Triết lý của ông tổ ngành PR Ivy Lee: “Hãy nói sự thật, vì sớm muộn gì công chúng cũng sẽ biết”

admin
By admin

Từ một phóng viên cho các tờ báo nổi tiếng tại Mỹ như New York Times, New York World, Ivy Lee đã vươn lên trở thành cha dể và người đặt nền móng vững chắc cho lĩnh vực PR (Quan hệ công chúng), đồng thời là một biểu tượng cho tinh thần sán

Từ một phóng viên cho các tờ báo nổi tiếng tại Mỹ như New York Times, New York World, Ivy Lee đã vươn lên trở thành cha dể và người đặt nền móng vững chắc cho lĩnh vực PR (Quan hệ công chúng), đồng thời là một biểu tượng cho tinh thần sáng tạo của những thế hệ sau này.

Ivy Lee – tên đầy đủ là Ivy Ledbetter Lee, (gọi tắt là Lee), được coi là “Cha đẻ của ngành Quan hệ công chúng hiện đại” hay PR. Ivy Lee sinh ra gần Cedartown, Georgia vào ngày 16/7/1877 và là con trai đầu tiên của một bộ trưởng ở Methodist. Ông qua đời ngày 09/11/1934 tại New York do bị một khối u ở não.

Lee nghiên cứu tại Đại học Emory hai năm, nhưng ông lại tốt nghiệp Đại học Princeton ngành kinh tế vào năm 1898. Sau khi tốt nghiệp, Lee ghi danh vào trường Luật Harvard, nhưng chỉ kéo dài một học kì do ông không có đủ kinh phí theo học.

Năm 1901, ông kết hôn với Cornelia Bigelow, con gái của một luật sư Minnesota nổi tiếng. Họ có ba người con. Sau ba năm làm nghề báo, năm 1904, Lee đã từ bỏ công việc này do lương thấp và nó tiêu tốn của Lee rất nhiều thời gian. Đây được coi là mốc son đánh dấu bước chuyển trong cuộc đời Ivy Lee.

Vào thời kỳ bình minh thế kỷ 20, nước Mỹ bây giờ đã trở nên hùng mạnh, trở thành quốc gia công nghiệp với nhiều thông tin báo chí và thông báo công chúng. Ivy Lee đã rất thành công trong ngành PR non trẻ, trở thành đại diện cho George F. Baer và các đối tác khác (những người liên minh với đế chế tài chính J.P Morgan) trong lĩnh vực gây đầy tranh cãi dư luận khi đó là đình công trong ngành than đá.

Tuy nhiên, nếu nói tới hai thành tựu đình đám nhất của Ivy Lee, thì không thể không nhắc tới sự kiện tai nạn đường sắt năm 1906 và hành trình xây dựng lại hình ảnh cho ông chủ đế chế dầu mỏ Rockefeller.

Năm 1906, sau vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng Atlantic City, ngành đường sắt (vốn đã có nhiều tai tiếng về giá cả và dịch vụ) rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, Ivy Lee đã được ông trùm ngành đường sắt: Pennyslvania Geogre F.baer mời làm trợ lý – xử lý các thông tin với báo chí.

Trong quá trình xử lý khủng hoảng ông đã thuyết phục ngành đường sắt đưa ra các thông cáo báo chí, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về các sự cố, các vụ tai nạn cho các nhà báo trước khi họ nhận được những tin đồn.

Đồng thời mỗi khi có 1 vụ tai nạn xảy ra ông đều mời các phóng viên tới tận hiện trường vụ tai nạn để trực tiếp lấy thông tin, giúp cho các phóng viên có những thông tin chính xác và khách quan nhất mang tới cho người đọc.

Điều này đã mang lại những chuyển biến tích cực trong thái độ của người dân với ngành đường sắt. Những chuyển biến đó nhận được lời khen ngợi từ báo chí và các vị quan chức, họ đánh giá cao những thay đổi trong thái độ cởi mở về thông tin với báo chí và đặc biệt là sự quan tâm của ngành đường sắt với sự an toàn của khách hàng. Ông tiếp tục hợp tác với ngành đường sắt tới năm 1914, trước khi chuyển sang hợp tác với nhà tài phiệt trong giới dầu mỏ John D. Rockefeller.

Quan điểm của Lee được đánh giá cao bởi phong cách thẳng thắn, khác biệt hoàn toàn với những người trong ngành cùng thời và cả sau này – những nhân vật chỉ muốn cho công chúng thấy mặt tốt của doanh nghiệp và luôn trong trạng thái giấu giếm.

