Quy định áp trần giá sữa: Doanh nghiệp bất ngờ!

admin

Cận kề ngày thực hiện quyết định áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, bắt đầu từ ngày 1/6 của Bộ Tài chính, một số công ty sữa vẫn còn một loạt thắc mắc chưa có lời đáp.

Để đầu tư cho các nghiên cứu phát triển sản phẩm, c

Cận kề ngày thực hiện quyết định áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, bắt đầu từ ngày 1/6 của Bộ Tài chính, một số công ty sữa vẫn còn một loạt thắc mắc chưa có lời đáp.

Để đầu tư cho các nghiên cứu phát triển sản phẩm, các công ty sữa đều tốn chi phí khá lớn. Lẽ dĩ nhiên, các sản phẩm sữa bổ sung dưỡng chất phải có giá thành cao hơn các sản phẩm sữa thông thường. Nếu bị áp giá trần, chẳng khác nào triệt tiêu động lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của các hãng sữa”, đại diện một hãng sữa đã phản ứng khi nhận định về quy định áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi của Bộ Tài chính.

Để mô tả cụ thể hơn về mức chi phí đầu tư cho sản phẩm mới, đại diện của Abbott cho biết, trong suốt năm 2013, công ty này đã đầu tư 1,5 tỷ USD. Cụ thể với nhóm dinh dưỡng, kinh phí Abbott đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) đã làm số lượng sản phẩm mới ra mắt hàng năm tăng gấp 5 lần kể từ năm 2008. Tại Việt Nam, Abbott cũng đã cho ra mắt gần 10 sản phẩm mới, trong đó có sản phẩm dinh dưỡng bổ sung canxi cho phụ nữ châu Á, và sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn và sức khỏe thần kinh cho người già.

Tương tự mỗi năm, Công ty Mead Johnson dành hàng chục triệu USD để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Chỉ riêng sản phẩm phát triển trí não cho trẻ em Enfa A+ 3600 Brain Plus, Công ty Mead Johnson đã mất rất nhiều năm nghiên cứu dựa trên những chứng cứ khoa học lâm sàng để bổ sung hàm lượng DHA đúng theo khuyến nghị giúp trẻ phát triển trí não trong những năm tháng đầu đời. Phía Nestle cũng cho biết mỗi năm đầu tư hơn nửa tỷ USD cho các hoạt động R&D, trong đó có sản phẩm sữa…

Quyết định áp trần giá sữa xuất phát từ kết quả thanh tra các công ty kinh doanh sữa có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Kết quả cụ thể của năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014 cho thấy cả 5 công ty (Vinamilk, Nestlé Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, Mead Johnson Nutrition Việt Nam và Công ty CP Dinh dưỡng 3A) đều tăng giá bán sữa và không có điều chỉnh giá.

Trong đó, năm 2013 có 4 công ty tăng giá 1 lần và 1 công ty tăng giá 2 lần với mức tăng từ 2,4% – 30,66%. Ba tháng đầu năm 2014 có 2 công ty tăng giá bán, trong đó có 1 công ty có mức tăng giá bán từ 7-14% và 1 công ty có mức tăng giá bán từ 5-9%.

Khi đưa ra quyết định về áp trần giá sữa, giải thích với báo chi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: “Mỗi doanh nghiệp kinh doanh phải có chiến lược riêng, dài hạn. Khi đưa sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp phải giải quyết được hài hòa mối quan hệ giữa chất lượng, giá cả và thị phần. Những doanh nghiệp làm ăn không có chiến lược hoặc quá sa đà vào lợi nhuận sẽ khó tồn tại và sẽ khó phát triển trên thị trường”.

Tuy nhiên, bà Gift Samabhandhu, Tổng giám đốc Mead Johnson Nutrition Vietnam chia sẻ quan ngại: “Tác động nghiêm trọng của quyết định này tới tất cả các bên liên quan sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng sẽ bị hạn chế khả năng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao và do đó, sẽ có thể gây thiệt thòi đối với trẻ em Việt Nam.

Thời gian áp trần giá sữa bắt đầu từ ngày 1/6/2014, thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất từ 10 ngày sau khi Quyết định 1079/QĐ-BTC có hiệu lực, thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, việc áp đặt mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với các sản phẩm sữa cũng sẽ tạo ra gánh nặng đáng kể cho các nhà bán buôn trong nước, hàng trăm ngàn người bán lẻ và các siêu thị. Các đơn vị kinh doanh này hiện đang giữ trong kho một số lượng lớn sản phẩm sữa của chúng tôi, mà họ đã thanh toán ở mức giá thị trường tại thời điểm mua hàng, và giờ đây họ sẽ buộc phải bán ở mức giá lỗ”.

Ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Nestle Việt Nam, cũng cho rằng: “Nestle rất ngạc nhiên về quyết định này vì chúng tôi chưa một lần được Bộ Tài chính làm việc, tham khảo ý kiến hoặc đề xuất trao đổi. Vậy không hiểu Bộ Tài chính dựa trên cơ sở nào để áp giá bán? Quả thực, đây là một quyết định phi thị trường, gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp”.

Được biết, bước đầu, Bộ Tài chính đã chọn 25 mặt hàng sữa trong danh mục công bố để áp trần giá sữa, đây là những nhãn hàng chiếm trên 60% thị phần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bên cạnh đó, Bộ cũng đưa ra phương pháp hướng dẫn giá để doanh nghiệp đăng ký giá với cơ quan Nhà nước, để từng bước có biện pháp áp giá trên khung hợp lý.

Về mức giá bán buôn tối đa của 25 sản phẩm sữa bị khống chế giá trần, Bộ Tài chính khẳng định thấp hơn 10-15%, thậm chí có sản phẩm thấp hơn 20% so với giá bán buôn hiện hành trên thị trường. Với biện pháp này, chắc chắn giá bán buôn 25 sản phẩm sữa này sẽ giảm mạnh, đồng thời sẽ kéo các sản phẩm sữa khác của các doanh nghiệp còn lại giảm theo. Khi giá bán buôn giảm thì giá bán lẻ cũng phải giảm theo.

Vinamilk có 5 sản phẩm sữa bị áp giá trần và theo mức giá mới, các sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn của Công ty sẽ chịu lỗ khoảng 4%. Theo bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk, chưa rõ mức áp trần giá sữa được Bộ Tài chính tính toán dựa trên cơ sở nào và cũng không nhận được khuyến nghị nào của Bộ Tài chính về việc này.

Theo đại diện của Vinamilk, nếu điều chỉnh đúng với giá trần, các mặt hàng của doanh nghiệp phải giảm trung bình khoảng 21%. “Nếu áp dụng bảng giá này thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ nặng. Vì không có kinh doanh mặt hàng gì mà lãi tới hơn 20%”, bà Hương cho biết.

Nhiều người tiêu dùng cũng đặt ra câu hỏi “Liệu việc giảm giá bán có thể khiến xảy ra tình trạng hạ chất lượng sản phẩm?”. Phía cơ quan chức năng cho rằng: “Điều này sẽ khó xảy ra vì nếu doanh nghiệp làm giảm chất lượng có nghĩa là đang tự làm mất uy tín, thương hiệu của mình”. Nhưng theo lý giải của các công ty sữa, nếu áp trần giá bán mà không có sự cân đối giữa đầu tư chi phí nguyên liệu đầu vào, công thức bổ sung dưỡng chất cho chất lượng sản phẩm thì các công ty sữa chỉ còn cách chịu lỗ để giữ chất lượng sản phẩm.

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có tiếng nói chung giữa Bộ Tài chính và các doanh nghiệp để việc thực thi Quyết định 1079/QĐ-BTC. Do đó, các công ty sữa Abbott, Friesland Campina, Vinamilk, Mead Johnson, Nestle… đều đang rất quan ngại và gặp không ít khó khăn trước quyết định này. Qua trao đổi, các công ty đang tìm kiếm cơ hội đối thoại với Bộ Tài chính để hiểu được cơ sở tính các mức giá tối đa đã được liệt kê và chờ đợi sự hướng dẫn cụ thể nhằm tránh gây ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp.

Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Cận kề ngày thực hiện quyết định áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, bắt đầu từ ngày 1/6 của Bộ Tài chính, một số công ty sữa vẫn còn một loạt thắc mắc chưa có lời đáp.

Để đầu tư cho các nghiên cứu phát triển sản phẩm, c

Share This Article
Leave a comment