Bạn vừa mới gửi hồ sơ xin việc cho những agency mà bạn biết, hay mong muốn được làm việc tại một trong số các agency đó. Và có thể bạn sẽ được mời tới một vài buổi phỏng vấn. Vậy việc tiếp theo là gì, làm sao để bạn có thể chắn chắn rằng
Bạn vừa mới gửi hồ sơ xin việc cho những agency mà bạn biết, hay mong muốn được làm việc tại một trong số các agency đó. Và có thể bạn sẽ được mời tới một vài buổi phỏng vấn. Vậy việc tiếp theo là gì, làm sao để bạn có thể chắn chắn rằng mình đã chuẩn bị tốt cho những buổi phỏng vấn đầu tiên ngay khi rời khỏi Đại Học?
Leslie Kay và Hillary Black những nhà quản lý nhân sự đồng sáng lập Kay & Black, chia sẻ với Adweek rằng trong khi trường học dạy sinh viên cách để có một công việc tốt, vậy mà sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa chuẩn bị tốt hồ sơ xin việc hay phỏng vấn để có được công việc đó.
Kay cho biết: “Các ứng viên cần biết thể hiện bản thân họ như thế nào, biết khoe bản thân như thế nào nhưng phải khiêm tốn, và làm sao để tiếp tục tiến tới buổi phỏng vấn”
Adweek đã có buổi phỏng vấn với những nhà tuyển dụng tại agency và những nhà quản lý nhân sự tài năng để tập hợp được 9 bí quyết sau cho những sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm kiếm việc làm:
Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí yêu cầu phải có portfolio – chẳng hạn như graphic designers, copy writers hay art directors – Kay và Black
Kay khuyên rằng:“Hãy thế hiện những thành quả tốt nhất bạn làm được, và đừng điền mọi thông tin để lắp đầy hồ sơ của bạn”, nhấn mạnh vào nhu cầu cần việc và nói lên suy nghĩ trong mỗi phần thông tin của hồ sơ.
Theo người đứng đầu KBS Angela Rengfoe khuyên nhủ thì bổ sung thông tin liên lạc của bạn trên LinkedIn và tìm kiếm nhiều nguồn kết nối khác nhau. Thêm vào quá trình học vấn của bạn. Nếu nhìn thấy sinh viên tốt nghiệp từ trường bạn đang làm việc tại agency bạn đang ứng tuyển, thì hãy giữ liên lạc với họ. Sắp xếp một cuộc gọi hay hẹn gặp tại quán coffee nếu bạn ở cùng khu vực với học để có thể biết nhiều hơn về agency đó và công việc ở đó là gì.
Trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn đầu tiên, hãy tìm hiểu thông tin về người phỏng vấn bạn. Và chắc chắn rằng bạn biết thông tin cơ bản về agency bạn sắp gặp gỡ, từ danh sách khách hàng của họ đến những thành viên chủ chốt. Cập nhật những thông tin về thành công và thất bại trong hoạt động theo ngày.
Black khuyên rằng “Đừng nên trình bày về chiến dịch bạn yêu thích do agency đã thực hiện cho client mà họ vừa để vụt mất”
“Biết thông tin về danh sách khách hàng và hoạt động công việc hiện tại của agency rất quan trọng đối với một buổi phỏng vấn” Sedef Onar –giám đốc quản trị nhân tài của 72andSunny. cho biết. Nhưng hơn hết Sedef tìm kiếm những ứng viên biết chuẩn bị thông tin để phỏng vấn bằng cách tìm đến website của công ty.
“Tôi ấn tượng với các ứng viên chứng minh họ sẽ đóng góp như thế nào cho công ty”, Sedef nói thêm “Điều đó cho thấy cách suy nghĩ chứng minh việc bạn tiếp cận công việc bạn làm. Bạn đã ứng dụng kiến thức mình học như thế nào để nó trở thành điều quan trọng trong cuộc đời bạn ngay khoảnh khắc bạn đi xin việc, bạn muốn có công việc như thế nào?”
Bất kỳ ai dù cho biết chút ít về ngành quảng cáo thì cũng biết rằng đó là một môi trường sáng tạo, vì vậy hãy nhớ lấy điều đó thông qua cách ăn mặc, Renfroe chia sẻ.
Cô khuyên rằng nên ăn mặc quần áo giản gị nhưng vẫn lịch sự, không có các phụ kiện xa hoa, hay mùi nước hoa nồng nặc.
