Ngày 25/12/2015 Tập đoàn Masan chính thức công bố thương vụ bắt tay có giá trị 1,1 tỷ USD với Singha Asia Holding Pte Ltd của Thái Lan. Đây là thương vụ kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài vào 1 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam làm thị trường “
Ngày 25/12/2015 Tập đoàn Masan chính thức công bố thương vụ bắt tay có giá trị 1,1 tỷ USD với Singha Asia Holding Pte Ltd của Thái Lan. Đây là thương vụ kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài vào 1 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam làm thị trường “xôn xao”.
Masan đã trả lời độc quyền cho chúng tôi một số vấn đề quan trọng của thương vụ đầu tư này.
* Thương vụ được công bố 1,1 tỷ USD là tiền thật hay bao gồm cả giá trị hoán đổi khác?
Là tiền thật, góp mới, thu vào hệ thống của Masan. 1,05 tỷ USD Singha dùng để nắm 25% cổ phần của Masan Consumer Holding (ngành hàng thực phẩm, đồ uống), 50 triệu USD vào Masan Brewery (bia) để chiếm 33,3% sở hữu. Phần định giá cho Masan Consumer Holding là 4,2 tỷ USD.
* Masan sẽ dùng số tiền 1,1 tỷ USD này làm gì?
Dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của Masan Consumer Holding trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống và các lĩnh vực liên quan. Nguồn lực này giúp tạo ra cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Masan và Singha thành quy mô khu vực, với trọng tâm là các nước “inland ASEAN” (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào) với 250 triệu người tiêu dùng.
Bước tiếp theo của Masan là ngay lập tức mang những sản phẩm của công ty sang Thái Lan, là 1 trong những nước có lượng tiêu thụ nước mắm cao nhất. Cà phê của Việt Nam cũng được yêu thích tại đây.
Masan cũng được độc quyền phân phối các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Singha tại Việt Nam. Còn rất nhiều việc phải làm.
* Tại sao lần này Masan lại không gọi vốn từ 1 định chế tài chính như trước kia (KKR, TPG, Mount Kellett, Chandler) mà lại hợp tác với 1 tổ chức phi tài chính (non-financial)?
Các quỹ đầu tư tư nhân (private equity) phù hợp trong giai đoạn đầu phát triển vì họ cung cấp nguồn vốn dài hạn hơn các khoản vay ngân hàng thường chỉ cho ngắn hạn và khó tiếp cận. Khi Masan đạt được quy mô và có dòng tiền tốt thì lại tiếp tục tiếp cận được với thị trường trái phiếu có nguồn vốn dài hạn và lãi suất thấp hơn. Hiện nay, Masan không tìm kiếm nguồn vốn tài trợ nữa mà tìm đối tác có thể chia sẻ chiến lược, mô hình hoạt động, thị trường để tạo ra sự cộng hưởng giúp Masan tăng trưởng và chuyển đổi.
* Thị trường bia của Việt Nam đã đầy đủ các tên tuổi nội ngoại, cạnh tranh khốc liệt, thậm chí trở nên chật chội. Tại sao Masan vẫn “nhảy” vào?
Việt Nam vẫn thiếu 1 thương hiệu bia quốc gia mà người dân từ Bắc đến Nam đều có thể thưởng thức. Lịch sử cho thấy, những nhãn hiệu bia thành công nhất vẫn là những nhãn hiệu địa phương. Bia là sự lựa chọn cá nhân mang tính địa phương khá cao và Việt Nam xứng đáng có 1 thương hiệu bia địa phương phù hợp với giá trị và mong muốn của người Việt Nam.
Masan có thế mạnh thực phẩm, Singha thế mạnh đồ uống. Vua nhà bếp bắt tay vua phòng khách và người tiêu dùng sẽ có 1 danh mục các sản phẩm nhiều hơn để thưởng thức.
Thêm nữa, thị trường vẫn còn tiềm năng của cơ cấu dân số trẻ đang gia tăng tiêu thụ bia và xu hướng chuyển đổi từ tiêu thụ rượu mạnh sang bia.
* Vậy nhãn hiệu bia đầu tiên Sư tử trắng do Masan Brewery sản xuất có gì đặc biệt?
Người tiêu dùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích thú, gần đây là thị trường miền Đông và T.p Hồ Chí Minh. Trong năm 2015, mảng kinh doanh bia của Masan tăng gấp 3 lần. Dự tính tăng 2 đến 3 lần trong năm 2016.
Sư tử trắng tập trung vào xây dựng hình ảnh bia thật, không hào nhoáng, tiếp cận khá thành công thị trường tiêu thụ bia tại nhà “Xã giao ra quán, chí cốt về nhà”.
Ngoài ra, với đối tác chiến lược Singha, các mô hình hoạt động tổng thể sẽ được củng cố để tiếp tục đạt thị phần cao hơn.
* Quay lại với Singha, lợi ích lớn nhất của đôi bên khi bắt tay nhau là gì?
Qua 1 đêm, Masan có cơ hội tiếp cận đến 65 triệu người tiêu dùng Thái, còn Singha có thể tiếp cận 90 triệu người Việt Nam.
2 đối tác giữ vị trí hàng đầu quốc gia trong ngành thực phẩm và đồ uống sẽ tạo nên 1 mô hình mạnh để thắng tại “Inland ASEAN” (gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào). Đây là vùng mà các nước có nhiều đặc điểm giống nhau: Đạo Phật, văn hóa lúa gạo, yêu thích sử dụng nước mắm. Singha đã hoạt động tại Myanmar và Lào hơn 10 năm và có ngành hàng Snack tăng trưởng nhanh trong ASEAN, Masan có thể tận dụng mô hình hoạt động và kinh nghiệm này.
Singha có thành tích lâu đời là “một công dân tốt”, Masan thì khao khát nâng cao đời sống người Việt. 2 bên chia sẻ được giá trị chung là phụng sự người tiêu dùng tốt hơn. 2 công ty có danh mục bổ trợ nhau: Masan có thế mạnh thực phẩm, Singha thế mạnh đồ uống. Vua nhà bếp bắt tay vua phòng khách và người tiêu dùng sẽ có 1 danh mục các sản phẩm nhiều hơn để thưởng thức.
Lan Chi / Trí thức trẻ
Nguồn CafeBiz
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Ngày 25/12/2015 Tập đoàn Masan chính thức công bố thương vụ bắt tay có giá trị 1,1 tỷ USD với Singha Asia Holding Pte Ltd của Thái Lan. Đây là thương vụ kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài vào 1 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam làm thị trường “Singha có bỏ 1,1 tỷ USD tiền thật vào Masan không?