Thương hiệu du lịch Việt có bị bỏ quên?

admin

Chi phí quảng bá, xúc tiến du lịch thấp, cộng với không ít những điều kiện chủ quan khác đã tác động đến việc thu hút khách quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.

Kết thúc quý I/2015, ngành du lịch Việt Nam đón 2 triệu lượt

Chi phí quảng bá, xúc tiến du lịch thấp, cộng với không ít những điều kiện chủ quan khác đã tác động đến việc thu hút khách quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.

Kết thúc quý I/2015, ngành du lịch Việt Nam đón 2 triệu lượt khách quốc tế, giảm 13,7% so với cùng kỳ 2014.

Lý giải về việc khách du lịch quốc tế giảm trong những tháng đầu năm 2015, ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Điều hành Grant Thornton Việt Nam cho rằng, những khó khăn kinh tế ở Nga đã phần nào hạn chế nhu cầu du lịch của người dân khiến một số chuyến bay trực tiếp từ thị trường này đến Việt Nam giảm.

Được biết, vài năm trở lại đây, khách Nga nằm trong nhóm 10 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Du lịch. Ngoài ra, những bất ổn về tình hình Biển Đông cũng tác động đến việc thu hút khách du lịch quốc tế.

Chi phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ 1 triệu USD mỗi năm. Con số này so với vài trăm triệu USD của một số quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương xem ra chẳng thấm vào đâu.

Cũng liên quan đến vấn đề quảng bá, kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2015 của Grant Thorton Việt Nam cho thấy, chỉ có 35% khách sạn tham gia khảo sát (chủ yếu là 4 – 5 sao) áp dụng thương hiệu du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” (Vietnam – Timeless Charm) để quảng bá thương hiệu và có đến 65% khách sạn không sử dụng thương hiệu này.

Nguyên nhân của thực trạng này là do họ không biết hoặc không nhận biết được tính hiệu quả, phổ biến của thương hiệu du lịch quốc gia.

Thêm nữa, dù hiện nay Việt Nam đã miễn thị thực (visa) đơn phương cho du khách 5 nước châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha), nâng tổng số nước được Việt Nam miễn visa đơn phương lên 13 (chưa tính 9 quốc gia trong khối ASEAN miễn visa song phương), vẫn còn khá ít so với 52 quốc gia mà Thái Lan đang áp dụng.

Đại diện của Grant Thornton bày tỏ quan điểm, Việt Nam nên cân nhắc lợi ích giữa việc có nguồn thu từ phí visa và nguồn thu từ chi tiêu của khách du lịch (miễn visa là giải pháp giúp thu hút khách du lịch quốc tế).

“Việc kích thích khách du lịch chi tiêu nhiều hơn mới mang tính dài hạn”, phía Grant Thornton nhấn mạnh. Đơn vị này cũng đề xuất, việc miễn visa có thể được áp dụng từng bước, trước mắt là với các thị trường mà Việt Nam đã ký các thỏa thuận thương mại tự do (FTA).

Về hiệu quả kinh tế, nếu Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch phải đón 10,5 triệu lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 18,5 tỷ USD, đóng góp 7% vào GDP cả nước, thì ngoài vấn đề miễn visa, các cơ quan quản lý trong ngành phải “hành động mạnh mẽ” hơn nữa.

Đặc biệt là chọn “chất riêng” cho du lịch Việt Nam như kinh nghiệm mà người Thái đã và đang làm.

Du lịch Việt Nam dù có nhiều tiềm năng để tăng trưởng nhưng cơ sở hạ tầng còn thiếu, tính liên kết giữa các điểm đến còn yếu.

Chẳng hạn, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Juthaporn Rerngronasa cho biết, trong khi nhiều quốc gia đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN chú trọng đến số lượng khách quốc tế như là một phần trong “chiến lược hành động” của họ năm 2015 thì chiến dịch quảng bá “Discover Thainess” của du lịch Thái Lan nhắm đến phân khúc khách có chi tiêu cao, lưu trú dài hạn và nhắm vào những thị trường ngách như chăm sóc sức khỏe – y tế, cưới và trăng mật, ẩm thực, du thuyền, du lịch xanh…

Sự tập trung này mang đến hiệu quả cao cho ngành du lịch vì khai thác được lợi thế của Thái Lan. Điển hình, chỉ riêng du lịch chăm sóc sức khỏe – y tế, Thái Lan đã đón 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Với Việt Nam, theo ông Kenneth Atkinson, ngành du lịch có thể chú trọng đến các loại hình như du lịch khám phá (tính lịch sử), cảnh quan thiên nhiên hoặc phẫu thuật thẩm mỹ vì Việt Nam có nhiều bác sĩ giỏi.

Trong khi về “phần cứng”, du lịch Việt Nam dù có nhiều tiềm năng để tăng trưởng nhưng cơ sở hạ tầng còn thiếu, tính liên kết giữa các điểm đến còn yếu, hơn nữa, trước đây, người nước ngoài bị hạn chế trong việc sở hữu bất động sản ở Việt Nam, nhất là biệt thự nghỉ dưỡng, nên khách ít quay lại.

Đại diện Grant Thornton cũng đưa ra ý kiến tham khảo: Để giới thiệu hình ảnh rộng rãi, Việt Nam nên tăng cường kênh quảng bá digital marketing và kinh phí để thực hiện việc này có thể thông qua thu phí khách du lịch như Singapore và Thái Lan đã làm.

“Giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế thì không thiếu nhưng quan trọng các cơ quan quản lý có sẵn sàng hành động hay không”, đại diện Grant Thornton nhấn mạnh.

Hải Âu

Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Chi phí quảng bá, xúc tiến du lịch thấp, cộng với không ít những điều kiện chủ quan khác đã tác động đến việc thu hút khách quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.

Kết thúc quý I/2015, ngành du lịch Việt Nam đón 2 triệu lượt

Share This Article
Leave a comment