Ngày nay Facebook – nơi hàng tỷ người có thể đọc tin tức và xem video trên chính bảng tin của họ – trở thành một kênh phân phối tin tức khá hiệu quả. Trong khi đó các mạng xã hội cũng có mối quan tâm lớn đến ngành truyền thông.
Ngày nay Facebook – nơi hàng tỷ người có thể đọc tin tức và xem video trên chính bảng tin của họ – trở thành một kênh phân phối tin tức khá hiệu quả. Trong khi đó các mạng xã hội cũng có mối quan tâm lớn đến ngành truyền thông.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Giám đốc tài chính (CFO) của Twitter là Anthony Noto đã vô tình đăng lên mạng dòng cập nhật trạng thái nên được để ở chế độ riêng tư. “Tôi nghĩ chúng ta nên mua những công ty này”. Tất nhiên dòng trạng thái này ngay lập tức bị xóa đi. Có vẻ đây là tin nhắn Noto muốn gửi tới CEO Dick Costolo của Twitter. Và, công ty mà Twitter có hứng thú mua lại là Mic.com.
Mic.com là một công ty khởi nghiệp hoạt động trong ngành truyền thông đã được rót vốn hơn 10 triệu USD để trở thành sự lựa chọn của thế hệ Y. Theo nguồn tin của Business Insider, Twitter đã đưa ra lời đề nghị từ cuối năm ngoái và số tiền lên đến 90 triệu USD đã được đem ra thảo luận. Tuy nhiên, Mic không tỏ ra hứng thú và hai bên chưa từng có cuộc thương lượng nào.
Mic cũng không phải là công ty truyền thông duy nhất mà Twitter quan tâm tới. Hiện tiểu blog này cũng đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp ứng dụng tin tức Circa.
Có thể cuối cùng Twitter sẽ không mua một công ty truyền thông, nhưng mối quan tâm của công ty này tới Mic và Circa chỉ là phần nổi của một cuộc chiến mới bùng nổ và sẽ ảnh hưởng tới tương lai của ngành công nghiệp cung cấp tin tức.
Tất cả các mạng xã hội, từ Facebook tới Twitter hay Snapchat, đều đang cố gắng tìm cách giành được quyền kiểm soát và phân phối nội dung. Thậm chí Pinterest cũng đang thuê một đội ngũ truyền thông trò chuyện với các nhà xuất bản về sự hợp tác trong tương lai.
Từ xưa đến nay, các công ty truyền thông vẫn luôn hoạt động độc lập. Họ sở hữu toàn bộ chuỗi cung cấp nội dung, từ nghiên cứu cho tới sản xuất, xuất bản và phân phối. Trong thời kỳ kỹ thuật số, họ xây dựng website của riêng mình, thu hút các độc giả trung bình (lượng truy cập trực tiếp) và bán quảng cáo chạy trên các website. Họ được giữ lại 100% doanh thu.
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện trong quá khứ.
Giờ đây, số phận của các nhà xuất bản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các mạng xã hội mà điển hình là Facebook – nơi hàng tỷ người có thể đọc tin tức và xem video trên chính bảng tin của họ. Trong khi đó các mạng xã hội cũng có mối quan tâm lớn đến ngành truyền thông.
Giờ đây, số phận của các nhà xuất bản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các mạng xã hội nơi hàng tỷ người có thể đọc tin tức và xem video trên chính bảng tin của họ.
Có 3 lý do giải thích cho sự giao thoa này. Thứ nhất, có những nội dung sâu sắc sẽ giữ người dùng ở lại Facebook và Snapchat lâu hơn. Thứ hai, ngày càng có nhiều nội dung được “tiêu thụ” trên các thiết bị di động chứ không phải trên máy tính để bàn như trước. Do đó các mạng xã hội đem đến những trải nghiệm trên di động tốt hơn hẳn so với các nhà xuất bản.
