Tại sao Sony phải bán Vaio dù rất ‘đau khổ’?

admin

Chuyên gia nghiên cứu thị trường Gartner cho rằng thị trường PC cực kỳ khó khăn nếu doanh nghiệp nào muốn sống sót, chỉ những công ty lớn nhất mới có thể trụ nổi. Và tình hình này sẽ không thể thay đổi.

Nội dung n

Chuyên gia nghiên cứu thị trường Gartner cho rằng thị trường PC cực kỳ khó khăn nếu doanh nghiệp nào muốn sống sót, chỉ những công ty lớn nhất mới có thể trụ nổi. Và tình hình này sẽ không thể thay đổi.

Nội dung nổi bật:

– Kết quả kinh doanh èo uột này đã buộc Sony phải đưa ra những quyết định cứng rắn, tách mảng kinh doanh TV Bravia và bán hẳn mảng sản xuất máy tính Vaio cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners. Ngoài ra, Sony còn công bố sẽ cắt giảm 5.000 nhân lực. Đây là lần thứ 4 trong vòng một thập kỷ qua Sony phải sa thải lượng lớn nhân viên.

– Sau 17 năm chinh chiến trên thị trường máy tính cá nhân, Sony đã phải quyết định rời xa mảng kinh doanh laptop và tập trung nhân lực vào sản xuất, kinh doanh smartphone, tablet, máy chơi game và điện ảnh, âm nhạc.

– Ngoài mảng PC, Sony cũng đang gặp khó với mảng TV. Hiện nay Sony đang ngày càng tụt khoảng cách xa ở vị trí thứ 3 so với Samsung và LG, thị phần TV toàn cầu của hãng giảm từ 8,1% xuống 7,5% trong quý qua.

Hãng điện tử Nhật Bản “vang bóng một thời” Sony đã phải thú nhận trong năm nay họ sẽ tiếp tục thua lỗ lớn. Kết quả kinh doanh èo uột này đã buộc Sony phải đưa ra những quyết định cứng rắn, tách mảng kinh doanh TV Bravia và bán hẳn mảng sản xuất máy tính Vaio cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners. Một công ty mới hoàn toàn sẽ được thành lập để điều hành mảng máy tính Vaio, Sony chỉ sở hữu 5% cổ phần trong công ty mới này.

Vừa qua, Sony thông báo mức thua lỗ dự kiến là 110 tỷ yên (khoảng 1,1 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào cuối tháng Ba tới, trái ngược hoàn toàn so với dự báo hồi tháng 10/2013 của hãng về mức lợi nhuận ròng đạt 30 tỷ yên.

Ngoài ra, Sony còn công bố sẽ cắt giảm 5.000 nhân lực. Đây là lần thứ 4 trong vòng một thập kỷ qua Sony phải sa thải lượng lớn nhân viên. Hồi năm 2005, Sony đã cắt giảm 10.000 nhân viên, đến năm 2008 hãng lại sa thải thêm 8.000 nhân viên nữa và cách đây 2 năm thêm 10.000 nhân viên nữa phải ra đi, đưa số lượng nhân viên tại Sony xuống còn 145.000 người tính đến tháng 9/2013.

Sau 17 năm chinh chiến trên thị trường máy tính cá nhân, Sony đã phải quyết định rời xa mảng kinh doanh laptop và tập trung nhân lực vào sản xuất, kinh doanh smartphone, tablet, máy chơi game và điện ảnh, âm nhạc.

Như vậy, laptop Vaio được Sony giới thiệu năm 1996 sẽ biến mất trên hầu hết các thị trường, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn trước mắt, vì theo PC World, công ty mới ban đầu sẽ tập trung bán các mẫu PC dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ở Nhật Bản. Trong khi đó, Sony nói họ vẫn chưa quyết định sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm nhãn hiệu Sony nữa hay không.

Sony không tiết lộ mức giá của thương vụ bán mảng kinh doanh PC của hãng, song theo nhật báo kinh doanh của Nhật Bản Nikkei, giao dịch sẽ có giá khoảng 40 tỷ đến 50 tỷ yên (từ 390 triệu USD đến 490 triệu USD). Sony sẽ chỉ sở hữu 5% cổ phần trong công ty mới này.

Theo đó, Sony sẽ ngừng sản xuất và bán PC sau sự kiện ra mắt sản phẩm mới 2014 Spring. Khoảng 250-300 nhân viên của Sony, bao gồm một số nhân viên trong chi nhánh sản xuất TV, camera và PC ở các nhà máy tại Nhật Bản, sẽ được công ty mới tuyển dụng.

Doanh số laptop Vaio từng được Sony công bố trong báo cáo kinh doanh quý từ tháng 10 đến tháng 12/2013, trong đó Sony báo cáo mảng kinh doanh Sản phẩm di động và truyền thông, trong đó có Vaio, bị thua lỗ 12,6 tỷ yên. Các máy tính Vaio của Sony từng được xem là sức mạnh trung tâm để Sony đạt tham vọng sánh ngang với các đối thủ công nghệ hàng đầu trên toàn cầu như Apple và Samsung.

Tại một cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật Bản) gần đây, ông Kazuo Hirai, Tổng giám đốc của Sony, miêu tả thoả thuận bán đi mảng máy tính Vaio cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners là một “quyết định đau khổ”.

