Tết và thói quen tiêu dùng của hai miền Nam Bắc

admin

Bài viết phân tích sự khác nhau về phong tục và thói quen tiêu dùng của người dân miền Nam và miền Bắc để các nhãn hàng tham khảo và địa phương hóa chiến lược quảng cáo phù hợp với từng vùng miền.

Các số liệu trong bài v

Bài viết phân tích sự khác nhau về phong tục và thói quen tiêu dùng của người dân miền Nam và miền Bắc để các nhãn hàng tham khảo và địa phương hóa chiến lược quảng cáo phù hợp với từng vùng miền.

Các số liệu trong bài viết dựa trên báo cáo Peach flowers & Apricot Flowers được thực hiện bởi Havas Riverorchid Insight Team.

Do đất nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam với hơn 2000 km chiều dài nên có sự phân hóa thời tiết và khí hậu thấy rõ. Miền Bắc có tới bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong khi miền Nam chỉ có hai mùa Mưa và Nắng với nhiệt độ luôn ở mức gần 30 độ C, kể cả trong những ngày Tết. Vào những ngày này, khi người dân miền Bắc đa phần diện các trang phục mùa đông như áo khoác, áo len, áo dạ, khăn quàng ấm… và tận hưởng không khí se se lạnh cùng thời tiết mưa phùn của thời tiết giao thoa giữa mùa Đông và mùa Xuân thì người dân miền Nam lại tung tăng ra đường với áo cộc tay, áo sơ mi…

Điều này sẽ giúp cho các nhãn hàng lựa chọn hình ảnh hiệu quả hơn khi nói về thời tiết ngày xuân của hai miền. Ngày tết của miền Bắc với hình ảnh cơn mùa phùn ngày xuân kèm với tiết trời se lạnh, nam nữ dập dìu trong những bộ áo ấm trong khi đó hình ảnh ngày tết của người miền Nam sẽ có phần năng động và ấm áp hơn.

Nguồn: baodautu.

Nguồn: thoibaotoday.

Tương tự với cây thông trong ngày lễ giáng sinh, người Việt Nam thường dùng rất nhiều loại hoa và cây trang trí cho ngôi nhà của mình trong suốt các ngày lễ quan trọng. Trong số đó, Hoa Mai từ miền nam và Hoa Đào từ miền bắc dường như là hai loại cây không thể thiếu trong dịp tết.

Mọi người thường trưng hai loại hoa này trong nhà như một biểu tưởng của sự khởi đầu mới đầy may mắn. Hoa Mai thích hợp với khí hậu nóng của miền Nam trong đó hoa Đào sinh trưởng tốt trong không khí lạnh và khô của phía Bắc.

Người Bắc cho rằng Hoa đào tượng trưng cho sức sống và sự dũng cảm, cánh hoa màu hồng tượng trưng cho tình yêu và niềm hân hoan của con người khi mùa xuân đến, xua đi mọi niềm xui xẻo không may mắn. Hoa đào màu với màu hồng nhạt và hoa đào Nhật Tân với màu hồng đậm hơn là hai loại hoa đào phổ biến ở vùng này.

Màu vàng của hoa Mai như nói lên sự sung túc và niêm đam mê hạnh phúc của người Việt Nam. Ở miền Nam, người dân chọn hoa mai cho nhà mình vì Mai là tượng trưng cho cô gái với chiếc áo dài vàng truyền thống hiếu thảo và yêu thương cha mẹ.

Ngày tết vào thăm nhà ai, thấy chậu mai thế chiếm vị trí long trọng giữa phòng khách, màu hoa vàng rực cả một gian nhà thì sẽ biết chủ nhân là người rất thành đạt, phóng khoáng.


Mâm cổ miền Bắc khá đơn giản, nhỏ gọn hơn mâm cỗ miền Nam. Trong đó chuối, quýt, bưởi được coi là những loại trái cây không thể thiếu trong mâm ngũ quả.

a. Mâm ngũ quả

Khác với miền Bắc, người dân miền Nam có mâm ngũ quả lớn hơn, và cấm kỵ có chuối trên mâm quả. Họ quan niệm rằng chuối sẽ mang lại điều xấu như từ đồng nghĩa “chúi” của người dân miền Nam. Mâm ngũ quả miền Nam thường khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: cầu, dừa, đủ, xoài với mong ước “ cầu vừa đủ xài” cho một năm mới tốt lành.

Nguồn: khoahoct.

b. Mâm cổ

Mâm cỗ ngày tết cùng với thực phẩm trong vài ngày Tết cũng rất quan trọng và nhiều ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán. Mâm cỗ thắp hương giao thừa và mùng 1 là thứ không thể không có với mỗi gia đình Việt Nam. Cũng như hoa và mâm ngũ quả, mâm cỗ Tết cũng có những món khác nhau theo tập tục của từng vùng, miền trên cả nước. Những món như giò lụa, bánh chưng, gà luộc để thắp hương thì ở đâu cũng có nhưng ở miền Bắc mâm cúng thường phải có thêm bát canh măng, canh bóng, đĩa giò xào hoặc giò gà, nem rán và dưa hành.

c. Bánh chưng, bánh tét

Nếu như miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong đã được lưu vào truyền thuyết thì miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô, chỉ khác về hình dạng bánh với từng cái bánh hình trụ dài, khi ăn có thể cắt ra thành từng khoanh tiện lợi, không như bánh chưng hình vuông được cắt thành 8 miếng bánh hình tam giác nhỏ.

Nguồn: vietnamnews.vn.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng ngày tết, một quảng cáo hay không chỉ khiến người xem nhận biết được nhãn hiệu của sản phẩm mà còn phải cung cấp thêm cho người xem về những kiến thức mới. Không chỉ gói gọn trong những hình ảnh mai vàng, bánh chưng hay các hình ảnh gợi nhớ ngày Tết. Quảng cáo của omo năm 2014 còn gây được sự tò mò của các bé khi cung cấp ý nghĩa của các hình ảnh này đồng thời cũng mở ra những câu hỏi về Tết với ông bà cha mẹ, sử dụng hình ảnh tui vươi, hấp dẫn từ đó khuyến khích cả gia đình cùng xem quảng cáo.

Quảng cáo của Phô mai con bò cười: