Budweiser – Whassup – Từ tên chiến dịch quảng cáo bia thành “câu cửa miệng” của giới trẻ Mỹ

admin

Xu hướng quảng cáo Nostalgia (hoài niệm) quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bàn về xu hướng này, cuộc trao đổi giữa đại diện WARC và Anheuser-Busch InBev tại Lions Live vào tháng 06/2020 đã giúp khán giả có dịp nhìn lại một trong những qu

Xu hướng quảng cáo Nostalgia (hoài niệm) quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bàn về xu hướng này, cuộc trao đổi giữa đại diện WARC và Anheuser-Busch InBev tại Lions Live vào tháng 06/2020 đã giúp khán giả có dịp nhìn lại một trong những quảng cáo của thời đại – Whassup. Ra đời vào năm 1999, Whassup không chỉ là quảng cáo bia nhận được nhiều giải thưởng danh giá lúc bấy giờ, mà còn có những tác động nhất định đến nền văn hoá nước Mỹ tận những năm sau này.

Bối cảnh

Ngược về năm 1998, ông Bob Kachky, cựu CCO của Anheuseur-Busch InBev (AB InBev) chia sẻ, đây là một năm nhiệm màu với AB InBev khi chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu đầu tiên trong suốt thập niên 90 với 4%. Hơn nữa, vượt mặt dòng bia Miller Light của công ty đối thủ, Bud Light trở thành sản phẩm bán chạy nhất thị trường năm đó.

Trái với “người anh em” Bud Light, vì hàm lượng carb trong 1 chai Budweiser chiếm hơn 80%, mà xu hướng giảm cân theo chế độ low-fat và low-carb trở nên phổ biến rộng rãi tại Mỹ giai đoạn 1990s, nên số lượng bán ra của Budweiser giảm 2,6%.

Thêm vào đó, sự chuyển đổi trong hành vi nhóm người tiêu dùng chủ chốt của Budweiser thời điểm đó là Baby Boomer (người sinh từ 1946-1960) có xu hướng yêu thích rượu vang, và gen X (người sinh từ 1961-1980) hướng tới khám phá nhiều loại đồ uống khác như spirit hay cocktail, cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu.

Trước thử thách trên và áp lực tìm ý tưởng quảng cáo tại một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh Super Bowl XXXIV, AB InBev đã thực hiện chiến dịch quảng cáo Whassup cho dòng sản phẩm Budweiser.

Mục tiêu

Insight

Thanh niên Mỹ độ tuổi 21-27 luôn toả ra nguồn năng lượng tươi trẻ, năng động. Họ cảm thấy thích thú và bị thu hút bởi các trào lưu như cách họ từng hưởng ứng nhiệt liệt câu nói “Yes, I am” và “I love you, man” trong quảng cáo của AB Inbev năm 1993 và 1995. Thêm vào đó, sự nổi lên của tiếng lóng, tiêu biểu là câu chào hỏi “Whassup” (viết tắt của ‘What is up?’) ngày càng phổ biến và trở thành “câu cửa miệng” của cộng đồng giới trẻ lúc bấy giờ tại Mỹ.

Strategy

Ông Vinny Warren, Giám đốc Sáng tạo của DDB Chicago, đã lên ý tưởng nội dung quảng cáo sau khi xem đoạn phim ngắn True của đạo diễn Charles Stone III. Nội dung True xoay quanh cuộc đối thoại gãy gọn, có vẻ đơn điệu nhưng thu hút người xem ở cách chào hỏi quái dị, buồn cười giữa những cậu bạn thân qua điện thoại.