Vaio– viết tắt của cụm từ “Visual Audio Intelligent Organizer” – đã bị các thiết bị của Apple lấn át. Chính Macbook Pro đã “ăn” vào thị phần hàng laptop cao cấp mà nhãn hiệu Vaio của Sony nhắm tới.

Quỹ đầu tư Japan Industrial Partners chuyên thu mua những mảng kinh doanh yếu kém, thua lỗ của các đại gia điện tử Nhật Bản, bao gồm các công ty như NEC và Olympus.

Có trụ sở tại Tokyo, quỹ đầu tư Japan Industrial Partners được thành lập năm 2002 bởi ông Hidemi Moue, người từng làm việc trong hãng vốn đầu tư mạo hiểm Mobile Internet Capital. Chỉ mới tuần trước, Japan Industrial Partners đã đồng ý mua lại một nhà cung cấp dịch vụ Internet của tập đoàn CNTT NEC của Nhật. Năm 2012, họ cũng trả 676 triệu USD để mua mảng viễn thông di động của nhà sản xuất máy ảnh Olympus. Japan Industrial Partners hợp tác với Bain Capital of Boston nhiều năm qua. Năm 2007, hai công ty đã mua lại SunTelephone, một công ty cho thuê thiết bị và viễn thông Nhật Bản.

New York Times cho biết Japan Industrial Partners viết trong một thông cáo rằng họ “tin với sự hỗ trợ của họ, công ty mới điều hành mảng máy tính nhãn hiệu Vaio sẽ có thể đạt tăng trưởng tốt và lợi nhuận trong tương lai, đáp ứng kỳ vọng của các khách hàng Vaio bằng thiết kế chuyên nghiệp và kinh nghiệm của Sony trong mảng PC”.

PC là một trong những mảng khiến Sony gặp khó. Theo hãng nghiên cứu Gartner, doanh số PC của tất cả các nhà sản xuất trên toàn cầu giảm 10% trong năm qua xuống còn 316 triệu máy, do người tiêu dùng chuyển sang mua máy tính bảng hoặc smartphone để kết nối Internet. Thị phần của Sony đã tụt xuống 1,9% trên toàn cầu năm 2013 từ mức 2,1% trong năm 2012, biến Sony thành nhà sản xuất PC số 9 của thế giới.

Với tỷ suất lợi nhuận ngành PC chịu nhiều áp lực như vậy, chỉ một số các công ty lớn nhất, trong đó có hãng đang dẫn đầu thị trường là Lenovo, có thể sống sót.

“Các công ty phải bước khỏi thị trường này vì có quá nhiều đối thủ”, Mikako Kitagawa, một nhà phân tích của Gartner nói. “Thị trường PC là một thị trường cực kỳ khó khăn nếu muốn sống sót. Và tình hình này sẽ không thay đổi”.

Ngoài mảng PC, Sony cũng đang gặp khó với mảng TV. Đơn vị kinh doanh TV của Sony đã không mang lại chút lợi nhuận nào cho công ty từ năm 2004, mà gây thua lỗ tổng cộng 7,5 tỷ USD trong gần 10 năm qua. Ông Hirai đang hy vọng rằng việc điều hành mảng TV như một công ty riêng độc lập khỏi công ty mẹ sẽ giúp mảng TV của Sony nhanh nhạy hơn, dễ chuyển đổi hơn.

Hiện nay Sony đang ngày càng tụt khoảng cách xa ở vị trí thứ 3 so với Samsung và LG, thị phần TV toàn cầu của hãng giảm từ 8,1% xuống 7,5% trong quý qua.

Sony cho biết họ sẽ tập trung vào di động. Tuy nhiên, mảng kinh doanh smartphone của Sony cũng không sáng sủa mấy, mặc dù dòng điện thoại Xperia của Sony đang bán khá chạy và theo hãng tin Bloomberg, Sony đã lọt vào vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng smartphone toàn cầu. Dù vậy, dự đoán doanh số của smartphone Sony sẽ tụt từ 42 triệu xuống 40 triệu máy trong năm 2014.

Một số nhà phân tích nói rằng quyết định chuyển mình của Sony quá ít ỏi, quá chậm trễ. “Công bố cải tổ vào thời điểm này là quá muộn màng”, Masahiko Ishino của công ty Advanced Research Japan Co nói.

Sony cho biết họ sẽ tập trung vào smartphone, máy chơi game PlayStation và cảm biến ảnh cho các thiết bị di động cũng như camera kỹ thuật số. Máy chơi game PlayStation 4 đối đầu trực tiếp với Xbox One, đã bán được hơn 4,2 triệu máy – cao hơn mức hơn 3 triệu của Xbox One của Microsoft. Nhưng các nhà phân tích vẫn rất mơ hồ về mục tiêu dài hạn của Sony và nhiều người giận dữ vì tốc độ cải tiến của các mảng kinh doanh khác của Sony.

“Có một điều rất rõ ràng, đó là đại gia điện tử đang để lộ gót chân Asin”, Atul Goyal, nhà phân tích của hãng Jefferies ở Singapore nói.

Nguồn Chiến lược Marketing

Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Chuyên gia nghiên cứu thị trường Gartner cho rằng thị trường PC cực kỳ khó khăn nếu doanh nghiệp nào muốn sống sót, chỉ những công ty lớn nhất mới có thể trụ nổi. Và tình hình này sẽ không thể thay đổi.

Nội dung nTại sao Sony phải bán Vaio dù rất ‘đau khổ’?

Share This Article
Leave a comment