Skip to content
Hiệp hội làm marketing Việt Nam
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
    • Ấn phẩm truyền thông
    • Dịch vụ Backlink
    • Dịch vụ chăm sóc Fanpage
    • Dịch vụ dịch thuật content
    • Dịch vụ Email Marketing
    • Dịch vụ thiết kế Brochure – Leaflet – Infographic
    • Dịch vụ thiết kế Landing Page
    • Dịch vụ tư vấn Content Marketing
    • Dịch vụ viết bài PR
    • Dịch vụ xây dựng Ebook thương hiệu
    • Kịch bản Event – MC
    • Tài liệu truyền thông nội bộ
    • Video Marketing
    • Xây dựng câu chuyện thương hiệu
  • Jobs
  • Blog
  • Longform
  • Home
  • Branding
  • Uber Việt Nam và nghịch lý giá rẻ… mất khách

Uber Việt Nam và nghịch lý giá rẻ… mất khách

Posted on Tháng Một 3, 2023 By admin
Branding

Đáp chuyến bay tới Hà Nội, đứng ngoài sân bay Nội Bài, tôi lấy smartphone ra, mở ứng dụng gọi xe Uber tìm kiếm một chiếc UberX, để rồi ngạc nhiên trước lời đề nghị của tài xế: “Hủy lệnh đi, anh vẫn lấy của em bằng với giá Uber thôi”.

Đáp chuyến bay tới Hà Nội, đứng ngoài sân bay Nội Bài, tôi lấy smartphone ra, mở ứng dụng gọi xe Uber tìm kiếm một chiếc UberX, để rồi ngạc nhiên trước lời đề nghị của tài xế: “Hủy lệnh đi, anh vẫn lấy của em bằng với giá Uber thôi”.

Lái chiếc Hyundai i10, tất nhiên là không có bảng hiệu taxi, người nhận yêu cầu UberX của tôi hỏi nhanh: “Về đâu em?”.

Sau khi biết địa chỉ, tài xế Uber ước tính mức chi phí của tôi nếu đi Uber sẽ khoảng 170.000 đồng và đề nghị: “Hay là em hủy Uber đi anh vẫn lấy giá bằng Uber thôi”. Tôi ngạc nhiên và từ chối.

Chuyến đi diễn ra như bình thường. Tuy nhiên, khi trao đổi trên xe, tôi mới hiểu tại sao người lái xe Uber lại đưa ra yêu cầu lạ kia.

8325Uber1 1449473251

Anh Hoàng, chủ nhân của chiếc Huyndai i10 đưa tôi từ sân bay về thẳng thắn nói, với cước phí cho mỗi cây số tối thiểu chỉ ở mức 5.000 đồng/km như hiện nay, lái xe Uber không có lãi. Nếu đi từ sân bay vào trung tâm Hà Nội, mỗi chuyến đi chỉ khoảng 160.000 – 170.000 đồng, trừ đi các loại chi phí và 20% trích cho Uber, anh chỉ thu về khoảng 50.000 đồng cho mỗi cuốc xe.

“Khoản tiền thu về không bõ công sức bỏ ra nên cánh tài xế thường chọn cách là dùng Uber để tìm khách, sau đó thỏa thuận riêng với khách để hủy chuyến. Khách vẫn sẽ mất tiền bằng với mức đi UberX giá rẻ thông thường, nhưng tài xế sẽ được hưởng nhiều hơn do không phải trích lại 20% cho Uber”, anh chia sẻ.

Về cơ bản, chi phí phải trả của hành khách là không đổi. Trái lại, lợi ích của tài xế tăng lên còn Uber không được hưởng lợi gì. Việc thỏa thuận giá cả này cũng gặp trở ngại khi khách hàng thắc mắc, nghi ngờ dịch vụ liệu có vấn đề không và đặc biệt là cảm giác phiền toái. Những khúc mắc đó lại “đổ” lên đầu Uber.

Ra mắt tại Việt Nam từ giữa năm 2014, có thể nói không ngoa khi Uber đã góp phần làm thay đổi cách mọi người đi taxi, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Mức giá rẻ bất ngờ mà Uber mang đến cho hành khách, cộng với đó là những ưu đãi đặc biệt cho đội ngũ tài xế khiến có thời điểm dịch vụ Uber đúng như những gì hãng đã cam kết: giá rẻ – tài xế 5 sao – chuyến đi 5 sao.

8325Uber2 1449473273

Mặc dù vậy, theo thời gian, khi những khuyến mãi ồ ạt ban đầu dần rút đi để chuyển sang mục đích thương mại cụ thể hơn, mô hình này bắt đầu bộc lộ những điểm yếu. Đặc biệt là với mô hình UberX có cước phí thấp.

Đầu tiên đó là vấn đề lợi ích giữa Uber và tài xế. “Giá cước quá rẻ” là điều mà bất cứ tài xế UberX nào cũng phàn nàn. Uber cũng đang cân nhắc việc nâng cước phí của UberX lên, và theo tính toán của cánh lái xe, cước phí ít nhất phải ở mức từ 7.000 – 8.000 đồng/km mới là hợp lý.

Nhưng khi Uber tăng mức cước thì một vấn đề mới lại phát sinh: Quyền lợi của khách hàng giảm xuống. Hiện tại, gọi xe Uber không dễ hơn taxi, không thuận tiện hơn taxi, chất lượng xe và tài xế cũng không khác biệt nhiều và nếu mức cước cũng chẳng rẻ hơn bao nhiêu, đâu sẽ là lợi ích thực sự cho hành khách khi lựa chọn Uber?

Việc cân bằng lợi ích cho cả 3 bên sẽ là một câu hỏi khó. Tăng cước như thế nào vẫn sẽ là một câu hỏi mà Uber cần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định, nhất là trong bối cảnh đối thủ Grab Taxi đang cạnh tranh gay gắt với một dịch vụ tương tự.

Khi Uber tăng mức cước thì một vấn đề mới lại phát sinh: Quyền lợi của khách hàng giảm xuống. Hiện tại, gọi xe Uber không dễ hơn taxi, không thuận tiện hơn taxi, chất lượng xe và tài xế cũng không khác biệt nhiều và nếu mức cước cũng chẳng rẻ hơn bao nhiêu, đâu sẽ là lợi ích thực sự cho hành khách khi lựa chọn Uber?

Quay trở lại chuyến đi với tài xế Hoàng, anh cho biết, xe anh có đăng ký với cả hai ứng dụng là Uber và Grab Taxi. Mục đích chủ yếu để tiện việc đón khách từ sân bay về. Thông thường, anh chạy xe thuê (không bảng hiệu, không thông qua bên thứ 3 hay Uber và Grab Taxi) để đưa khách từ trong thành phố Hà Nội lên sân bay Nội Bài. Sau đó, anh đỗ xe ở bãi, bật ứng dụng Uber hoặc Grab Taxi lên để đón khách chiều về. Những chuyến đi chiều về vì vậy có giá rẻ hơn, chủ yếu để khỏi phải “đi không”.

Những tài xế như anh Hoàng khiến con số công bố 3.000 xe của giám đốc Uber Việt Nam không còn nhiều ý nghĩa.

Ngoài ra, theo một người chuyên lái xe lên sân bay như anh Hoàng, có 2 điểm mà một tài xế Uber kinh nghiệm luôn phải để ý.

Thứ nhất đó là không nên đón khách ở ngay cửa ra sảnh. “Nếu được thì tốt nhất nên gọi yêu cầu khách đi bộ ra bãi đỗ xe. Trước xe anh vừa có một xe không bảng hiệu bị bắt xong”, anh Hoàng chia sẻ.

Thứ hai đó là đừng bao giờ nhận yêu cầu từ các khách hàng “5 sao”. Nguyên nhân là bởi những khách hàng “hoàn hảo” này rất nhiều khả năng là của lực lượng kiểm tra cài vào. Nếu bắt được sẽ bị xử phạt.

Những chia sẻ của anh Hoàng cho thấy sự phiền toái mà khách hàng khi sử dụng Uber phải nhận. Sự phiền toái này, đôi khi đến từ chính những chính sách hỗ trợ của Uber. Chẳng hạn, trong quá khứ, việc Uber hỗ trợ 5.000 đồng cho mỗi cuốc xe bất kể dài ngắn đã khiến cánh tài xế Uber chỉ thích đi những chuyến ngắn, thậm chí là từ chối những chuyến đi dài.

Quan trọng hơn, nó cho thấy mô hình của Uber vẫn chưa được chấp nhận về mặt pháp lý, và cánh tài xế vẫn lo nơm nớp việc bị xử phạt.

8325Uber3 1449473476

Những thông tin chính sách gần đây cũng cho thấy Uber đang dần trở nên yếu thế hơn đối thủ trực tiếp của mình là Grab Taxi. Sau khi ra mắt dịch vụ Taxi siêu rẻ với mô hình y hệt UberX, Grab Taxi đã không còn che dấu ý đồ cạnh tranh của mình với Uber lẫn các hãng taxi truyền thống. Cuộc đua giữa taxi thông thường, Uber và Grab Taxi không chỉ là việc lôi kéo tài xế hay khách hàng, mà sức nặng còn ở trên chính trường.

Nếu giai đoạn mới ra mắt hồi cuối năm 2014, Uber nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ chính phủ thì trong năm nay, Uber đang tỏ ra lép vế hơn hẳn so với đối thủ. Mới đây, Bộ GTVT đã trả lại đề án thí điểm dịch vụ gọi xe điện tử của Uber với lý do dịch vụ này không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong khi đó, Chính phủ lại cho phép Bộ GTVT thực hiện Đề án thì điểm dịch vụ mang tên “Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” (“GrabCar”) của Grab Taxi.

Không chỉ không được thông qua đề án thí điểm, hàng loạt thông tin không có lợi khác cũng xuất hiện trên các mặt báo. Chẳng hạn, mới đây Tp Hồ Chí Minh đã tiến hành xử phạt 9 đối tác của Uber Việt Nam.

Những vấn đề nhạy cảm khác như vấn đề thuế cũng được lôi lên tranh luận. Việc “đuối sức” trên chính trường có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng của Uber tại Việt Nam trong tương lai.

Và cũng tương tự như Uber thế giới, muốn vượt qua rào cản pháp lý này, Uber Việt Nam cũng sẽ cần tới những khoản đầu tư không nhỏ.

Trang Lam

Nguồn Trí thức trẻ


Marketing Group là Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, với những sản phẩm và dịch vụ có kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của marketers nói chung, người làm kinh doanh nói riêng.

© 2012 – 2022 Marketing Group.

do Sở KH&ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Đáp chuyến bay tới Hà Nội, đứng ngoài sân bay Nội Bài, tôi lấy smartphone ra, mở ứng dụng gọi xe Uber tìm kiếm một chiếc UberX, để rồi ngạc nhiên trước lời đề nghị của tài xế: “Hủy lệnh đi, anh vẫn lấy của em bằng với giá Uber thôi”.Uber Việt Nam và nghịch lý giá rẻ… mất khách

Điều hướng bài viết

❮ Previous Post: Đường gập ghềnh của Kazuo Hirai
Next Post: Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 2) ❯

You may also like

Branding
CEO Đặng Việt Dũng từ nhiệm, Uber Việt Nam có dấu hiệu khủng hoảng?
Tháng Một 3, 2023
Branding
Unique ký hợp tác khai thác quảng cáo tại hệ thống rạp chiếu phim Lotte Cinema toàn quốc
Tháng Một 3, 2023
Branding
Thị trường smartphone: “Chiếu dưới” nổi loạn
Tháng Một 3, 2023
Branding
Rolls Royce thay đổi nhận diện thương hiệu
Tháng Một 3, 2023

Chuyên mục

  • Blog (4.664)
  • Branding (19.126)
  • Casestudy (1.673)
  • Content (1)
  • Digital Marketing (4.915)
  • Jobs (1.528)
  • Longform (3)
  • Mới nhất (1)
  • Reviews (1)
  • Showcase (3)
  • Tổng hợp (12)
  • Tools (1)
  • Từ điển (670)

Bài mới

  • Quảng cáo trên Facebook có thực sự hiệu quả?
  • Vissan tham vọng là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất Việt Nam
  • Cửa hàng di động xách tay nhỏ lẻ vẫn sống tốt
  • Cách ứng dụng messenger của Facebook thay đổi “cuộc chơi” chatbot đang dần mở ra một nền tảng cho các thương hiệu
  • Hai thái cực của điện thoại Sony tại Việt Nam
  • Ngành hàng BIA: Cập nhật hoạt động của các thương hiệu bia những tháng đầu năm 2015
  • Dốc hết trái tim: Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được tới trái tim
  • Tại sao Facebook Live lại thu hút người xem hơn truyền hình?
  • Thay vì bán sản phẩm, hãy bán một câu chuyện cho khách hàng
  • Thương mại điện tử tại Việt Nam: Chông gai ai sẽ đi?
  • Bị “ném đá” vì quảng cáo “kỳ thị”
  • (không có tiêu đề)
  • Những đế chế công nghệ bắt đầu khởi nghiệp từ garage
  • Báo điện tử VnExpress bất ngờ mở VnExpress Shop
  • Digital Video bước vào thời hoàng kim: 8 điều thương hiệu cần biết
  • Hướng dẫn thiết kế logo theo phong thủy
  • Chủ tịch Bita’s: “Chân phải đạp đất, đừng ham nổi tiếng viển vông”
  • Làm sao để Designer có thể sáng tạo khi làm việc trong một tập đoàn?
  • Facebook Marketing: Đã đến lúc Fan Page cần sử dụng app “sạch”
  • VNG sẽ mở chuỗi bán lẻ điện thoại di động?
  • Starbucks vào Việt Nam: Thì sao!
  • Facebook là bạn hay thù của giới truyền thông?
  • Ogilvy & Mather công bố nghiên cứu 12 thị trường tăng trưởng nhanh (V12) tạo sức ảnh hưởng đến sự phát triển toàn cầu
  • Dự thảo quảng cáo thực phẩm: Đề xuất giảm bớt thủ tục, hồ sơ
  • Google sẽ ra mắt smartphone “chính chủ” cuối năm nay?
  • Điểm mặt những chú sư tử dũng mãnh của cuộc đi săn Vietnam Young Lions 2018
  • CPI 6 tháng năm 2016: Tốc độ tăng gấp 5 lần cùng kỳ
  • “Câu thần chú” giúp các chiến dịch marketing của Samsung luôn thành công
  • Apple, Microsoft và cuộc chiến vì tương lai công nghệ
  • 7 quảng cáo ngoài trời tương tác thông minh cực đỉnh
  • Tự tin với óc sáng tạo của mình, bạn có chắc sẽ giải được đề Vietnam Young Lions 2018?
  • Cuộc bành trướng của Google Fiber
  • Dietrich Mateschitz và tham vọng “phủ sóng” Red Bull lên truyền thông

Từ khóa

content outline cách làm nội dung cách viết content viết content
  • Trang chủ
  • Digital
  • Content
  • Showcase
  • Casestudy
  • Reviews
  • Tools
  • Content
  • Jobs
  • Blog
  • Longform

Copyright © 2023 Hiệp hội làm marketing Việt Nam.

Theme: Oceanly News by ScriptsTown