Từ Chối Thăng Chức: Những Lý Do Phổ Biến & Cách Từ Chối Khôn Ngoan

admin

Home » Thế Giới Công Sở » Từ Chối Thăng Chức: Những Lý Do Phổ Biến & Cách Từ Chối Khôn Ngoan

Ngày đăng: 05/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/11/2022

Thăng chức là điều bất cứ ai cũng mong muốn và luôn cố gắng hết mình để đạt được trên con đường sự nghiệp của bản thân. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến công ty và nhận được lời đề nghị thăng chức từ sếp của mình.

Thế nhưng không phải lời đề nghị nào cũng tuyệt vời đến mức bạn sẽ gật đầu và nhận ngay. Bởi sự thay đổi về vị trí công việc sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc hiện tại của chính bạn. Do đó, nếu bạn muốn từ chối thăng chức hãy đưa ra những lý do hợp lý, thuyết phục nhất để không làm mất lòng đôi bên. 

Mục Lục

Tại sao được thăng chức nhưng lại từ chối?

Thực tế, có rất nhiều lý do mà bạn có thể áp dụng để từ chối thăng chức từ lời đề nghị của sếp. Sau đây là một số lý do bạn đọc có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình, cụ thể:

Khi được đề nghị thăng chức ở vị trí cao hơn bạn sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ khó khăn hơn, trách nhiệm cũng nhiều hơn. Dĩ nhiên bạn sẽ có thêm những kỹ năng mới để đáp ứng khi làm việc tại vị trí mới này. 

Mặc dù sêp sẽ đánh giá cao bạn ở một vài dự án trước đó nhưng liệu rằng bạn có đủ khả năng để đảm nhiệm vị trí đó trong một thời gian dài hay không. Vậy nên, nếu bạn chưa thực sự tự tin vào bản thân mình thì hãy chờ một thời điểm khác để được đón nhận. 

Dù bạn đã chuẩn bị mọi thức để sẵn sàng cho việc thăng tiến của bản thân, tuy nhiên nếu lời đề nghị của sếp đến quá bất chợt vào thời điểm không tích hợp như: bạn bận chăm sóc gia đình nên không thể di chuyển tới nơi xa, hay đang phải hoàn thành một chương trình học không thể bỏ lỡ, v.v, thì nên cân nhắc mức độ quan trọng để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Gắn bó và dành tâm huyết cho một công việc mà mình yêu thích là điều bất cứ ai cũng mong muốn.

Nếu ở vị trí mới bạn không được sống với đam mê của bản thân, không được lăn xả cùng đồng đội thực hiện dự án, không thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng hay ho, v.v, thì liệu rằng việc thăng chức có phải là điều tuyệt vời. 

Vậy nên, bạn nên mạnh dạn đề nghị sếp chia sẻ sâu hơn về vai trò với tại vị trí công việc mới mà bạn sẽ đảm nhận, là một người lâu năm và có kinh nghiệm chắc chắn sếp sẽ biết được bạn có phù hợp với vị trí công việc đó hay không. 

Không có vị sếp nào dại đến mức đem con bỏ chợ, hay đặt nhân viên của mình lên một chiếc ghế không phù hợp để rồi nhận lại kết quả là nhân viên chán nản, không hoàn thành tốt công việc. 

Những người đồng nghiệp hợp tác ăn ý sẽ giúp bạn có được kết quả cao trong công việc, sẽ rất tốt nếu bạn được làm việc trong môi trường có nhiều đồng nghiệp như vậy. Còn với những nơi có nhiều điều tiếng không tốt về nhân viên, làm việc đùn đẩy, chia bè kết phái, v.v có thể là nơi làm việc tồi tệ. 

Do đó, bạn nên dành thời gian để hỏi những người xung quanh về đồng nghiệp mới của mình sau khi đã nắm trong tay danh sách.

Đừng vội đưa ra kết luận tiêu cực khi phải rời xa không gian làm việc quen thuộc. Bởi đây có thể là cơ hội giúp bạn mở rộng mối quan hệ, nâng cao khả năng giao tiếp và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới cho bản thân. 

Khi được thăng chức đồng nghĩa với việc trách nhiệm của bạn sẽ lớn hơn, khối lượng nhiệm vụ cũng nặng nề hơn rất nhiều. Vì thế hãy thử cân nhắc việc thăng chức có phải đơn thuần chỉ là việc dồn ép một khối lượng lớn công việc cho bạn không. Nếu có thì chắc chắn đây không phải là thăng chức. 

Trong một số giai đoạn đặc biệt bạn phải lên dây cót thực hiện để giúp công việc của mình được tốt hơn, ngoài ra còn phải làm thêm ngoài giờ để xử lý công việc, chạy deadline. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa là ngày nào bạn cũng phải trải qua những điều này. 

Đọc thêm: Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi

Bất kỳ một nhân viên nào cũng muốn được tăng lương khi tăng chức. Bởi điều này hoàn toàn xứng đáng cho những cống hiến mà họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu thăng chức nhưng mức lương vẫn như cũ thì phải làm sao? 

Nếu câu trả lời của sếp là chỉ thăng chức cho bạn để thay thế người cũ chứ không phải dựa vào năng lực vì thế mà mức lương của bạn vẫn đứng yên một chỗ, thì đừng ngần ngại hãy từ chối lời đề nghị để thăng chức này. Vì bạn xứng đáng nhận được những điều tuyệt vời hơn là một danh xưng có tiếng mà không có miếng. 

Cách từ chối thăng chức khéo léo

Sau đây là một số cách từ chối thăng chức khéo léo mà Glints muốn chia sẻ đến bạn, bạn nên tham khảo để biết được cách xử lý khi muốn từ chối thăng chức từ lời đề nghị của sếp. 

Khi từ chối thăng chức bạn đừng quên thể hiện sự cảm kích của mình đối với lời đề nghị thăng chức mà sếp đưa ra. Đây là cách giúp bạn thể hiện sự tôn trọng đối với sếp đồng thời cho sếp thấy được bạn thật sự nghiêm túc về lời đề nghị của họ. 

Việc thể hiện sự cảm kích sẽ là cánh cửa giúp bạn mở ra con đường thăng tiến cho bản thân sau này. Vì vậy đừng ngần ngại mà hãy cho sếp của mình biết những gì bạn nghĩ về lời đề nghị đó. 

Đọc thêm: 9 Cách nói lời cảm ơn gây thiện cảm

Một trong những sai lầm ngớ ngẩn mà hầu hết nhân viên thường mắc phải là không nói thẳng với sếp về việc từ chối thăng chức. Có thể họ quá sợ hãi để nói ra, vậy nên thay vì nói thẳng với sếp bạn có thể nói điều đó với đó với một người khác thân cận với sếp. 

Hãy thẳng thắn và nói một cách lịch sự về lý do bạn không muốn nhận chức tại thời điểm hiện tại. Việc trình bày rõ lý do sẽ giúp bạn thuyết phục được sếp của mình và đây cũng là lời từ chối tốt nhất bạn có thể nói khi không muốn đảm nhận vị trí đó.

Sếp của bạn biết bạn thực hiện công việc tốt như thế nào và đó là lý do tại sao họ đề nghị thăng chức cho bạn. Hãy giải thích cho họ biết vị trí hiện tại của bạn có lợi như thế nào đối với công ty và việc thăng chức của bạn có thể cản trở công việc kinh doanh.

Khai sáng cho sếp biết định hướng nghề nghiệp, những điểm mạnh của bạn và cho sếp biết bạn có thể mang lại gì cho công ty mà không cần thăng chức.

Đừng để lời từ chối thăng chức lần này đóng lại cánh cửa thăng tiến của bản thân trong tương lai mà hãy cho sếp biết đây chính là khoảng thời gian để bạn hoàn thiện, phát triển bản thân và bạn sẽ nắm bắt cơ hội thăng chức cho lần sau khi bạn đã đủ năng lực đảm trách. 

Hãy cho sếp của bạn thấy được không phải vì được chọn trong lần thăng chức này mà bạn sẽ tỏ ra tự phụ. Cho dù ở vị trí hiện tại thì bạn cũng nỗ lực hết sức mình để giúp công ty phát triển hơn. 

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Thăng Tiến Trong Công Việc Nhanh Chóng?

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Glints về vấn đề từ chối thăng chức. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi chính là câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc của bạn, từ đó giúp bạn có được những lời từ chối phù hợp đối với lời đề nghị thăng chức của sếp đối với mình. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Glints Writers

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *