Bật Mí Cách Nhà Tuyển Dụng Xem Xét CV Của Bạn Qua 5 Điều Sau

admin

Home » Bí Quyết Tìm Việc » Hồ Sơ Xin Việc » Bật Mí Cách Nhà Tuyển Dụng Xem Xét CV Của Bạn Qua 5 Điều Sau

Ngày đăng: 19/08/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/11/2022

Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn chắc chắn luôn muốn đưa vào CV của mình càng nhiều thông tin càng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào “nhiều” cũng đi đôi với “tốt”. Vậy hãy cùng xem CV cần có những gì, cũng như nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên để xác định những điều cần chú ý nhất khi viết CV nhé!

Mục Lục

Bố cục (Layout) 

Khi được hỏi “CV cần có những gì”, câu trả lời không chỉ xoay quanh phần nội dung, mà còn là cách bạn sắp xếp những nội dung đó. Bố cục không phải là yếu tố quyết định đến việc “đậu” hay “rớt” trong vòng CV, nhưng lại là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút nhà tuyển dụng để mắt đến CV của bạn.

Trong thực tế, đối với một vị trí tiềm năng, nhà tuyển dụng có thể nhận đến hàng nghìn chiếc CV, nhưng liệu nhà tuyển dụng sẽ đọc toàn bộ hàng nghìn chiếc CV đó? 

Bố cục rõ ràng cũng giống như một dàn ý tập làm văn chi tiết, một con đường đi đã được vạch sẵn các điểm đến và lịch trình được sắp xếp một cách hợp lý. Việc sắp xếp thông tin sao cho rõ ràng và dễ đọc sẽ giúp nhà tuyển dụng vừa không tốn nhiều thời gian để nắm bắt, vừa không bỏ lỡ ý chính nào mà bạn muốn cung cấp.

Thêm vào đó, bố cục của CV chính là điều đầu tiên nói lên con người bạn. Một CV được thiết kế gọn gàng, có tổ chức cũng ít nhiều thể hiện kỹ năng sắp xếp và ưu tiên công việc của bạn. 

Một bản CV với bố cục rõ ràng không nhất thiết phải bao gồm nhiều hàng chữ in đậm, chỉ cần phân định từng danh mục để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần tìm kiếm. 

Điều đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ xem xét là…

Nhiều người thường thắc mắc rằng điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào trước tiên là gì? Câu trả lời chính là phần Giới thiệu bản thân. 

Một phần Giới thiệu bản thân hiệu quả sẽ tóm gọn lịch sử công việc của bạn, bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, sở hữu những kỹ năng đặc sắc nào và cả những thành tựu nổi bật nhất.

Dù chỉ với vài ba dòng ngắn ngủi, bạn sẽ có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và thôi thúc họ tìm hiểu về bạn chi tiết hơn qua những thông tin cụ thể bên dưới.

Đọc thêm: Các tiêu chí sàng lọc ứng viên của Nhà tuyển dụng

Quá trình sự nghiệp theo thời gian (Chronology)

Đừng tự làm khó chính mình và nhà tuyển dụng với một lịch sử công việc phức tạp. Có nhiều cách để sắp xếp những kinh nghiệm làm việc trước đây, nhưng cách luôn được khuyến khích sử dụng là sắp xếp theo dòng thời gian ngược.

Điều này có nghĩa là hãy sắp xếp công việc của bạn theo trình tự thời gian từ gần tới xa. Công việc gần đây nhất sẽ được xếp lên trên cùng. 

Đôi mắt của nhà tuyển dụng sẽ luôn tìm kiếm công việc gần đây nhất mà bạn làm. Công việc này sẽ quyết định khá nhiều đến mối liên hệ khả thi giữa bạn và vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. 

Nhà tuyển dụng sẽ muốn nhìn thấy quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn. Hãy tạo ấn tượng đầu tiên với họ bằng vị trí cao nhất mà bạn đã đạt được cho đến thời điểm này, chứ không phải bằng một công việc thực tập từ 5 năm trước.

Đọc thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV

Các từ khóa trong CV

Ngày nay, khi trả lời cho việc CV cần có những gì, phần lớn các nhà hướng nghiệp sẽ nói với bạn rằng đừng quên những “từ khóa”.

Với sự phổ biến của việc nộp hồ sơ trực tuyến, công việc của nhà tuyển dụng cũng trở nên dễ dàng hơn với các phần mềm quản lý hồ sơ ứng viên. Chúng cho phép họ giải quyết những núi CV của các ứng viên từ khắp nơi gửi về với thời gian ngắn hơn rất nhiều, chỉ bằng việc sàng lọc theo các từ khóa.

Những từ khóa này đại diện cho những kỹ năng công việc, những vị trí công việc liên quan bạn từng đảm nhiệm trước đây. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào sự xuất hiện của những từ khóa này trong CV của bạn để xác định độ phù hợp của bạn với vị trí mà họ đang tìm kiếm.

Ngoài ra hệ thống Applicant Tracking System cũng áp dụng phân tích từ khóa trong CV để lọc CV chất lượng.

Hiểu nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên chính là chìa khóa giúp bạn làm tốt ở phần này. Ví dụ, một CV ứng tuyển cho công việc lập trình không thể bỏ quên một số thuật ngữ chuyên môn về ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như Javascript, C ++, hay Ruby.

Đọc thêm: Những câu hỏi thông minh dành cho nhà tuyển dụng

Common Sense 

Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên khi xem CV của họ? Chắc chắn không phải là các lỗi đánh máy sơ đẳng. 

Trước hết, hãy tránh xa những lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là điều cơ bản bạn cần đảm bảo để thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của người đi tìm việc.

Đọc thêm: Vượt qua áp lực tìm việc làm

Thêm vào đó, sử dụng các cụm từ dài rất có thể sẽ làm gián đoạn khả năng tập trung của nhà tuyển dụng. Chúng cũng sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong cách diễn đạt, và ý nghĩa có thể bị mất, hoặc tạo ra một sự nhầm lẫn không đáng có cho nhà tuyển dụng.

Và nếu bạn cảm thấy chật vật trong quá trình ứng tuyển, Glints sẽ đồng hành cùng bạn để biến những cú “click” chuột tẻ nhạt và lê thê này thành một cuộc hành trình thú vị! 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Quynh Vy

 

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *