Tài sản ngắn hạn là gì, gồm những gì?

admin

 1,604 
Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động, là những danh mục trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể được chuyển thành tiền mặt t

 1,604 

Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động, là những danh mục trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể được chuyển thành tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn. Khái niệm này được sử dụng để phân biệt với tài sản dài hạn. Cùng tìm hiểu về tài sản ngắn hạn qua bài viết sau.

1. Tải sản ngắn hạn là gì?

Theo định nghĩa tại điều 111, mục 2 thống tư 200/2014/TT-BTC, 

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Trong khái niệm trên cần lưu ý: khoảng thời gian mà tài sản ngắn hạn “có thể chuyển đổi thành tiền, bán hay sử dụng” sẽ tính theo mốc thời gian còn lại tính đến thời điểm báo cáo.

Chẳng hạn, Đầu tháng 5/2021, doanh nghiệp mua trái phiếu thời hạn 24 tháng với lãi suất 10%/năm. 

Kết cấu của Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn. Để theo dõi số liệu về Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bạn đọc có thể xem tại Bảng cân đối kế toán

của doanh nghiệp phần Tài sản.

2. Tài sản ngắn hạn bao gồm những gì?

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bao gồm:

3. Tài sản ngắn hạn nói lên điều gì?

Nhìn chung tài sản ngắn hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng lên cho biết doanh nghiệp có thể đã thu hồi được nợ hoặc doanh nghiệp đang tiết kiệm các khoản chi phí đầu vào mà nhờ đó giúp doanh nghiệp giảm bớt nỗi lo thanh toán nợ ngắn hạn.

Đối với hàng tồn kho, khoản mục này tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng vốn bị ứ đọng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, giải phóng lượng hàng trong kho.

Nếu các khoản phải thu tăng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nguyên nhân đến từ việc doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng, chấp nhận cho khách hàng mua chịu để tạo sự cạnh tranh. Lúc này, để đảm bảo nguồn vốn và dòng tiền, doanh nghiệp nên thắt chặt chính sách bán hàng chịu cũng như tích cực thu hồi nợ.

Ngoài ra, tài sản ngắn hạn cũng là phản ánh khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của DN thông qua chỉ số Hệ số thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này cho biết cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Công thức tính:

Hệ số thanh toán ngắn hạn này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản có tính thanh khoản cao và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chưa hẳn là tốt vì nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt dẫn đến tồn tại một lượng tài sản ngắn hạn lớn không được vận động để sinh lời.

Nhìn chung, doanh nghiệp cần có kế hoạch cân đối tỷ trọng tài sản ngắn hạn phù hợp để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm các chỉ số tài chính khác:

4. Phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Trong mục Tài sản, khái niệm “Tài sản ngắn hạn” được sử dụng để phân biệt với “Tài sản dài hạn”. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Từ các khái niệm và đặc điểm của Tài sản Ngắn hạn và Tài sản dài hạn, ta có thể tổng hợp ra bảng sau, sử dụng để so sánh, phân biệt hai loại tài sản này:

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 

– Các khoản phải thu ngắn hạn 

– Hàng tồn kho 

– Tài sản ngắn hạn khác 

Tài sản cố định



– Bất động sản đầu tư 

– Tài sản dở dang dài hạn

– Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

– Tài sản dài hạn khác 

– Có tính thanh khoản cao và thời gian luân chuyển nhanh chóng.

– Luôn vận động và chuyển hóa không ngừng giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và không bị gián đoạn.

– Có tính thanh khoản thấp và thời gian luân chuyển dài.

– Khó thích nghi với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. 

– Tài sản dài hạn được nắm giữ với kỳ vọng mang lại lợi ích trong tương lai dài hạn, thường lớn hơn một năm hoặc một chu kỳ hoạt động.

Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta việc quản lý thu chi và các khoản công nợ của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đối với kế toán nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. 

Áp dụng công nghệ vào quá trình này là điều cần thiết và mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn. Có thể lựa chọn các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ tốt cho công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp: 

Ngoài ra, Phần mềm kế toán online MISA AMIS


đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm tại đây



!

 1,605 

AMIS Blog

Copyright © 1994 – 2022 MISA JSC


Thỏa thuận sử dụng

|
Chính sách bảo mật


 1,604 
Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động, là những danh mục trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể được chuyển thành tiền mặt tTài sản ngắn hạn là gì, gồm những gì?

Share This Article
Leave a comment