‘Thứ Sáu Đen’ trở thành ngày hội mua sắm hàng đầu thế giới như thế nào?

admin

Cơn sốt từ Mỹ lan ra nhiều nơi trên thế giới và thu hút hàng triệu người tham gia.

Chỉ còn vài ngày nữa, người Mỹ và nhiều nơi trên thế giới sẽ bước vào một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới – Black Friday (

Cơn sốt từ Mỹ lan ra nhiều nơi trên thế giới và thu hút hàng triệu người tham gia.

Chỉ còn vài ngày nữa, người Mỹ và nhiều nơi trên thế giới sẽ bước vào một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới – Black Friday (thứ Sáu Đen). Hãng kiểm toán Deloitte dự kiến doanh thu ở nước này từ tháng 11 năm nay đến tháng 1/2019 tăng 5,6%, lên hơn 1.100 tỷ USD, tốt nhất trong những năm gần đây.

“Black Friday” là tên không chính thức cho ngày sau lễ Tạ ơn tại Mỹ, thứ Năm thứ 4 của tháng 11, và được coi là khởi đầu cho mùa mua sắm Giáng sinh từ năm 1952. Thuật ngữ chỉ trở nên phổ biến sau những năm 1980 dù có lịch sử lâu dài và đa dạng.

Vào những năm 1950, một số nhà quản lý dùng từ này để mô tả hiện tượng nhân viên đồng loạt xin nghỉ ốm trong ngày sau Lễ Tạ ơn để nghỉ xuyên sang cuối tuần. Những người khác nói rằng “thứ Sáu Đen” phổ biến trong những năm 1960 khi sở cảnh sát Philadelphia mô tả tình hình giao thông lộn xộn hàng năm vào ngày này. Một ý tưởng phổ biến hơn là Black Friday ám chỉ việc các cửa hàng chuyển từ đỏ (lỗ) sang đen (lãi) vì nhu cầu tăng.

Từ trái sang: Trước một trung tâm thương mại ở Denver vào ngày 25/11/1967; tranh minh họa lễ Tạ ơn từ năm 1954; một vài trong số 250.000 người mua sắm ở trung tâm thành phố Denver vào ngày 26/11/1966. Ảnh: Getty Images.

Đến những năm 1990, sự kiện mới phát triển trên quy mô lớn khi nhu cầu đối với các mặt hàng lớn trước kỳ nghỉ lễ ngày càng tăng. Bằng cách đẩy mạnh chương trình giảm giá và kéo dài thời gian hoạt động, các chuỗi bán lẻ khuyến khích người Mỹ tiêu tiền thưởng từ công ty.

Trước thời thương mại điện tử, các hãng lớn như Macy’s, Best Buy và Walmart là “chiến trường” săn đồ hậu lễ Tạ ơn đầu tiên. Những cụm từ mới chỉ muôn kiểu khuyến mãi ra đời, như “giá phá cửa” – giá dành cho những khách đầu tiên.

Trung tâm mua sắm San Buenaventura ở Los Angeles vào ngày 29/11/1996 (trái); trung tâm mua sắm Brea ở Los Angeles vào ngày 29/11/1996( phải); người mua xếp hàng từ sáng sớm để vào cửa hàng (dưới). Ảnh:Getty Images.

Đến những năm 2000, cụm từ “thứ Sáu Đen” đã ăn sâu vào tiềm thức người Mỹ và đám đông trở nên lớn hơn bao giờ hết. Điều này đôi khi dẫn đến bi kịch. Một nhân viên Walmart ở đảo Long, New York thiệt mạng trong năm 2008 khi người mua phá cửa và xô ông ngã.

Cơn sốt thậm chí lan rộng ra ngoài Mỹ, đến 2 nước láng giềng Canada, Mexico và thậm chí cả Vương quốc Anh, nơi chuỗi Asda của Walmart áp dụng sự kiện. Kết quả là lần đầu tiên những người Anh lịch thiệp bỏ hàng để tranh nhau chiếc tủ lạnh giảm giá. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng.

Lộn xộn tại một cửa hàng Asda ở London (Anh) vào thứ Sáu Đen 2014 (dưới, trái); người mua chen lấn tại một trung tâm mua sắm ở Boise, Idaho, vào năm 2007 (trên, phải); người mua xem danh sách tại cửa hàng đồ chơi KB ở Pennsylvania vào năm 2007 (trên, trái và dưới, phải). Ảnh: Getty Images.

Vào cuối thập kỷ, cuộc đại suy thoái cùng sự ra đời của Cyber Monday (thứ Hai Điện tử, thứ Hai đầu tiên sau lễ Tạ ơn) khiến ngành bán lẻ truyền thống mất đà. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh và việc internet trở nên phổ biến, thương mại điện tử dần đóng vai trò chính trong sự kiện mua sắm, với doanh số kéo dài suốt cuối tuần. Người tiêu dùng cũng dần có thói quen ngồi nhà “săn” hàng cho thoải mái. Cảnh chen lấn, xô đẩy ở các cửa hàng cũng bớt dần.

Một cửa hàng Target ở Spotsylvania, Virginia, vào ngày 24/11/2007 (trái); một cửa hàng Target ở Dallas cùng ngày 10 năm sau (phải); các trang web hiển thị đợt khuyến mãi “thứ Hai Điện tử” từ năm 2010 đến năm 2017 (giữa). Ảnh: Bloomberg, Getty Images.

Đợt kích cầu mua sắm nhân dịp Black Friday hiện khởi động hàng tuần trước lễ Tạ ơn trong bối cảnh các hãng cạnh tranh thị phần. Năm nay, Walmart và Best Buy giới thiệu ưu đãi từ đầu tháng 11 cho nhiều sản phẩm như TV thông minh, máy tính xách tay và máy chơi điện tử trong khi Target cung cấp miễn phí dịch vụ vận chuyển 2 ngày. Tất cả cố giành một phần trong 100 tỷ USD doanh số từ các công ty đã phá sản, chẳng hạn như hãng đồ chơi Toys “R” Us.

Người mua xếp hàng vào “thứ Sáu Đen” tại Target Dallas, Texas, vào ngày 24/11/2007 (phải); hàng được quét tại kho Amazon ở Kenosha, Wisconsin (trái); kho hàng của Amazon ở Phoenix trước “thứ Hai Điện tử” , vào ngày 1/12/2013 (nền). Ảnh: Bloomberg.

Người Brazil trong một cửa hàng ở Sao Paulo ngày 24/11/2017. Ảnh: EPA.

Người đợi bên ngoài một trung tâm thương mại ở Thessaloniki, Hy Lạp ngày 24/11/2017. Ảnh: Getty Images.





Đám đông xếp hàng ngoài Best Buy ở bang Connecticut (Mỹ) ngày 23/11/2017 chờ cửa hàng mở lúc 5h chiều. Ảnh: Getty Images.


Minh Thư / Bloomberg / Independent

Nguồn Người đồng hành


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Cơn sốt từ Mỹ lan ra nhiều nơi trên thế giới và thu hút hàng triệu người tham gia.

Chỉ còn vài ngày nữa, người Mỹ và nhiều nơi trên thế giới sẽ bước vào một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới – Black Friday (

Share This Article
Leave a comment