Tham vọng “bá chủ” của Lazada Những hoài nghi về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sau vụ “bức tử” của Lingo còn xôn xao thì Lazada Việt Nam lại làm điều ngược lại khi liên tiếp tung ra các chương trình hợp tác

admin

Tham vọng “bá chủ” của Lazada
Những hoài nghi về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sau vụ “bức tử” của Lingo còn xôn xao thì Lazada Việt Nam lại làm điều ngược lại khi liên tiếp tung ra các chương trình hợp tác

Tham vọng “bá chủ” của Lazada

Những hoài nghi về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sau vụ “bức tử” của Lingo còn xôn xao thì Lazada Việt Nam lại làm điều ngược lại khi liên tiếp tung ra các chương trình hợp tác lớn. Có vẻ như những diễn biến xấu của thị trường trong thời gian qua không ảnh hưởng đến doanh nghiệp này.

Hồi đầu tháng 9, Lazada đã công bố hợp tác với 40 doanh nghiệp bán lẻ có tiếng trên thị trường như điện máy Chợ Lớn, Trần Anh, PNJ, Lock & Lock và Tuticare… Hợp tác đã mở ra ngày hội mua sắm với nhiều khuyến mãi kéo dài từ ngày 9-15.9.

Cho đến thời điểm hiện nay, chỉ có hai doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử theo mô hình B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) còn trụ trên thị trường là Lazada Việt Nam và Tiki. Trong đó, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA), Lazada Việt Nam dẫn đầu thị trường từ năm 2014, với hơn 30% thị phần. Trong khi các đối thủ khá im tiếng, Lazada Việt Nam vẫn đều đặn tung ra các chương trình khuyến mãi, tiếp thị vào các mùa cao điểm trong năm.

Theo Google và Temasek (Singapore), ước tính doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025, chỉ tính riêng việc mua sắm trực tuyến sẽ đạt từ 8-11 tỉ USD. Trong thị trường lớn này, nhiều doanh nghiệp dù có tên tuổi trong mảng bán lẻ nhưng không có ưu thế trong mảng kinh doanh trực tuyến. Vì vậy, việc hợp tác với Lazada, theo nhiều chuyên gia nhận định, là cả ba bên đều có lợi: doanh nghiệp bán lẻ được hỗ trợ kinh doanh trực tuyến, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và Lazada Việt Nam được đảm bảo về chất lượng và thương hiệu các sản phẩm.

Lazada Việt Nam hiện có hơn 10.000 đơn hàng mỗi ngày, giá trị dao động từ 500.000 -700.000 đồng/đơn hàng. Ảnh: VnReview.vn

Thực ra, đây là chiến lược mà Lazada Việt Nam đã theo đuổi từ khi bắt đầu kinh doanh. Theo ông Alexandre Dardy, Giám đốc Điều hành Lazada Việt Nam, lực cản lớn nhất đối với thương mại điện tử trong nước cho đến nay vẫn là lòng tin. Lòng tin được xác định là đến từ phía người bán và cả người mua. Theo khảo sát của Lazada Group quý I/2016, hơn 40% người tiêu dùng cho biết sợ hàng giả, hàng nhái khi mua sắm trực tuyến, hơn 30% trong đó đề nghị được sử dụng sản phẩm trước khi mua. Công ty đã siết chặt nguồn hàng hóa kinh doanh trên website, đi kèm các chương trình hậu mãi hữu hiệu như đổi trả tận nhà, thời gian đổi trả trong 24 giờ ở TP.HCM và Hà Nội. Trong vòng 4 tháng từ tháng 5-8.2016, báo cáo nội bộ của Lazada Việt Nam cho biết đã giảm hơn 50% các vấn đề về chất lượng sản phẩm, chi phí đổi trả cũng giảm tương ứng.

Theo khảo sát của Công ty GfK Việt Nam, năm 2015, thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam đạt quy mô 154.700 tỉ đồng. Còn theo dự báo của Euromonitor International Việt Nam, từ năm 2015 đến năm 2020, bán lẻ trực tuyến hàng điện máy sẽ tăng trên 30% mỗi năm, đạt con số 20.985 tỉ đồng vào năm 2020. Rõ ràng, đây là một thị trường rất hấp dẫn của Lazada trong bối cảnh nhiều công ty bán lẻ truyền thống thiếu hụt nguồn lực vận hành và chuyên môn. Chẳng hạn, trong kế hoạch từ nay đến năm 2020, Thiên Hòa sẽ đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến với mục tiêu tăng trưởng 400%/năm. Để đạt được điều này, Thiên Hòa sẽ cần thêm 200 nhân sự.

Ông Alexandre Dardy cho biết Công ty đã cung cấp nhiều công cụ và giải pháp quản lý hàng hóa, dịch vụ kho vận và thường xuyên tổ chức các hội thảo nâng cao khả năng quản lý, vận hành các kênh bán hàng trực tuyến.

Lazada Việt Nam vẫn hoạt động tích cực trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phải đóng cửa. Ảnh: tiepthithegioi.vn.

Tại sao Lazada Việt Nam đến bây giờ mới có hợp tác này? Theo Giám đốc Điều hành Lazada Việt Nam, do Công ty đã cải tiến hệ thống vận hành, nâng cao tiềm lực tiếp thị, đủ để có được tiếng nói chung với các đối tác chiến lược. Còn theo nguồn tin của chúng tôi, trước đây, Lazada Việt Nam vẫn tổ chức nhiều hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng không nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn.

Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày thu hút người dùng, doanh số bán hàng rất cao từ Lazada Việt Nam đã thu hút các doanh nghiệp bán lẻ điện máy lớn. Hiện Lazada Việt Nam có hơn 10.000 đơn hàng mỗi ngày, giá trị dao động từ 500.000 đến 700.000 đồng/đơn hàng.

Tuy nhiên, Lazada vẫn đang lỗ ròng 3 tỉ đồng mỗi tháng. Trung bình, Công ty chi khoảng 2 triệu USD/tháng cho việc quảng cáo, chiếm 1/3 tổng chi phí. Gánh nặng chi phí quá lớn là lý do chính khiến 3 doanh nghiệp bỏ cuộc chơi trong vòng chưa đến một năm là Webtretho.vn, Deca.vn và gần đây là Lingo.vn. Lazada Việt Nam đang nhắm tới việc tăng gấp 3 lần doanh số hiện nay để đảm bảo mục tiêu có lãi. Việc hợp tác với các thương hiệu có tiếng giúp họ giữ được lòng trung thành của người dùng, từ đó giảm chi phí tiếp thị, vận hành.

Huy Vũ

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Tham vọng “bá chủ” của Lazada
Những hoài nghi về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sau vụ “bức tử” của Lingo còn xôn xao thì Lazada Việt Nam lại làm điều ngược lại khi liên tiếp tung ra các chương trình hợp tác

Share This Article
Leave a comment