Thất bại luôn luôn được lượng thứ tại công ty sáng tạo này. Đó là tư duy của nhà sáng lập không chính thống Soichiro Honda, người nói với nhân viên của ông ta vào những năm 1950.
Vào đầu năm 2009, Công ty Honda motor ra m
Thất bại luôn luôn được lượng thứ tại công ty sáng tạo này. Đó là tư duy của nhà sáng lập không chính thống Soichiro Honda, người nói với nhân viên của ông ta vào những năm 1950.
Vào đầu năm 2009, Công ty Honda motor ra mắt một video với tên gọi “Thất bại: Bí mật của sự thành công.” Sau một đoạn nhạc nền piano nhẹ nhàng, những nhân công và khách mời nổi tiếng nói về sự thất bại của họ. Danica Patrick, một người lái xe Honda Indycar, miêu tả cuộc đua đầu tiên của cô ấy, kết thúc với một tai nạn nổ xe khiến cô cận kề với cái chết ở bệnh viện Florida. Một phân đoạn nói về nhà thiết kế của Honda Margo Beylen, người đã thuyết phục đồng nghiệp của cô ấy sản xuất Civic màu cam vào năm 1996. Khách hàng cảm thấy màu sắc ấy vô cùng khó chịu và các đại lý đã xin Honda dừng sản xuất, đó là một sự rút lui vô cùng tốn kém.
Thất bại luôn luôn được lượng thứ tại công ty sáng tạo này. Đó là tư duy của nhà sáng lập không chính thống Soichiro Honda, người nói với nhân viên của ông ta vào những năm 1950, “Thành công chỉ là 1% công việc của bạn, phần còn lại là khắc phục những trở ngại. Nhiều thành tựu của công ty bao gồm nhà sản xuất đầu tiên đạt tiêu chuẩn khí thải của Mỹ, công ty đầu tiên xây dựng máy bay phản lực, và là đơn vị duy nhất có 3 chiếc xe hơi trong top 10 bán hàng tự động toàn cầu đều đạt được từ khả năng học hỏi những sai lầm.
Sau một loạt các vụ tai nạn mà trong đó các túi khí có các mảnh vỡ vào người lái xe và hành khách, dẫn đến hàng loạt các trường hợp chấn thương và tử vong, công ty cung cấp túi hơi đã thừa nhận lỗi của mình. Khoảng 40 triệu xe cơ giới từ 10 nhà sản xuất đã bị thu hồi; Honda- một khách hàng trung thành của Takata đã bị ảnh hưởng lớn với 20 triệu xe thu hồi.
Câu chuyện về Takata đặt ra câu hỏi quan trọng về giá trị nhận thức, vai trò và ý nghĩa của sự thất bại tại công ty sản xuất xe và những công ty khác. Sau đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, các công ty như Apple, Ford, GE, và Xerox- cũng như hàng tá các startup, công ty tư vấn, các tác giả viết sách kinh doanh- đều lấy thất bại như một tiêu chuẩn chiến lược, một tiêu chuẩn của sự đổi mới và không ngừng cải tiến.
Ba khía cạnh của Honda / Takata để tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề:
Một trong những thực tiễn quý giá của Honda là sangen shugi. Khi đối mặt với bất kỳ sản phẩm, ý tưởng, thiết kế, hệ thống hay kỹ thuật khó hiểu, các nhà lãnh đạo của Honda bắt đầu với cuộc điều tra trực tiếp. Sangen shugi, theo định nghĩa, đơn giản hóa và bóc tách sự phức tạp. Honda khá thận trọng trong việc điều tra về sự thất bại – ở chính công ty hay giữa các nhà cung cấp, bởi vậy họ có thể giải quyết nhanh chóng, dứt khoát các vấn đề.
Tuy nhiên Honda đã bỏ qua tất cả các vấn đề về túi khí của Takata, và không nhìn nhận trực tiếp về quy trình và hệ thống sản xuất của Takata. Nó sẽ dẫn đến kết quả không thể tránh khỏi của việc duy trì kỷ luật của sangen shugi như là một công ty đang phát triển mạnh và vươn tầm thế giới. Với việc không nỗ lực phi thường để tiến hành điều tra ở tất cả các cấp của các công ty, những sai lầm nhỏ, thậm chí ban đầu có thể không được chú ý.
Honda có một lý do khác vì không theo dõi Takata đầy đủ: Nhà sản xuất này đã có một hồ sơ an toàn thực sự xuất sắc trong ngành sản xuất ô tô; và túi khí của nó được nhận thấy quá phức tạp để có thể kiểm soát các lỗi bởi bất kỳ ai. Một quan chức của Honda thừa nhận: “Do có công nghệ độc quyền nhiên liệu của Takata, một kỹ sư của Honda không thể nào nhận biết được khiếm khuyết của nó chỉ bằng trực quan đơn giản.” Honda có cảm nhận rằng, nhà cung cấp túi khí chính của nó không có gì sai cả – một thái độ khiến các công ty sản xuất khác cảm thấy “tổn thương”.
Ở Honda, cũng như các nhà sản xuất, phát hiện ra sai lầm liên quan đến việc phải nâng cao chất lượng của toàn nhà máy. Những bộ phận khác của công ty – bao gồm IT, quan hệ với nhà cung cấp, hoạch định chiến lược, truyền thông, kế toán – đã có một chút quan hệ với truyền thống quản lý. Rất ít công ty chuẩn bị sẵn để phát hiện và quản lý các vấn đề hệ thống trong các chức năng liên tục thay đổi này, nhất là khi họ có một hệ thống phân phối rộng lớn và khó kiếm soát.
Sau khi sự cố với thiết bị của Takata, Honda công khai thừa nhận rằng hệ thống CNTT của mình đã không được lập trình một cách chính xác để cảnh báo cho quản lý (hoặc cơ quan chính phủ) về các vấn đề tiềm tàng. Đã có khiếu nại cá nhân về các lỗi túi khí, nhưng vì cách họ đã theo dõi, họ dường như quá nhỏ và cô lập để có thể xem xét một cách kỹ càng. Hoặc, như là một giám đốc điều hành quan hệ với nhà cung cấp của Honda nói “Chúng ta quên rằng thất bại là không bao giờ là một kết quả chấp nhận được; thay vào đó, nó là phương tiện để dẫn tới kết quả chấp nhận được.”
“Thật khó để xử lý kỷ luật và có đủ năng lượng lãnh đạo đối đầu với thách thức và dẫn dắt như thể mỗi ngày đều là ngày đầu tiên,” Jim Morgan, một cố vấn cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Lean. Nhưng theo định nghĩa, một công ty vừa học từ sự thất bại là không bao giờ hài lòng. Ngay sau khi một sai lầm biến thành sự đổi mới, điều tiếp theo sẽ sẵn sàng để xuất hiện. Có rất ít thời gian để tự chúc mừng hay tự mãn.
Mọi người ở công ty khó khăn thường năng động và sáng tạo, phấn chấn bởi sự khoan dung cho việc thử nghiệm và các cuộc hội đàm để tăng chất lượng. Tuy nhiên, khi một công ty lớn hơn, duy trì số lượng lớn nhân viên đầy mạo hiểm, không sợ thất bại, không bị cản trở bởi những nỗ lực thì cần những người quản lý và người lao động hoà hợp với văn hóa của công ty.
Và như lực lượng lao động phát triển, nó trở nên ngày càng khó khăn để duy trì một mức độ cao với sự tham gia vào công việc, ngay cả đối với một công ty thành thạo như Honda. “Tôi biết rằng tôi không thể nắm bắt mọi sai lầm”, một giám đốc Honda người đã làm việc trong một bộ phận mà chịu một phần trách nhiệm cho việc thu hồi Takata cho biết. “Không ai có thể. Nhưng tôi phải tìm hiểu làm thế nào để không bao giờ ngừng đối mặt với thất bại mà không thể bỏ qua.”
Các nỗ lực thu hồi Takata vẫn đang được tháo gỡ, và Honda, cùng với các công ty khác, chỉ mới bắt đầu phải đối phó với các vụ kiện và sự tức giận của người tiêu dùng. Honda đã chọn con đường khó khăn là chấp nhận chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình, sa thải giám đốc điều hành chính – bao gồm cả CEO – và hứa hẹn sẽ cải thiện. Nó cũng đang lặng lẽ giải quyết câu hỏi sâu hơn về việc học từ thất bại. Cách đây nhiều năm, Soichiro Honda giận dữ lập luận rằng không có chi tiết, trong bất kỳ sản phẩm Honda hoặc bất kỳ quá trình nào Honda, có bất cứ điều gì có thể dẫn đến thất bại.
Đi cùng thất bại hóa ra là khó khăn hơn nhiều so với nhiều giám đốc điều hành nghĩ. Nếu loại hình lỗi này có thể xảy ra tại một công ty như Honda, thì có lẽ nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào. Hoặc có lẽ là Takata cuối cùng đã cho thấy rằng việc học từ thất bại chỉ hoạt động khi người ra quyết định có thể suy nghĩ rõ ràng về lỗi, phân biệt độ lệch chấp nhận được từ những sai lầm không thể chấp nhận.
Hồng Quân / Strategy-busines
Nguồn Trí thức trẻ
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Thất bại luôn luôn được lượng thứ tại công ty sáng tạo này. Đó là tư duy của nhà sáng lập không chính thống Soichiro Honda, người nói với nhân viên của ông ta vào những năm 1950.
Vào đầu năm 2009, Công ty Honda motor ra m