C2C là gì? Đặc điểm và lợi ích của mô hình kinh doanh C2C

admin

Hiện nay thương mại điện tử nổi lên như một thế lực với sức ảnh hưởng khủng khiếp, lan rộng khắp toàn cầu và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Chính vì điều này mà giờ đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào

Hiện nay thương mại điện tử nổi lên như một thế lực với sức ảnh hưởng khủng khiếp, lan rộng khắp toàn cầu và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Chính vì điều này mà giờ đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường thương mại điện tử, tạo nên một thị trường vô cùng đa dạng với mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Chính những điều này đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới, phù hợp với từng mục đích của từng loại hình doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất có thể kể đến mô hình B2B, B2C và C2C. Trong đó C2C đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi những hiệu quả chi phí mà nó mang lại, cũng như được nhiều chuyên gia dự đoán đây là mô hình sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Vậy C2C là gì? Điểm khác biệt giữa mô hình này so với những mô hình khác là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của MarketingAI.

Khái niệm C2C là gì

C2C là gì? C2C là viết tắt tiếng anh của cụm từ Consumer To Consumer (tạm dịch là: Người tiêu dùng tới người tiêu dùng). Đúng như tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thường giao dịch này sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hoặc những trang web đấu giá trung gian.



C2C là gì? (Nguồn: Vietnambiz)

>> Có thể bạn quan tâm: B2B là gì

Như đã giải thích trong phần khái niệm C2C là gì, mô hình này sẽ là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đặc điểm C2C sẽ sở hữu những yếu tố như: 

Sau khi hiểu được khái niệm và đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn cũng đã mường tượng được phần nào những hoạt động trong mô hình kinh doanh này. Cụ thể, những hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C sẽ là:



C2C là gì? Đặc điểm của mô hình C2C (Nguồn: timviec365)

Sau phần giải thích khái niệm C2C là gì, có thể thấy C2C hiện là mô hình nổi bật của thương mại điện tử. Ví dụ điển hình về mô hình C2C trong thương mại điện tử chính là sự xuất hiện của các sàn giao dịch như: Lazada, Vatgia, Sendo, Shopee, Chotot,…. Đó là những nền tảng tại đó người dùng có thể rao vặt, đăng tin bán sản phẩm của mình. Tuy nhiên họ sẽ không cung cấp các dịch vụ khác như giao nhận, thanh toán đảm bảo. Tất cả những yếu tố này, các nền tảng thương mại điện tử đều cần thông qua một bên cung cấp dịch vụ đó, điển hình như: Giaohangtietkiem, GHN cho vận chuyển hoặc Momo, Airpay cho khâu thanh toán. Về cách hoạt động, các tin rao bán sản phẩm sẽ được phân loại theo từng chuyên mục ngành khác nhau như: thời trang, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử,… 

Điểm khác biệt giữa C2C và B2C là gì

Nếu bạn đã hiểu được C2C là gì, tuy nhiên bạn đã phân biệt được khác biệt giữa mô hình này với mô hình B2C là gì?

Đầu tiên, sự khác biệt cơ bản nhất chính là ở đặc điểm cốt lõi của hai mô hình này là C2C là mô hình giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng, B2C (viết tắt của Business To Consumer – tạm dịch là doanh nghiệp tới người tiêu dùng) là mô hình bán hàng phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Cụ thể, mô hình B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, người bán là doanh nghiệp còn người mua là các cá nhân. Ngược lại, mô hình C2C là giữa cá nhân với cá nhân và không có sự tham gia của doanh nghiệp. Vậy nên mô hình B2C sẽ sở hữu những đặc điểm “đối lập” với mô hình C2C. Điển hình là sự đa dạng về hàng hóa, cũng như có sự hỗ trợ trong cách thức mua hàng và phương thức thanh toán. 



C2C là gì? Sự khác biệt giữa C2C và B2C là gì (Nguồn: web4s.vn)

Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C 

Một khi hiểu biết C2C là gì thì bạn nên biết rằng mô hình này mang lại những lợi ích gì khi kinh doanh? Hiện nay nhìn vào những sàn thương mại điện tử, điển hình là Shopee là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi ích mà mô hình C2C mang lại. Mặc dù mỗi sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng, không phải tất cả đều là C2C. Tuy nhiên chúng đều có mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian giữa người bán và người mua. Xét riêng về mô hình C2C, những lợi ích mà mô hình này mang lại có thể kể đến như:

Ưu nhược điểm của mô hình C2C

Sau khi nắm rõ được các đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Vậy nên MarketingAI sẽ tổng hợp lại trong phần dưới đây để bạn đọc dễ dàng nắm bắt hơn. 

Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về C2C là gì để bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về mô hình kinh doanh này:



Hiện nay, Shopee là sàn thương mại điện tử C2C phát triển mạnh mẽ nhất ở Việt Nam, với lượng người dùng “khủng” tham gia giao dịch mỗi ngày.

Shopee với nhiều gian hàng lớn trong nước và nước ngoài hấp dẫn, chính sách bảo vệ người bán và người mua cùng quy trình giao dịch đổi trả/ mua hàng dễ dàng.

Thêm đó, Shopee cũng mở thêm các gian hàng Shopee Mall. Đây là những cửa hàng chính hãng đã thôngh qua các bước kiểm tra kỹ lưỡng  nhằm đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.

Shopee cung cấp rất nhiều chương trình ưu đãi lớn với giá hợp lý nên trở thành kênh mua sám được yêu thích nhất hiện nay.



Là một trong những sàn thương mại điện tử từ lâu đời, chuyên các dòng sản phẩm điện tử. Để kinh doanh trên Lazada, người bán phải cung cấp giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Trong những năm gần đây, Lazada mở rộng nhiều ngành hàng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu.



Tiki là sàn thương mại điện tử dành cho “mọt sách” và vật dụng văn phòng phẩm.

Thời điểm mới ra mắt, Tiki theo hướng kinh doanh B2C giữa nhà sản xuất/ xuất bản với khách hàng – đảm bảo chất lượng sản phẩm và bản quyền tuyệt đối. những sau đó Tiki đã triển khai thêm mô hình C2C và mở rộng thêm nhiều hạng mục sản khác.

Tuy nhiên, Tiki vẫn duy trì phương châm hoạt động- yêu cầu khắt khe về giấy tờ kinh doanh cùng các loại giấy tờ liên quan nhằm chứng minh mặt hàng của người bán là chính hãng. Đồng thời Tiki cũng kiểm soát giá sản phẩm không quá chênh lệch so với giá thị trường.

Kết Luận

C2C không phải mô hình kinh doanh mới, tuy nhiên nó trở nên phổ biến hơn khi mà xu hướng thương mại điện tử bùng nổ. Không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử đã mang lại rất nhiều lợi ích tới cuộc sống của chúng ta, từ đó cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và C2C là một trong số chúng. Qua bài viết trên hy vọng MarketingAI đã cung cấp đủ thông tin để bạn đọc hiểu được C2C là gì, đặc điểm của mô hình kinh doanh này, cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa C2C và B2C. 

Tuấn Anh – MarketingAI

Tổng hợp

Kinh doanh điện tử là gì? Nội dung chính của e-Business

SEO Manager | MarketingAI
Tôi là Khánh Khiêm, hiện là SEO Manager tại MarketingAI chuyên trang về marketing, truyền thông được vận hành bởi Vccorp. Với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và digital marketing nói chung. Tôi hy vọng kiến thức của tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích thúc đẩy chiến lược marketing cho doanh nghiệp bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *