FuzeTea – Song in Bottle: Tăng tỷ lệ dùng thử lên 8 lần với ý tưởng “đính” nhạc vào chai

admin

Với ngân sách hạn chế và không quảng cáo trên TV như C2, Olong Tea Plus…, FuzeTea+ phát huy các sáng kiến công nghệ và thu về kết quả tích cực cả về mặt truyền thông lẫn kinh doanh.
Chiến dịch của FuzeTea+ đạt giải Gold hạng mục Brand Awareness

Với ngân sách hạn chế và không quảng cáo trên TV như C2, Olong Tea Plus…, FuzeTea+ phát huy các sáng kiến công nghệ và thu về kết quả tích cực cả về mặt truyền thông lẫn kinh doanh.
Chiến dịch của FuzeTea+ đạt giải Gold hạng mục Brand Awareness tại MMA Smarties 2019 ở APAC và Việt Nam.

Bối cảnh

Theo số liệu của Statista, doanh số ngành hàng trà uống liền (RTD Tea) tại Việt Nam năm 2015 là khoảng 1,69 tỷ USD. Con số này được dự kiến tăng gấp đôi lên 3,35 tỷ USD vào năm 2020. Tính cạnh tranh tăng cao khi thị trường màu mỡ này chứng kiến sự ra đời hoặc đổi mới liên tục của nhiều thương hiệu quen thuộc như Trà xanh không độ, Olong Tea Plus, C2… Không nằm ngoài cuộc chơi, năm 2016, Coca-Cola cũng tung ra sản phẩm trà đóng chai có tên FuzeTea+.

Nguồn: VNExpress

Thế nhưng sau 2 năm ra mắt, nhận diện thương hiệu và tỷ lệ dùng thử của FuzeTea+ vẫn rất thấp. Có lẽ một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là truyền thông của hãng chưa thực sự hiệu quả. Theo đó, TV là kênh truyền thông chủ lực của ngành hàng RTD Tea để tiếp cận và ghi điểm trong lòng người tiêu dùng Việt trên quy mô lớn. Do đó, phần lớn các thương hiệu đối thủ đầu tư khá lớn và đều đặn cho truyền thông trên TV qua các năm. Nhưng ngân sách quảng bá trên TV của FuzeTea+ chỉ bằng 10% đối thủ.

Vậy FuzeTea+ đã làm gì để cải thiện tình hình thương hiệu và đạt được tăng trưởng trong nhận biết thương hiệu và tỷ lệ dùng thử?

Mục tiêu

(*) Lưu ý: Tác giả không rõ thời gian mà FuzeTea+ đề ra để đạt được những mục tiêu trên.

Insight

Chiến dịch của FuzeTea+ hướng tới đối tượng thanh niên thành thị Việt Nam (từ 15-29 tuổi). Hành vi nổi bật của nhóm này là dành nhiều thời gian trên thiết bị di động. Cụ thể theo nghiên cứu của thương hiệu, TA dành thời gian lướt Internet trên điện thoại di động nhiều gấp 1,5 lần so với việc ngồi trước màn hình TV. Đặc biệt là 65% trong số đó là những người “nghiện” nhạc.

Creative Idea

Với ngân sách truyền thông không lớn, cộng với phát hiện về hành vi sử dụng điện thoại của TA, FuzeTea+ chọn triển khai chiến dịch trên nền tảng di động thay vì một chiến dịch truyền hình. Thương hiệu đề ra ý tưởng:

“Song in Bottle”

Và để chiến lược Mobile Marketing thêm phần khác biệt, thương hiệu đã ứng dụng công nghệ cho bao bì sản phẩm. Khi người dùng scan logo, họ sẽ được thưởng thức đầy đủ video ca nhạc bắt tai, vui nhộn từ nghệ sĩ với những bản “hit” làm mưa làm gió” tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Hoạt động thực thi

Content Video

Ngày 22/11, FuzeTea+ tung ra teaser “Phiêu vị thanh xuân” trên trang YouTube của Yeah1 Music để thông tin chiến dịch tiếp cận dễ dàng hơn đến đối tượng mục tiêu. Teaser dài khoảng 18 giây có sự góp mặt của bộ 3 ca sĩ “làm sóng làm gió” trong làng nhạc Việt là Suni Hạ Linh, Trúc Nhân, và Karik.

Có thể hiểu lý do FuzeTea+ chọn phối hợp với Suni Hạ Linh, Trúc Nhân, Karik vì cả 3 sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo là các bạn trẻ thuộc TA. Hơn nữa, mỗi người mạnh ở một dòng nhạc riêng như Trúc Nhân là ballad, Suni Hạ Linh là nhạc Pop, còn Karik là Rap. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều TA có gu âm nhạc khác nhau hơn.

Đến ngày 2/12, thương hiệu chính thức tung ra MV “Phiêu vị thanh xuân” trên nền tảng Facebook và YouTube. Bài hát là sự kết hợp các thể loại Ballad, Pop, và Rap – tượng trưng cho các thành phần chính của FuzeTea+: Trà, đào, và hạt chia.

Social

Ở giai đoạn teasing vào khoảng giữa tháng 11/2018, FuzeTea+ “đánh tiếng” trên Fanpage Facebook của thương hiệu với đoạn clip dài khoảng 20 giây. Đoạn clip gây tò mò cho người xem khi mở đầu với hình ảnh chai FuzeTea+ phát ra nhạc. Kế đến là sự xuất hiện bất ngờ của bộ 3 ca sĩ trẻ Trúc Nhân, Karik và Suni Hạ Linh. Thời lượng clip tuy ngắn nhưng làm bật lên được yếu tố “âm nhạc” – một trong 2 điểm nhấn quan trọng giúp chiến dịch thu hút sự chú ý của TA.

Bên cạnh teasing và kêu gọi người theo dõi đón chờ nhân tố bí ẩn của chiến dịch, thương hiệu tận dụng Fanpage Facebook để tương tác với khán giả nhằm giữ chân họ xuyên suốt chiến dịch. Hãng đã tổ chức mini-game như ghép chữ, đoán lời nhạc… để lôi kéo sự quan tâm của khán giả về chiến dịch.