Thương mại điện tử tại Việt Nam: Chông gai ai sẽ đi?

admin
By admin

Không kể những đại gia đã có tiếng trên thị trường như Lazada, Zalora, Chợ điện tử… thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ chưa có chủ.

Xu hướng internet, smartphone, 3G và thanh toán trực tuyến

Không kể những đại gia đã có tiếng trên thị trường như Lazada, Zalora, Chợ điện tử… thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ chưa có chủ.

Xu hướng internet, smartphone, 3G và thanh toán trực tuyến đã tạo cơ hội cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia tin rằng, năm 2016 sẽ là thời cơ tốt để thương mại điện tử tại Việt Nam bùng nổ, cũng như thực sự tạo nên cú hích lớn.

Đứng trước những tiềm năng có một không hai này, lần lượt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, công ty khởi nghiệp tại nước ta đã nhanh chóng nhập cuộc chơi thương mại điện tử, với kỳ vọng chiếm lĩnh được thị trường, đồng thời đem về doanh thu lớn.

Dấu hiệu quan trọng cho thấy thương mại điện tử Việt Nam sẽ làm nên kỳ tích trong năm 2016 chính là thói quen người dùng đã thay đổi. Chỉ bằng vài cú click chuột, người dùng đã có thể sở hữu ngay một món hàng ưng ý, thay vì chen chúc mua sắm như hiện tại.

Click chuột là có thể mua được hàng. Ảnh: AFP.

Những báo cáo phân tích từ Google gần đây cho thấy, có thể tốc độ mạng internet tại Việt Nam còn chưa cao, nhưng tỷ lệ thuê bao di động lẫn tài khoản mạng xã hội trên dân số lại đạt mức lý tưởng cho hình thức thương mại điện tử phát triển.

Sơ bộ, Việt Nam hiện có khoảng 40 triệu thuê bao internet hoạt động thường nhật, 28 triệu tài khoản mạng xã hội, 128 triệu thuê bao di động. Trong số đó, cứ 10 người thì tới 8 người thường xuyên online, phần lớn là thông qua các thiết bị di động.

Tiềm năng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã quá rõ ràng, lợi thế của thương mại điện tử so với thương mại truyền thống càng rõ ràng hơn. Bởi thương mại điện tử không chỉ giới hạn ở một vùng miền nhất định, thay vào đó, người ta hướng tới phạm vi toàn cầu.

Vì mọi giao dịch, thanh toán đều được thực hiện chủ yếu qua internet, nên nhà đầu tư cũng tránh được các chi phí như thuê mặt bằng, in ấn, giấy tờ. Các thông tin giảm giá, khuyến mãi, mua hàng, đặt hàng đều tới thẳng tay người dùng, ít qua trung gian.

Đặc biệt, việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử sẽ không bị giới hạn về mặt không gian hay thời gian. Người ta có thể mua hàng vào giữa đêm, rạng sáng, giờ nghỉ trưa. Hàng chuyển tới tận nhà, không cần mất công đi lại, giao dịch.

Thương mại điện tử đang sở hữu nhiều lợi thế. Ảnh: AFP.

Chính bởi các lợi thế này, những doanh nghiệp thậm chí chưa từng làm thương mại điện tử, hoặc ngành nghề chẳng mấy liên quan tới thương mại điện tử cũng đã gia nhập cuộc chơi 2016. Lấy ví dụ như trang thương mại điện tử VnExpress Shop mới được công bố.

Xuất phát điểm là tòa soạn báo điện tử, có được vị thế lớn trên thị trường internet Việt Nam, VnExpress mới đây còn mở ra thêm trang thương mại điện tử, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán đồ công nghệ như điện thoại, máy tính, phụ kiện…

Trên thực tế, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là hạ tầng thanh toán. Dù lượng thẻ thanh toán đang lưu hành tại Việt Nam đã đạt khoảng 69 triệu thẻ, cung cấp bởi hơn 67 ngân hàng, nhưng con số này thực tế vẫn thấp.

Ngoài ra, chính người tiêu dùng vẫn còn e ngại khi mua hàng không được chọn tận tay, hoặc lo sợ về vấn đề bảo mật thông tin khi tham gia thanh toán trực tuyến. Lượng người dùng chuộng giao dịch trực tuyến đã tăng nhưng vẫn chưa cao bằng giao dịch tiền mặt.

Bên cạnh đó, chất lượng kém so với quảng cáo cũng là một trở ngại lớn, người dùng mua hàng luôn sợ bị lừa, hoặc không đúng với quảng cáo.

Tuấn Hưng

Nguồn Thanh Niên


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Không kể những đại gia đã có tiếng trên thị trường như Lazada, Zalora, Chợ điện tử… thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ chưa có chủ.

Xu hướng internet, smartphone, 3G và thanh toán trực tuyến

Share This Article