Tuy nhiên, mỗi agency có một nét văn hoá riêng, vì vậy nếu bạn không chắc chắn được rằng nên mặc gì, thì hãy gọi điện nhanh gọn hoặc gửi email liên lạc đến agency để hỏi thăm. “Đừng mang dép là được” Onar cho biết.
Quản lý BBH Kelly Lane nhấn mạnh điểm quan trọng trong suốt buổi phỏng vấn chính là đặt câu hỏi. Không có câu hỏi được đưa ra cho thấy rằng ứng cử viên không có hứng thú khi làm việc tại agency và với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Tốt nhất ứng cử viên nên chuẩn bị một danh sách câu hỏi trong đầu. Lane khuyên rằng nên hỏi những điều liên quan đến công ty như “Yếu tố để thành công ở đây là gì?” hay “Những yếu tố nào để tôi cần có để thành công tại BBH?”
Đừng đặt những câu hỏi về thời gian rảnh, những ngày hè thứ sau hay ngày nghỉ lễ. Thay vào đó, nên hỏi những câu về cơ hội thăng tiến, tại sao ứng viên lại quyết định làm việc tại agency và những thách thức tuyệt vời nhất mà họ từng trải qua.
Những bức thư cảm ơn viết tay không còn cần thiết nữa, đặc biệt là khi email ngày càng phổ biến. Nhưng một số nhà quản lý như Onar thì lại đánh giá cao vào những bức thư viết tay. Email làm việc rất hiệu quả nhưng điều quan trọng là đừng để chờ đợi lâu quá 24 giờ đồng hồ.
Tính cá nhân hoá cũng rất là quan trọng và giúp bạn nổi bật hơn hết. Thay vì gửi một lá thư cảm ơn thông thường thì chọn ra một trong những lúc phỏng vấn như điều thú vị nhất, câu chuyện vui và đề cập đến điều đó theo cách của bạn.
“Nếu bạn sao chép, chúng tôi sẽ biết” Lane chia sẻ.
Thêm nữa, bạn đang ứng tuyển công việc trong lĩnh vực sáng tạo, vì vậy hãy xem như hồ sơn xin việc của bạn là cơ hội để bạn thể hiện sự khác nhau giữa một bộ hồ sơ thông thường và hồ sơ của một người sáng tạo.
Trước khi gửi thư cảm ơn hay thậm chí là thư xin việc hay hồ sơ lý lịch, chắc chắn phải được kiểm tra chính tả kỹ càng. Phải kiểm tra 2 đến 3 lần, Lan chia sẻ cô ấy nhận được nhiều thư trong đó viết sai tên của agency. Cô cho biết thêm rằng điều này là vấn đề trầm trọng.
Nếu bạn có cơ hội để thực tập, có lương hay không lương, những nhà tuyển dụng bảo bạn nên suy nghĩ kỹ. Nếu bạn không quyết định được vai trò của từng vị trí, bạn mong muốn thuyết phục nhà tuyển dụng, thì thực tập sẽ giúp bạn đi đúng hướng, Kay cho biết.
“Bạn được thử sức với những vị trí thấp nhất, và được làm việc với nhiều nhóm khác nhau”, Kay chia sẻ. “Bạn được khám phá với các giám đốc sáng tạo khác nhau, những sản phẩm khác nhau và có khi sẽ trở thành công việc của bạn”
Thông thường, các ứng viên đến phỏng vấn và cố gắng hoà nhập với tính cách và văn hoá của agency – kể cả khi nó không phù hợp với bản thân họ. Điều đó có thể là gây hại cho sự nghiệp của bạn, đặc biệt là khi ứng viên có được công việc và cảm thấy không thoải mái với mọi người trong nhóm.
Nhớ rằng bạn đang phỏng vấn agency hơn là agency phỏng vấn bạn; tính cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau là quan trọng. “Hoà nhập có thể đưa bạn đến cánh cửa” Onar chia sẻ “nhưng tôi không nghĩ nó sẽ khiến cho bạn vui vẻ nếu như bạn cứ giữ trong lòng những thứ không phù hợp cho đến khi kết thúc”.
Minh Châu / Adweek
Nguồn Cuộc sống agency
Brands Vietnam là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.
Lầu 3, tòa nhà Viet Solutions, số 125/11 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
© 2012 – 2022 Brands Vietnam.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH WEBRAND, giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.
Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.
Bạn vừa mới gửi hồ sơ xin việc cho những agency mà bạn biết, hay mong muốn được làm việc tại một trong số các agency đó. Và có thể bạn sẽ được mời tới một vài buổi phỏng vấn. Vậy việc tiếp theo là gì, làm sao để bạn có thể chắn chắn rằng