Search Intent là gì? Giải mã yếu tố quan trọng hàng đầu khi làm SEO

admin

Search Intent là gì? Search Intent đóng vai trò gì trong quá trình SEO và làm thế nào để tối ưu Search Intent hiệu quả?

Làm việc với SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là làm việc với một

Search Intent là gì? Search Intent đóng vai trò gì trong quá trình SEO và làm thế nào để tối ưu Search Intent hiệu quả?

Làm việc với SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là làm việc với một quy trình nhiều chi tiết nhỏ, nhằm cải thiện thứ hạng website của các bài viết trên các trang tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… Trong quá trình đó, Search Intent là một trong các khái niệm mà người làm SEO sẽ bắt gặp khá thường xuyên.

Để tìm hiểu đầy đủ về Search Intent, hãy cùng Marketing AI khám phá bài viết dưới đây!

Search Intent là gì?

Khi tìm hiểu về Search Intent, có thể bạn sẽ tìm thấy rất nhiều cách lý giải khác nhau. Nhưng tựu chung lại, Search Intent (còn được biết đến dưới cái tên User Intent, tạm dịch là mục đích tìm kiếm, hoặc mục đích của người dùng) là mục tiêu chính của người dùng khi tiếp cận các công cụ tìm kiếm trực tuyến.



Các phân loại của Search Intent thường bao gồm thông tin, thương mại , điều hướng và giao dịch.

Search Intent thường sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến một thông tin bất kỳ, mà khi áp dụng vào quá trình SEO sản phẩm, thì câu trả lời có thể là về giá thành, nơi mua, chất lượng hay chất lượng của một sản phẩm.

Hiểu một cách đơn giản thì Search Intent là mục tiêu, ý định tìm kiếm của người dùng, khách hàng khi tìm hiểu về một vấn đề nào đó trên không gian mạng.

Phân loại Search intent

Như đã liệt kê ở phía trên, Search Intent có thể được chia chủ yếu theo các định hướng là về mặt thông tin, thương mại, điều hướng và giao dịch. Dưới đây, Marketing AI sẽ phân tích chi tiết hơn các phân loại này của Search Intent và từ phân loại này, phục vụ cho mục đích của quá trình làm SEO.

Informational Intent thể hiện ý định tìm kiếm thông tin của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Thông tin này có thể liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống, mọi thắc mắc, câu hỏi, ở mọi lĩnh vực đều có thể xuất hiện trên mạng.



Ý định tìm kiếm thông tin là Search Intent xuất hiện nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm.

Thông thường, Informational Intent sẽ được tìm theo dạng câu hỏi hoặc dạng gợi mở thông tin như: “Search Intent là gì?”, “Cách học bơi hiệu quả”, “Mùa nào nên đi du lịch Thái Lan”, “thời tiết Hà Nội”, “triệu chứng bệnh tiểu đường”,…

Các cụm từ tìm kiếm thường thể hiện rõ lĩnh vực và thông tin mà người dùng muốn nhận được và kết quả trả về sẽ liên quan mật thiết đến những câu hỏi này hoặc các vấn đề liên hệ xung quanh.

Navigational Intent thể hiện rõ ở cái tên, mang nghĩa là mục đích điều hướng. Tức là các từ khóa mà người dùng sử dụng cho mục đích này thường là để đi đến một trang thứ ba.



Các công cụ tìm kiếm đóng vai trò như một trang trung gian để người dùng tiếp cận các trang cụ thể khác.

Ví dụ dễ hình dung nhất là khi bạn muốn đăng nhập vào Facebook, Twitter, hay đọc báo online của trang tin quen dùng, thay đi thẳng bằng đường link đến các trang này, bạn search tìm kiếm trên các trang tìm kiếm. Các từ khóa có thể là “facebook”, “twitter”, “pinterest”, “cafef”, “cafebiz”, “LinkedIn”…

Đến với phân loại Search Intent này, mục đích của người dùng liên quan đến tìm kiếm mua bán và sản phẩm hay thương hiệu. Commercial Intent tạm dịch là mục đích thương mại. Hiểu đơn giản là bạn muốn mua một sản phẩm là máy rửa bát chẳng hạn, thì quá trình tìm kiếm liên quan đến hãng máy tốt nhất, so sánh giá thành, review người dùng,…



Mọi thứ liên quan đến sản phẩm ở giai đoạn so sánh, tìm hiểu đều được coi là Commercial Intent.

Như vậy, các từ khóa ở phân loại này có thể xuất hiện dưới dạng như: “máy rửa bát hiện đại nhất”, “so sánh máy rửa bát của Đức và của Mỹ”, “review máy rửa bát 2022”,…

Phân loại cuối cùng được tạm dịch là mục đích tìm kiếm giao dịch. Với phân loại tìm kiếm này, người dùng thường đã đưa ra được quyết định mua hàng và xác định được sản phẩm mà mình muốn mua.



Người dùng thường muốn biết các thông tin như địa chỉ mua, giá thành, các khuyến mãi/ưu đãi liên quan,…

Như vậy, từ khóa ở mục đích tìm kiếm này thường sẽ có dạng như “mua máy sấy tóc”, “kem chống nắng anessa”, “mua máy hút bụi ở Hà Nội”,…

Ngoài các phân loại chủ yếu trên thì Search Intent còn có các dạng như tìm kiếm địa điểm, hành ảnh, video, thời sự,… nhưng đều là dạng nhỏ của các phân loại đã kể trên.

Vai trò của Search Intent là gì

Vai trò của Search Intent luôn được đánh giá cao, đặc biệt là với doanh nghiệp và với người làm SEO website.

Nghiên cứu về Search Intent sẽ giúp bạn đánh giá trực quan được xu hướng tìm kiếm và ý định tìm kiếm của người dùng, từ đó vạch ra một hành trình tìm kiếm của khách hàng liên quan đến sản phẩm của mình, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Từ Search Intent, người làm SEO có thể hiểu được các cụm từ đang được khách hàng tìm kiếm nhiều và bộ từ khóa vệ tinh, từ đó lên được danh sách các từ khóa để viết bài SEO.



Hiệu quả này mang đến khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi và từ đó tăng doanh thu bán hàng.

Bộ bài viết này nếu được xây dựng đúng cấu trúc thì không chỉ giúp giảm tỷ lệ thoát trang mà còn giúp tăng thứ hạng trang web hiệu quả, giúp người dùng tiếp cận dễ dàng với trang web hơn ngay từ trang tìm kiếm đầu tiên.

Còn với doanh nghiệp, Search Intent giúp nghiên cứu và thu thập các dữ liệu tìm kiếm của người dùng. Các dữ liệu đó có thể liên quan đến lĩnh vực quan tâm, địa chỉ truy cập,… Với các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng tốt hơn và đưa ra những điều chỉnh, cải tiến phù hợp trên sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho phù hợp với khách hàng.



Search Intent đóng vai trò vĩ mô hơn đối với doanh nghiệp.

Cách tối ưu Search Intent hiệu quả

Vậy đâu là cách tối ưu Search Intent hiệu quả? Làm thế nào để phát triển mạnh nhất các dữ liệu về mục đích tìm kiếm của khách hàng và đưa ra kết luận chính xác?

Cách đầu tiên và là cách quan trọng nhất để tối ưu Search Intent hiệu quả là hãy khám phá ý định tìm kiếm thông qua từ khóa của khách hàng.

Từ những từ, cụm từ, câu hỏi mà người dùng nhập lên các nền tảng tìm kiếm, bạn sẽ thu thập được thông tin giúp cụ thể hóa chân dung khách hàng, họ đang quan tâm đến lĩnh vực gì, mức độ quan tâm của họ và họ hiểu biết về lĩnh vực này đến đâu. Từ đó, người làm SEO sẽ đào sâu về các mảng lĩnh vực liên quan đến từ khóa, câu hỏi của người dùng.



Đầu tư vào bộ từ khóa là cách để cải thiện Search Intent hiệu quả.

Điều này giúp kéo khách hàng đến gần hơn với những thông tin, sản phẩm được đưa lên website của bạn hoặc giúp móc nối, tạo thói quen cho khách hàng tìm kiếm về website nếu đã hiểu rõ khách hàng qua Search Intent.

>>> Xem thêm: Cẩm nang cho Marketer khi nghiên cứu từ khóa SEO

Giao diện UX/UI là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc giữ chân khách hàng với doanh nghiệp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tối ưu Search Intent bằng cách tối ưu giao diện UX/UI.

Bắt đầu bằng việc giảm tỷ lệ thoát trang của khách hàng với những cải thiện trong UX/UI, ví dụ như hình ảnh, giao diện website, các tính năng liệu đã thân thiện với người dùng chưa, bài viết hiển thị như thế nào, đã có video để thêm phần sống động và trình bày khoa học hay chưa.



Cải thiện UX/UI sẽ giúp thời gian lưu website của khách hàng tăng cao, giúp tăng khả năng chuyển đổi

>>> Xem thêm: Bật mí tăng khả năng trải nghiệm người dùng bằng “vũ khí” thiết kế UX

Một trong những cách làm tiết kiệm thời gian nhất là hãy cải thiện các nội dung đã có trên website của mình. Điều này có thể bắt đầu từ những bài viết đã có sẵn trên web, liệu đã được tối ưu hóa SEO hay chưa, các thẻ meta, title, heading đã được tối ưu chưa. Ngoài ra nội dung còn có thể là hình ảnh sản phẩm, video sản phẩm chưa đủ hấp dẫn.



Cách làm này sẽ góp phần cải thiện Search Intent dựa trên các nội dung đã có sẵn.

>>> Xem thêm: Google Featured Snippets: các cách giúp SEOer tối ưu hóa nội dung lý tưởng

Giai đoạn khách hàng đưa ra quyết định mua hàng là giai đoạn rất quan trọng. Do đó, các công cụ quanh giai đoạn này cũng cần được cải thiện để nâng cao Search Intent.



Đừng quên trang thương mại sẽ tạo ấn tượng rất lớn với khách hàng trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng.

Trong đó, các trang thương mại dùng để mua bán, trưng bày, trao đổi về sản phẩm cũng cần được mở rộng, cải thiện và đầu tư thêm về hình ảnh, mô tả chi tiết và thêm phần review để tăng độ tin tưởng với khách hàng.

Đường bỏ qua yếu tố truy vấn điều hướng nếu muốn cải thiện Search Intent. Vậy truy vấn điều hướng là gì? Hiểu đơn giản thì truy vấn điều hướng là những truy vấn để tìm đến website đã được định hướng. Tức là qua một bên trung gian để tăng lượt điều hướng về website, sản phẩm của bạn.



Hãy sử dụng backlink trên một trang khác có sự uy tín và hạng cao để từ trang web này dẫn về trang của bạn.

Hãy thử hình dung, hiện tại bạn đang muốn SEO từ khóa “máy sấy tóc”. Như vậy, các từ khóa mở rộng của từ “máy sấy tóc” có thể là máy sấy tóc lạnh, máy sấy tóc ion, các loại máy sấy tóc mới nhất,… Các thông tin càng mở rộng đa dạng thì từ khóa càng được nâng cao, càng tăng khả năng khớp với mục tiêu tìm kiếm của khách hàng.

>>> Xem thêm: SEO Onpage 2020: Cẩm nang toàn tập cho các SEOer cần nắm bắt

Giải pháp tối ưu Search Intent cho Website là gì?

Qua những cách thức để tối ưu Search Intent phía trên, có thể rút ra được đâu là giải pháp tối ưu cho Search Intent, đặc biệt là cho website.

Cách là đa số người làm SEO vẫn đang thực hiện hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất hiện nay đó là xây dựng một bộ các từ khóa dựa trên thói quen tìm kiếm và mục đích tìm kiếm của người dùng.



Việc xây dựng lộ trình từ khóa xung quanh Search Intent của người dùng vừa giúp thu hút và giữ chân các khách hàng có quan tâm trực tiếp tới sản phẩm, vừa tạo ra liên kết với những khách hàng chưa có quan tâm tới sản phẩm. Với nhóm khách hàng thứ hai, tối ưu bộ từ khóa vệ tinh quanh từ khóa chính có thể giúp nuôi dưỡng thói quen cho khách hàng và tạo ra nhu cầu từ đó. Điều này có thể chưa tạo ra tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức nhưng sẽ giúp làm thương hiệu và biến doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn trở thành lựa chọn đầu khi khách hàng có nhu cầu.

Tú Cẩm

Tổng hợp

Xem thêm>>

SEO Executive | MarketingAI
Chỉ có một điều duy nhất trên đời tôi không khống chế được, đó là cái chết. Mọi thứ khác đều chỉ đơn giản là sự lựa chọn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *