Tiếp cận chiến lược Truyền thông số (Digital Strategy): Bức tranh toàn cảnh Bài viết được chia sẻ bởi Hùng Võ và Pha

admin

Tiếp cận chiến lược Truyền thông số (Digital Strategy): Bức tranh toàn cảnh
Bài viết được chia sẻ bởi Hùng Võ và Pha

Tiếp cận chiến lược Truyền thông số (Digital Strategy): Bức tranh toàn cảnh

Bài viết được chia sẻ bởi Hùng VõPhan LêRedder Advertising, một trong những marketing communication agency hàng đầu Việt Nam.

Mục lục:

KHÁI NIỆM

Định nghĩa chiến lược truyền thông số

BƯỚC 1:

Phân tích mục tiêu – Định hình chiến lược

BƯỚC 2:

Đào sâu insights – Khơi nguồn ý tưởng

BƯỚC 3:

Lên kế hoạch triển khai và đo lường













Chiến lược truyền thông số, không đơn giản chỉ là chiến lược truyền thông mà kênh số là kênh duy nhất (digital strategy) hoặc là kênh đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt các kênh khác như TV, print, outdoor, event, activation, v.v. (digital-lead strategy).

Ta cần một định nghĩa riêng, một cách tiếp cận riêng cho chiến lược truyền thông số để bắt kịp tất cả những trào lưu đang hiện diện. Vì đơn giản, môi trường số là hoàn toàn khác biệt:

Ngày nay, môi trường số đã trở thành một tầng không thể thiếu của mọi kênh truyền thông, nhờ khả năng cho phép người dùng tự chọn cách thức tham gia trải nghiệm, cho phép marketers kết nối các kênh truyền thông về một mối, thu thập phản hồi, lan truyền thông điệp, và gầy dựng mối quan hệ. Điều mà không có kênh truyền thống nào làm được.

Digital đã trở thành một tầng không thể thiếu của kênh truyền thông, cho phép người dùng tự chọn cách thức tham gia trải nghiệm, cho phép marketers kết nối các kênh truyền thông về một mối, thu thập phản hồi, lan truyền thông điệp, và gầy dựng mối quan hệ.

Chiến lược truyền thông số trả lời cho câu hỏi AI, CÁI GÌ, KHI NÀO, VÀ Ở ĐÂU ta có thể:

Starbucks – thương hiệu coffee luôn đi đầu về chiến lược truyền thông số

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về các bước cần thiết để xây dựng một chiến lược truyền thông số đáp ứng những yêu cầu về lắng nghe & phản hồi, trải nghiệm & lan toả, tất cả để duy trì và nuôi dưỡng các mối quan hệ với người tiêu dùng.

Phân tích mục tiêu luôn phải bao gồm việc xem xét các yếu tố đòn bẩy (leverage point) – các yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến việc đạt được mục tiêu. Đây sẽ là những yếu tố cần được tập trung khai thác để thiết lập một chiếc lược hiệu quả.

Một lưu ý quan trọng: mục tiêu cần phải có mốc thời gian rõ ràng và có thể đo lường được. Ngoài ra, những thông tin như người tiêu dùng đang nói gì về nhãn hàng với thái độ như thế nào, họ đang quan tâm đến đề tài gì, đối thủ đang làm gì ngoài kia, … cũng có thể ảnh hưởng đến việc xác lập mục tiêu và KPI chiến dịch.

Khác với môi trường truyền thống, trên môi trường số, mọi người kết nối với nhau một cách dễ dàng và chủ động – thông tin nhờ vậy mà lan truyền nhanh với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, khi xác định đối tượng truyền thông trên môi trường số, ta không thể bỏ qua việc xem xét các mạng lưới mà họ đang tham gia, thông qua social graph (sơ đồ mối quan hệ) & interest graph (sơ đồ sở thích). Điều này giúp xác định đường đi của thông tin – hay nói cách khác là các luồng ảnh hưởng có thể tác động đến họ – từ đó vẽ ra phương án tiếp cận phù hợp với mỗi nhóm. Đặc biệt hơn cả, với môi trường số, mỗi nhóm/cộng đồng đều có thể được xem như một kênh truyền thông hiệu quả.

Trong vòng 2 tuần, 12.000 người dùng trung thành đã chia sẻ 36 tính năng cho 2.9 triệu bạn bè – chỉ với 10,000 USD ngân sách truyền thông của nhãn hàng Samsung Galaxy S4.

Để đưa ra chiến lược lan truyền thông điệp, ta cần phân tích các nguyên nhân khiến đối tượng mục tiêu phản đối hay đồng tình với thông điệp đó. Câu hỏi cơ bản cần được trả lời: Điều gì ngăn cản (rào cản) / khuyến khích (động lực) họ quan tâm, tìm hiểu về thông điệp, tham gia trải nghiệm và lan truyền thông điệp?

Từ đây, định hướng chiến lược được vạch ra, dựa trên nguyên tắc cơ bản “sử dụng các động lực để vượt qua rào cản” – ta sẽ kể câu chuyện gì cho họ theo cách thức gì để họ nghe theo và làm theo những gì ta muốn?