Báo Cáo Viên Là Gì? Tiêu Chuẩn Của Một Báo Cáo Viên Giỏi

admin

Home » Hướng Nghiệp » Tìm Hiểu Ngành Nghề » Báo Cáo Viên Là Gì? Tiêu Chuẩn Của Một Báo Cáo Viên Giỏi

Ngày đăng: 30/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/10/2022

Công việc của một báo cáo viên thường sẽ có những đặc trưng riêng trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

Vậy trong từng lĩnh vực cụ thể, công việc của báo cáo viên là gì? Cùng Glints Việt Nam làm rõ tất tần tật những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về công việc hấp dẫn này. Đồng thời hiểu thêm về các tiêu chuẩn cần có giúp bạn có thể trở thành một báo cáo viên giỏi.

Mục Lục

Báo cáo viên là gì?

Báo cáo viên là những vị trí thực hiện các công việc tuyên truyền, truyền đạt thông tin để đảm bảo các thông tin quan trọng được thông báo đầy đủ đến các cư dân ở địa phương đó.

Báo cáo viên còn có danh xưng khác là tuyên truyền viên và thường đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp các thông tin sau đây:

Tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Là đầu mối thông tin của địa phương, khu vực, một người báo cáo viên/tuyên truyền viên đóng nhiều vai trò quan trọng. Do đó, việc xây dựng đầy đủ đội ngũ báo cáo viên là một nhu cầu cần thiết đối với một khu vực, địa phương trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên xuất phát từ các kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động báo cáo viên từ trước đến nay. Trong đó, Đảng ta luôn luôn sử dụng đội ngũ báo cáo viên một cách rất hiệu quả và nhanh chóng, chính xác trong các hoạt động tại từng khu vực, địa phương.

Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo cũng được xây dựng bởi yêu cầu phát huy thế mạnh và chất lượng của hoạt động tuyên truyền một cách hiệu quả.

Đồng thời, sự cần thiết của đội ngũ báo cáo viên còn xuất phát từ yêu cầu định hướng thông tin chính xác  và toàn diện hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu khiến việc tiếp cận thông tin trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Tiêu chuẩn báo cáo viên giỏi

Để trở thành một báo cáo viên hoàn hảo, bạn cần đảm bảo mọi thông tin được phân công đều được truyền tải đầy đủ, chính xác và trung thực.

Để làm được những yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng thông tin, một người báo cáo viên cần sở hữu các tố chất về cả phẩm chất lẫn năng lực và kỹ năng.

Về phẩm chất, một người báo cáo viên lý tưởng cần sở hữu một lập trường kiên định để có thể trình bày và truyền đạt các quan điểm một cách đúng đắn nhất.

Bên cạnh đó, một năng lực vững vàng về các quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước sẽ góp phần giúp cho báo cáo viên có thể tiến xa hơn trong hành trình nghề nghiệp.

Một người báo cáo viên cũng cần có một tinh thần kỷ luật cao, đạo đức, trách nhiệm cao và có mối quan hệ tốt với tất cả mọi người.

Một số câu hỏi thường gặp về báo cáo viên

Theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về các tiêu chuẩn cần có để trở thành một báo cáo viên, bạn cần có:

“1. Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tín nhiệm trong công tác; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

2. Có khả năng truyền đạt; sử dụng thông thạo ngôn ngữ nói bằng tiếng Việt hoặc tiếng các dân tộc thiểu số tại địa phương.

3. Nắm vững lĩnh vực chuyên môn mà báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền miệng.

4. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn mà báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền miệng ít nhất 3 năm liên tục.”

Tóm lại, cán bộ viên chức có mong muốn trở thành báo cáo viên chỉ cần đảm bảo các yêu cầu trên đây thì có thể tham gia công việc.

Khi trở thành một báo cáo viên tham gia công tác tại các khu vực, địa phương, các cơ sở, đơn vị, cơ quan cần có trách nhiệm đảm bảo, hỗ trợ các báo cáo viên làm việc hiệu quả, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cần thiết để đảm bảo công tác tuyên truyền, báo cáo được diễn ra hiệu quả. 

Những nội dung này cũng được quy định đầy đủ trong quy chế hoạt động thông tin cơ sở được đính kèm cùng với Quyết định 52/2016/QĐ-TTg (Điều 15).

Đọc thêm: Chia Sẻ Góc Nhìn: Nên Làm Nhà Nước Hay Tư Nhân?

Công việc báo cáo viên pháp luật được quy định đầy đủ và cụ thể trong Điều 35 theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. 

Trong đó, công việc báo cáo viên pháp luật được định nghĩa là các cán bộ viên chức, công chức hay các sĩ quan đã tham gia hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân được công nhận vai trò và nhiệm vụ về việc phổ biến và giáo dục pháp luật.

Để trở thành một báo cáo viên pháp luật, bạn cần có đủ những tố chất sau:

Khi trở thành báo cáo viên pháp luật, bạn có thể được hưởng nhiều quyền lợi quan trọng:

Lời kết

Thông qua bài viết trên các câu hỏi quan trọng “báo cáo viên là gì?”, “Tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên?”, “Tiêu chuẩn của một báo cáo viên giỏi” và các thắc mắc xung quanh công việc báo cáo viên đã được giải đáp rất đầy đủ.

Hi vọng bạn sẽ nắm bắt những thông tin quan trọng có thể giúp bạn chinh phục công việc như mong muốn. 

Và đừng quên theo dõi những bài viết mới đầy bổ ích tại Glints Việt Nam nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Glints Writers

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *