiếng trên The Verge. Tôi quyết định lược dịch quan điểm của tác giả trong bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và cho tôi biết bạn nghĩ gì nhé (nếu bạn thích).

Tôi quan ngại sâu sắc về chất lượng của các thiết bị đeo thông minh khi năm lần bảy lượt bắt gặp hình ảnh chúng được cắt ghép một cách lố bịch vào các tấm ảnh stock. Tại sao lại cắt ghép trong khi họ hoàn toàn có thể chụp một tấm ảnh mới?

Các thiết bị đeo có “sống sót” hay không là phụ thuộc vào việc người dùng phải cảm thấy thoải mái khi mang trên người. Thật khó để thương hiệu bán một thiết bị theo dõi sức khoẻ khiến người dùng phát ban hay một chiếc tai nghe nặng trịch.

Hiểu được điều đó, HTC đã giới thiệu chiếc tai nghe “nhẹ siêu cấp” Vive Flow VR qua hình ảnh cô gái với gương mặt thỏa mãn đang đắm chìm trong trải nghiệm chiếc tai nghe. Chắc hẳn HTC muốn thuyết phục khách hàng về độ nhẹ tênh và thoải mái, phù hợp với mọi hoạt động trong cuộc sống của Vive Flow VR.

Tôi không biết bạn thấy sao nhưng lần đầu nhìn bức hình, tôi cứ ngờ ngợ điều gì đó kỳ lạ ở cô gái. Sau đó tôi mới tá hỏa phát hiện điểm kỳ lạ nằm ở chỗ cô ấy không thật sự mang những thiết bị này mà đó là kết quả của photoshop. Cô gái trong ảnh gốc được chụp với một bát bỏng ngô chứ không phải tai nghe thực tế ảo hay điện thoại.

“Girl on the sofa in the living room eating popcorn”
Nguồn: iStockphoto

Nhà báo Janko Roettgers của Protocol đã vạch trần trên Twitter rằng phần lớn hình ảnh quảng cáo HTC Vive Flow đều từ istockphoto.com mà ra. Việc HTC cần làm chỉ là photoshop để “gắn” chiếc tai nghe VR vào sao cho “bớt giả” rồi vui vẻ đăng tải lên website.

Không dừng lại ở đó, họ còn cố ghép một nụ cười “giả trân” lên khuôn mặt của một ai đó như bạn thấy ở 2 bức hình dưới đây:

Một người bạn cùng chung chí hướng với HTC là Panasonic với quả ảnh quảng cáo loa chơi game SoundSlayer của mình. Nhưng khác với việc chỉ photoshop sản phẩm hay nụ cười “giả trân” lên người mẫu của HTC, Panasonic không ngại ghép đầu của một người đàn ông da trắng lên cơ thể một người đàn ông da màu. Hay nói cách khác là anh em sinh đôi khác mỗi khuôn mặt, (và màu áo). Làm vậy chi?

“Young African American man eating pizza, drinking beer and playing video games”
Nguồn:
Getty Images

Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, tôi bắt gặp một thiết bị đeo kỹ thuật số được ghép vào hình stock một cách kỳ quặc. Nó dễ gây ra hiểu lầm không đáng có, và trực giác của tôi mách bảo rằng không rõ những công ty này đang cố che giấu điều gì?

(Tôi nói nhỏ với bạn thông tin này: Đồng nghiệp của tôi, Adi Robertson cho biết tai nghe thực tế ảo liên tục trượt xuống mặt cô ấy khi dùng thử, và mọi thứ chỉ ổn hơn khi cô ấy dùng thêm một miếng đệm lót).

Làm ơn, hãy dừng lại.

Nghệ thuật là ánh trăng của sự lừa dối. Nhưng với sự gán ghép một cách cẩu thả và lố bịch thế này, nó chắc chắn không phải là nghệ thuật mà chỉ là một sự dối trá mà thôi.

* Nguồn: The Verge

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Chuyên gia “chặt chém” quảng cáo

Vô tình đọc được một bài viết bóc phốt “thủ đoạn” kém tinh vi của các thương hiệu thiết bị đeo thông minh nổi tiếng trên

Share This Article
Leave a comment