Xu hướng ứng dụng Gamification Marketing trên thế giới và Việt Nam

admin

Chief Strategy Officer @ WOAY – Nền tảng Gamification Marketing

Giá trị thị trường Gamification tại Việt Nam tăng nhanh chóng từ 4,91 tỷ USD (năm lên 11,94 tỷ USD vào năm 2021. Vì đâu Gamification có sự tăng trưởng vượt bậc như th

Chief Strategy Officer @ WOAY – Nền tảng Gamification Marketing

Giá trị thị trường Gamification tại Việt Nam tăng nhanh chóng từ 4,91 tỷ USD (năm 2016) lên 11,94 tỷ USD vào năm 2021. Vì đâu Gamification có sự tăng trưởng vượt bậc như thế? Hãy cùng tôi khám phá sức hấp dẫn của Gamification Marketing ở bài viết dưới đây.

Hiểu một cách đơn giản, Gamification là ứng dụng những yếu tố và kỹ thuật thiết kế game vào những môi trường không phải là game để kích thích người tiêu dùng thực hiện những hành động thương hiệu mong muốn. Khác với Game thông thường, Gamification sẽ tận dụng những nội dung sẵn có của thương hiệu để khai thác hướng phát triển game, tạo ra những nhiệm vụ, phần thưởng giúp thương hiệu đạt được mục tiêu đề ra trong chiến dịch.

Với sự bùng nổ của xu hướng Gamification ngày nay, thị trường Gamification đạt giá trị 10,19 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến tăng đến 38,42 triệu USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 25,1% (theo báo cáo Mordor Intelligence). Còn giá trị thị trường Gamification tại Việt Nam tăng nhanh chóng từ 4,91 tỷ USD (năm 2016) lên 11,94 tỷ USD vào năm 2021 (theo Statista).

Gamification vốn dĩ tồn tại từ lâu trong cuộc sống xung quanh ta, và các hoạt động của doanh nghiệp, thương hiệu, nhưng chưa hình thành những hình thức phức tạp như ngày nay. Sự phức tạp đó là do theo thời gian, nhu cầu gia tăng trải nghiệm khách hàng của thương hiệu và mong muốn hành trình mua sắm thú vị hơn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Vậy về căn bản, Gamification Marketing tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng hơn.

Có lẽ bạn cũng không mấy xa lạ với các hoạt động game tương tác mà những nền tảng e-Commerce triển khai. Một số ví dụ điển hình là Shopee nổi tiếng với game bắn bóng, game nông trại, game gắp thú, game đập kẹo… Còn Tiki có ngày hội Giựt cô hồn, hệ thống tích điểm xu và đồng Astra… Trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là Fintech, một trong những cái tên nổi bật là MoMo với nhiều hoạt động Gamification thú vị. Ví dụ như hoạt động định kỳ mỗi dịp năm mới là Lắc xì, hay cuộc thi giải đố xây thành phố trong Thành phố MoMo…

Trước hết như tôi đã đề cập, Gamification giúp kết nối người tiêu dùng với thương hiệu qua những trải nghiệm mới mẻ, thú vị. Bên cạnh đó, nếu chiến lược trò chơi của thương hiệu có nội dung chỉn chu, phần quà hấp dẫn, tương tác tốt, thì sẽ giúp thương hiệu xây dựng được Brand Awareness, Brand Love, tăng traffic, tăng chuyển đổi…

Đặc biệt, Gamification Marketing còn là một cách thức “thân thiện” giúp thương hiệu thu thập dữ liệu khách hàng (như lấy thông tin để trao quà, đăng ký tham gia game…). Điều này giúp hạn chế tối đa những hoạt động Push Marketing gây phiền phức nhiều người tiêu dùng ngày nay.

Để bạn có thể hình dung rõ hơn cách thương hiệu trên thế giới và ở Việt Nam ứng dụng Gamification Marketing, tôi ví dụ 3 chiến dịch “Chok!” của Coca-Cola Hồng Kông, “Gửi những điều tích cực, xách hạnh phúc về nhà” của Co.op Smile, và “Mở lì xì đón Tết vui” của Home Credit.

Đầu tiên là chiến dịch khuyến mãi “Chok!” mà Coca-Cola triển khai tại Hồng Kông vào năm 2012. Để tham gia chương trình khuyến mãi, trước hết người dùng tải ứng dụng mang tên Chok. Họ sẽ chờ đến giờ TVC phát trên Internet, rạp chiếu phim, hay OOH…, rồi mở ứng dụng, scan và lắc điện thoại. Lúc này chai Coca-Cola trên màn hình điện thoại sẽ bật nắp, và nội dung phần thưởng hiện trên nắp chai. Mỗi nắp chai còn tương ứng với 1 điểm; theo đó, người dùng có thể tích luỹ điểm để quy đổi chai Coca-Cola hay dùng để rút thăm trúng thưởng.