Lý do cuối cùng là tiền bạc. Ở Mỹ, các công ty quảng cáo chi khoảng 80 tỷ USD cho quảng cáo trên tivi. Những đồng tiền này cuối cùng sẽ được chuyển vào nội dung video. Tất cả các mạng xã hội đều muốn một phần trong số này. Điều này có nghĩa là họ cần đến nội dung video để bán chéo quảng cáo. Các video này có thể được tạo ra bởi người dùng, các công ty truyền thông hoặc từ nội tại.
Mặc dù các nhà xuất bản có thể lo lắng rằng trong tương lai các mạng xã hội sẽ “nuốt trọn” số tiền quảng cáo đã nuôi sống họ, đăng trực tiếp tin tức lên mạng xã hội không phải là ý tưởng mới. Cách đây vài năm, LinkedIn đã khuyến khích những người có tầm ảnh hưởng lớn viết bài trên trang này.
Facebook muốn các công ty truyền thông bắt đầu xuất bản các bài báo trên Facebook trước, sau đó mới là trên các website của họ.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới được cho là đã tiếp xúc với hơn một chục nhà xuất bản, trong đó có Buzzfeed, The New York Times và National Geographic. Facebook sẽ chịu trách nhiệm về các quảng cáo bên cạnh nội dung và sau đó doanh thu được chia đôi. Tờ Wall Street Journal đưa tin Facebook có thể dành tất cả doanh thu từ một số quảng cáo nhất định cho các nhà xuất bản để thỏa thuận hợp tác trở nên hấp dẫn hơn.
Đối với Facebook, quyết định tập trung vào truyền thông hoàn toàn được dẫn dắt bởi xu hướng chuyển sang di động của ngành này.
Hiện nay, trung bình sẽ mất khoảng 8 giây để tải hết một bài báo hoặc video sau khi người dùng bấm vào một đường dẫn xuất hiện trên Facebook. Thời gian tăng lên đáng kể nếu người dùng truy cập Facebook trên điện thoại vì nhiều trang tin tức chưa điều chỉnh thích hợp với các thiết bị di động. Nếu Facebook tự mình đăng các bài báo, tốc độ sẽ được cải thiện đáng kể và đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Có vẻ như Facebook không quan tâm đến việc mua các công ty truyền thông. Kế hoạch này cũng có nghĩa là thuật toán của Facebook sẽ ưu ái đối tác và trang web nào không hợp tác với Facebook sẽ chịu thiệt thòi.
Người phát ngôn của Facebook cho biết kế hoạch này vẫn đang được nghiên cứu và kiểm nghiệm.
Tháng 1 vừa qua, Snapchat đã cho ra mắt Discover, hạng mục dành riêng cho một số công ty truyền thông. Có 11 đối tác tham gia được gắn logo trên ứng dụng của Snapchat. Mỗi đối tác được yêu cầu tạo ra 5 bài báo mỗi ngày theo một khuôn mẫu thân thiện với Snapchat.
Các nhà xuất bản được giữ 100% lợi nhuận nếu họ bán một quảng cáo về Snapchat, hoặc nhận về 40% nếu Snapchat bán quảng cáo.
Bản thân Snapchat cũng có một nhóm sản xuất các video và những câu chuyện ngắn cho ứng dụng này. Phóng viên chuyên viết về chính trị Peter Hamby của CNN đã chuyển sang làm người dẫn dắt mảng tin tức của Snapchat.
Phó CEO Shane Smith (bên trái) cùng với CEO của Snapchat, Evan Spiegel.
Một số đối tác đã tỏ ra hài lòng với Discover. CEO của tờ Daily Mail là Jon Steinberg cho biết mỗi ngày các kênh của Snapchat có tới hàng trăm nghìn, hoặc thậm chí hàng triệu lượt xem. Con số này cho thấy cơ hội rất lớn đối với đội ngũ quảng cáo.
Tuy nhiên, một vài tờ báo phàn nàn rằng số lượt xem trên Discover đã giảm mạnh trong những tháng gần đây. Khảo sát của Business Insider cũng cho thấy nhiều người dùng không sử dụng hoặc không thích sản phẩm này.
Hiện nay sản phẩm của Snapchat mang tính chọn lọc cao và chỉ ra chính xác 11 nhãn hiệu truyền thông mà người dùng nên đọc. Nếu bạn đọc trung thành với một nhãn hiệu khác, họ sẽ phải đi tìm nội dung ở chỗ khác.
Nếu Twitter thâu tóm một công ty truyền thông như Mic.com, đột nhiên hãng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của rất nhiều người dùng quyền lực (các nhà báo và tổ chức truyền thông) thay vì là đối tác phân phối tin tức như trước. Không giống như Facebook, Twitter không sử dụng thuật toán để tác động đến tin tức sẽ xuất hiện trên bảng tin của người dùng. Liệu điều này có thay đổi nếu Twitter muốn thúc đẩy nội dung tự sản xuất?
Một nguồn tin thân cận cho biết Twitter không có tham vọng “nuốt trọn” thị phần của các công ty truyền thông khác. Thay vào đó, sở hữu một công ty truyền thông cho phép Twitter kiểm nghiệm công cụ và sản phẩm dành cho các nhà xuất bản trước khi tung ra thị trường một cách nhanh chóng.
Thương vụ này sẽ tương tự với vụ Comcast sáp nhập với NBC Universal năm 2011. Comcast đã không chặn đứng các mạng khác mà đã có thể hiểu hơn về nhu cầu của các công ty truyền thông.
CFO Anthony Noto của Twitter
Mặc dù các mạng xã hội luôn yêu thích các công ty truyền thông, các nhà xuất bản cảm thấy không chắc chắn về cảm giác đối với các đối tác. Trong bài báo đăng tải trên tờ New York Times, phóng viên David Carr cho rằng các nhà xuất bản khó có thể xác định Facebook muốn chơi cùng hay muốn “ăn thịt” họ.
Facebook, Snapchat và Twitter có hàng trăm triệu khách ghé thăm mỗi ngày, có nghĩa là họ có thể đem về lượng traffic (truy cập) khổng lồ cho các nhà xuất bản. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là các nhà xuất bản phải từ bỏ quyền kiểm soát độc giả, đồng thời phải chia sẻ doanh thu.
Do đó, câu hỏi ở đây là ai sẽ là người thu thập dữ liệu và sở hữu các phân tích. Hiện nay, các công ty bán quảng cáo dựa trên lượng độc giả. Tuy nhiên nếu độc giả chuyển sang một hệ sinh thái khác, mô hình kinh doanh của toàn ngành sẽ bị xáo trộn.
Steinberg, CEO của The Daily Mail US, tin rằng các công ty truyền thông kỹ thuật số nên chuẩn bị cho thời kỳ “hậu traffic”. “Lượng truy cập trực tiếp là thước đo thể hiện độc giả yêu thích nội dung của bạn đến đâu. Tăng lượng truy cập từ các mạng xã hội là cách để các nhà xuất bản thích ứng tốt với hoàn cảnh mới”.
BuzzFeed, nơi Steinberg từng làm chủ tịch, đã tập trung vào điều này. CEO Jonah Peretti cho biết chỉ có 5% trong số hàng tỷ lượt xem video mỗi tháng đến từ website buzzfeed.com. Hầu hết nội dung được xem trên YouTube hay Facebook.
Steinberg không ngại việc chia sẻ doanh thu với các mạng xã hội. Ông tin rằng số công ty cần đến nội dung sẽ lớn hơn số công ty truyền thông biết cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Thu Hương / Business Insider
Nguồn Trí Thức Trẻ
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Ngày nay Facebook – nơi hàng tỷ người có thể đọc tin tức và xem video trên chính bảng tin của họ – trở thành một kênh phân phối tin tức khá hiệu quả. Trong khi đó các mạng xã hội cũng có mối quan tâm lớn đến ngành truyền thông.