Starbucks mở tiệm cà phê? Xin chào!

admin
By admin

Quả đây là một bất ngờ với dân nghiện cà phê. Đáng ra Starbucks nên mở tiệm cà phê tại Việt Nam sớm hơn mới phải. Dẫu nghe rằng đến tháng 12-2012 mới xuất hiện, thôi thì muộn còn hơn không!

Tôi biết cái tên Starbucks

Quả đây là một bất ngờ với dân nghiện cà phê. Đáng ra Starbucks nên mở tiệm cà phê tại Việt Nam sớm hơn mới phải. Dẫu nghe rằng đến tháng 12-2012 mới xuất hiện, thôi thì muộn còn hơn không!

Tôi biết cái tên Starbucks này trước nhiều tên tiệm cà phê khác, dù họ đã có mặt tại Việt Nam khá lâu như Gloria Jeans Coffee hay The Coffee Beans & Tea Leaf…bên cạnh những tiệm tên tuổi đã tồn tại trong nước như Trung Nguyên, Highlands Coffee, Mexico…


Xin cám ơn tất cả vì chính họ mỗi sáng xông thơm cho cả cái thành phố rộn ràng này. Có nhiều người, thay vì vào nhà thờ hay đến chùa theo tiếng chuông tụng kinh nhập lễ, thì lại chọn một tiệm cà phê ưa thích, ngồi mà khuấy, mà rung leng keng cái muỗng chạm cái tách cà phê khói xông nồng nàn để chiêm niệm cái đạo giáo riêng của mình.

Mà thật, bên tách cà phê, ngồi nghiền ngẫm về mình, về đời, về chuyện đã qua, chuyện sẽ tới… không “đạo” là gì? Đó là chưa nói đến “giáo phái”, anh thì thích vị đậm đà của “espresso”, anh thì khoái mùi mẫn tràn trìa như “cappuccino”, hoặc mát rượi tâm can với ly “cà phê đá” truyền thống…

Cách nay vài tháng, có dịp ghé Thượng Hải, tôi hết sức bất ngờ với cơ man nào là tiệm cà phê tại khu trung tâm, nếu nói không quá, mọc như nấm. Có nơi, hầu như mấy tiệm cùng tên không cách xa nhau là mấy. Người Trung Quốc cũng giống người mình, thích uống trà, chè tươi hơn là cà phê. Cỡ mươi năm về trước, tìm một nơi uống cà phê tại một thành phố Trung quốc không phải dễ. Thế mà nay…quá chừng chừng.

Rất tiếc, vì không được phép chụp hình trong tiệm, tôi thực sự xúc động khi có một ông cụ già, áo quần xuề xòa, lọm khọm bưng ly cà phê tìm chỗ trong một tiệm Starbucks để nhâm nhi. Với hình ảnh ông cụ già người Hoa uống cà phê trong một tiệm lớn giữa thành phố hoa lệ… mình có quyền hy vọng nay mai Trung Quốc sẽ là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn đối với nước ta. Sau này tìm hiểu thêm, là một nước uống trà cố hữu, nay bình quân tiêu thụ cà phê của dân Trung Quốc đang được nâng lên dần: 4 tách nhỏ/năm tại vùng quê và 20 tách/năm ở các thành phố lớn cho mỗi đầu người.

Sự xuất hiện của Starbucks ở nước ta làm nhiều người hí hững nhưng cũng có bạn lo lắng. Chưa gì đã có nhiều chủ nhà có mặt tiền ở trung tâm mặt mày tươi trở lại vì nghĩ “vận xui” bất động sản như sẽ được hóa giải bớt nhờ cây đũa thần là tiệm cà phê hạng sang hay các tiệm bán hàng hiệu đến thuê… Cũng không ít người không mấy vui vì thị phần, khách hàng uống cà phê của mình bị chia bớt. Có hôm, ngồi tán gẫu với ông chủ trẻ của một tiệm cà phê nổi tiếng tại quận Phú Nhuận, tôi hỏi anh có lo không. Anh ta thiệt thà trả lời rằng trước một anh khổng lồ, giàu tiền giàu bạc, sức trườn sức rướn nhiều, nói không ngại cũng không đúng. Song, tiệm anh sẽ đeo đuổi cái “triết lý” kinh doanh của mình: cà phê sạch cộng với cái phin (filtre) truyền thống để phục vụ tối đa và giữ chặt lượng khách hàng.

Đúng vậy. Đã có nhiều tiệm cà phê phải nhượng lại mặt bằng cho một tên tuổi khác vì không kiên trì đeo đuổi các “triết lý” kia của ông chủ trẻ. Nhiều người vẫn cho rằng do vị trí đắc địa, sang trọng, nên người ta thích vào các tiệm cà phê tên tuổi, giàu sang để “chứng tỏ” phong cách. Tôi nghĩ chứng tỏ phong cách chỉ là thứ yếu. Cái người tiêu thụ cần là ly cà phê sạch, đúng chất lượng, đúng sở thích họ cần uống.

Hơn nữa, trong tình hình mới, khi mà sản lượng cà phê nước ta ngày càng lớn, trên 1,5 triệu tấn/năm, đến 90-95% của lượng ấy chủ yếu cậy nhờ vào xuất khẩu. Nên, bên cạnh các tên tuổi lớn đã có chuỗi cửa hàng cà phê trong nước, sự xuất hiện các cửa hàng khác như Starbucks… hy vọng sẽ giúp tăng cường, chuyển hướng tiêu thụ, kích thích sử dụng hàng sạch, hàng thực để góp phần giảm áp lực bán ra. Các chuỗi cửa hàng này có thể là một kênh tiêu thụ nguyên liệu cà phê tại chỗ cần có để có khi giúp giữ giá xuất khẩu khi tranh nhau bán ra.

Tuy không có số liệu chính thức, hy vọng các chuỗi cửa hàng cà phê mới cũ này sẽ nâng dần con số tiêu thụ cà phê trên đầu người trong nước, chí ít mỗi năm bình quân chừng trăm tách/người, khi ấy ắt không còn cà phê bẩn và nông dân trồng cà phê sẽ yên tâm hơn nữa vì đã có thêm chỗ dựa vững chắc. Ấy chính là thị trường tiêu thụ cà phê rang xay nội địa.



























Nguồn Dùng hàng Việt

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Quả đây là một bất ngờ với dân nghiện cà phê. Đáng ra Starbucks nên mở tiệm cà phê tại Việt Nam sớm hơn mới phải. Dẫu nghe rằng đến tháng 12-2012 mới xuất hiện, thôi thì muộn còn hơn không!

Tôi biết cái tên Starbucks

Share This Article