Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có giá bán nhất định. Bạn mua và sử dụng chúng. Đó là một giao dịch thương mại.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ muốn trở thành thương hiệu, chúng cần nhiều hơn chỉ là một giao dịch. Đó có thể là một m
Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có giá bán nhất định. Bạn mua và sử dụng chúng. Đó là một giao dịch thương mại.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ muốn trở thành thương hiệu, chúng cần nhiều hơn chỉ là một giao dịch. Đó có thể là một mối quan hệ mà sản phẩm hay dịch vụ mong muốn có với khách hàng của mình.
Có rất nhiều cách để thương hiệu xây dựng mối quan hệ. Một trong số đó là các hoạt động đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Chúng ta không còn lạ gì với CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Chúng ta đã được thấy rất nhiều tấm bảng “chi phiếu” dành tặng cho các trường học để giúp sữa chữa hay xây mới. Nhưng số tiền được trao không hề thể hiện hình ảnh và tính cách của thương hiệu (hay công ty). Đó chỉ là tiền trao tay. Một cuộc giao dịch.
Nếu đã đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo nên một ý tưởng thể hiện sứ mệnh thương hiệu, tại sao hầu hết các thương hiệu lại chọn cách bỏ qua tất cả hình ảnh và tính cách khi họ thực hiện một chương trình CSR?
Đối với các thương hiệu có thể được tán dương khi làm điều tốt hay có cử chỉ đẹp với xã hội, làm nhiều điều tốt hơn không bao giờ là xấu.
Nên có một cách làm nhiều ý nghĩa hơn và được suy nghĩ thấu đáo hơn để mang lại lợi ích cho xã hội trong khi vẫn giữ nguyên hình ảnh và tính cách của thương hiệu.
Thực tế, nhờ vào việc “làm điều tốt” mà thương hiệu có thể thật sự thể hiện khía cạnh nhân văn (nhân cách, con người, nhân cách hoá) của mình.
Các agency thực hiện dự án tình nguyện cho những tổ chức phi chính phủ, thay đổi hành vi con người khi nó liên quan đến những vấn đề như chạy xe quá tốc độ trên đường cho đến rửa tay trước khi ăn là rất khó. Do chẳng hề có một nghĩa vụ nào ràng buộc nhóm người này phải làm bất cứ điều gì.
Các agency tiếp nhận những công việc tình nguyện vì một vài lý do. Chúng ta muốn sử dụng sự sáng tạo vì mục đích tốt đẹp. Chúng ta muốn giải quyết một loại brief khác so với thường ngày. Chúng ta muốn được đề cử tại những giải thưởng sáng tạo. Dù lý do là gì, nếu ý tưởng thực sự tạo ra sự khác biệt, thì rất đáng để làm.
Trong thế giới truyền thông xã hội, khi mà mọi người có thể tấn công thương hiệu chỉ vì những hành động hay lời nói tưởng chừng như vô hại, thì đối với các thương hiệu có thể được tán dương khi làm điều tốt hay có cử chỉ đẹp với xã hội, làm nhiều điều tốt hơn không bao giờ là xấu.
English version
Products and services come with price tags. You buy me then you get to use me. It is a business transaction.
If the product or service wants to be a brand, it then seeks for more than just a transaction. It hopes to have a relationship.
There are many ways a brand can establish a relationship. One way is through doing good for the people.
We are familiar with CSR. We have seen many giant mock-up checks being presented to schools. Writing a check helps to fix or build a school. But the money that is given does not carry the identity and personality of the brand (or company). It is just money changing hands. A transaction.
If the brand has invested time and money to create an idea of what the brand stands for, why do most brands choose to do away with all that identity and personality when they execute a CSR program?
There should be a more meaningful and thoughtful way to do good for the people while keeping the brand’s identity and personality intact.
In fact, it is through doing good that a brand can truly show off its human side.
Agencies do pro-bono work for NGOs. Changing people’s behavior when it comes to matters related to speeding on the streets to washing one’s hands before eating is tough. There is no obligation on the part of the people to do anything.
Agencies take on pro-bono cases for quite a few reasons. We want to use creativity to do good. We want to tackle a different kind of brief. We want to submit the work to award shows. Whatever the reason, if the work did make a difference, then it was worth doing.
In a social media world where people can attack brands for doing or saying seemingly harmless things, and for brands to be applauded by the people for doing or saying good things, doing more good can’t be a bad thing.
The views expressed in this article are personal opinions and do not represent the views of the respective agency.
Xem toàn bộ loạt bài The View from My Window: Góc nhìn Người trong cuộc tại đây.
Brands Vietnam
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có giá bán nhất định. Bạn mua và sử dụng chúng. Đó là một giao dịch thương mại.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ muốn trở thành thương hiệu, chúng cần nhiều hơn chỉ là một giao dịch. Đó có thể là một m