Tháng 12 năm 1914, ông được gia đình ông trùm dầu mỏ danh tiếng Rockefeller mời làm người đại diện, giải quyết các vấn đề mà gia đình tài phiệt này đang vướng phải sau những chỉ trích của báo chí về độc quyền. Đặc biệt sau sự cố đình công của các công nhân thuộc công ty dầu mỏ và nhiên liệu Colorado – họ kiên quyết đòi tăng lương, họ phá phách nhà máy, dụng cụ lao động…

Gia đình Rockefeller đã sai lầm khi sử dụng binh lính để đàn áp cuộc đình công đó, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã dấy lên trong dân chúng, đặc biệt người thân của những người bị thiệt mạng. Họ thậm chí còn coi John D. Rockefeller như 1 kẻ giết người hàng loạt, những cuộc biểu tình phản đối ông nổ ra, thậm chí họ còn tới trước cửa nhà và đòi giết ông.

Trong hoàn cảnh đó nhiệm vụ của Ivy Lee là giải quyết những vụ đình công, lấy lại hình ảnh cho John D. Rockefeller và xoa dịu dư luận đặc biệt là từ phía công đoàn. Đứng trước vấn đề này Lee đã chủ trương xây dựng một hình ảnh hoàn toàn mới cho John, xóa bỏ đi hình ảnh của nhà tài phiệt lạnh lùng, khắc nghiệt và kiêu ngạo, một kẻ giết người hàng loạt và thay vào đó là hình ảnh của một người biết quan tâm, mẫu người của gia đình và là một người làm từ thiện hào phóng.

Ông đã đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược với quan niệm hiện hành của các nhà kinh doanh rằng: công chúng luôn phải được trân trọng. Do đó cần phải thay đổi hành vi của Rockefeller hay ít nhất là hành động của công ty, điều này sẽ làm cho quan hệ giữa công ty và công chúng được cải thiện. Ban đầu Rockefeller không đồng ý, nhưng bằng những lý lẽ mà Lee đưa ra, Lee đã thuyết phục được ông ta làm theo mình.

Đồng thời với việc đưa ra các thông cáo báo chí và các tuyên bố công khai, Ivy Lee còn sắp xếp cho Rockefeller xuất hiện hầu hết các sự kiện. Lee cũng chỉ ra tác dụng trong việc cải thiện quan hệ với công chúng của các quyết định trong kinh doanh và quản lý bao gồm cơ chế giải quyết khiếu nại của người lao động, việc lựa chọn của các nhà máy mới, thiết lập tiền lương của nhân viên và điều kiện làm việc, và đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp và các nhà cung cấp…

Ông đã “mềm hóa” hình ảnh của Rockefeller bằng cách khuyến khích ông ta tiếp xúc trực tiếp với công nhân, cùng làm việc, cùng ăn trưa với họ, trực tiếp tới thăm hỏi các gia đình công nhân, tặng quà, cùng chơi đùa với trẻ em và đặc biệt Ivy Lee khuyến khích ông nên tham gia làm từ thiện 1 cách tích cực.

Ivy Ledbetter Lee trong phòng làm việc. Ảnh: The Museum of Public Relations

Từ đó, hình ảnh của Rockefeller đã được thay đổi một cách tích cực. Để rồi, sau khi ông qua đời người ta nhớ tới ông bằng hình ảnh của một người cha mẫu mực, một ông chủ tốt bụng và là một mạnh thường quân.

“Không bao giờ được phép che giấu bí mật, đó là đặc thù của ngành PR. Tất cả các công việc phải được thực hiện công khai và trung thực, nhằm mục đích cung cấp tin tức và có được lòng tin của công chúng.”

“Nói một cách ngắn gọn, mọi kế hoạch phải luôn trung thực, công khai, mang tính đại diện rõ ràng cho các doanh nghiệp và các tổ chức cộng đồng. Thông tin phải nhanh chóng, chính xác và liên quan đến đối tượng mà khán giả quan tâm, đồng thời phải thực sự có giá trị và hứng thú cho công chúng.”

“Sẽ có lúc đột nhiên bạn nhận ra rằng, không phải mình đang điều hành một doanh nghiệp tư nhân, mà là một doanh nghiệp mà công chúng chính là những nhà giám sát. Mọi con mắt đều đổ dồn và sẽ nắm bắt mọi hành động nhỏ nhất của chúng ta.”

Quan điểm của Lee được đánh giá cao bởi phong cách thẳng thắn, khác biệt hoàn toàn với những người trong ngành cùng thời và cả sau này – những nhân vật chỉ muốn cho công chúng thấy mặt tốt của doanh nghiệp và luôn trong trạng thái giấu giếm.

Đối với Ivy Lee, bí quyết để thành công trước hết là sự trung thực, và đức tính đó có được từ sự ngưỡng mộ của ông dành cho ngành PR và tài chính. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông xem đó như là mục tiêu chính để đấu tranh, nhằm yêu cầu các công ty phải trao đổi thông tin với công chúng và trân trọng họ đúng mức.

Thư Anh

Nguồn Trí thức trẻ


Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2012 – 2022 Brands Vietnam.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Từ một phóng viên cho các tờ báo nổi tiếng tại Mỹ như New York Times, New York World, Ivy Lee đã vươn lên trở thành cha dể và người đặt nền móng vững chắc cho lĩnh vực PR (Quan hệ công chúng), đồng thời là một biểu tượng cho tinh thần sán

Share This Article